Tại sao các startup giao đồ ăn Việt lại chọn thị trường tỉnh lẻ là sân chơi chính?
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các startup giao hàng thực phẩm Việt có lợi thế để mở rộng và duy trì vị trí dẫn đầu.
Tại Việt Nam, các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả khiến nhiều thương hiệu giao đồ ăn bị giảm lợi nhuận, kìm hãm phát triển.
Sân chơi này dường như không có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian tới. Tuy nhiên, ở nhiều thành phố khác của Việt Nam; ví dụ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, startup giao hàng Việt có lợi thế để mở rộng và duy trì vị trí dẫn đầu.
Thị trường giao hàng thực phẩm Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong vài năm qua. Theo thống kê của Statista, doanh thu lĩnh vực giao thực phẩm trực tuyến trên toàn quốc lên tới 274 triệu USD trong năm 2020, và dự kiến sẽ đạt 505 triệu USD vào năm 2024. Những con số này được dự đoán sẽ còn tăng mạnh khi thị trường online ngày càng phát triển.
Vì cuộc cạnh tranh tại các thành phố lớn đang trở nên khốc liệt nên những công ty trong nước có vốn ít hơn hiện đang dịch chuyển đến các thành phố nhỏ để tăng sự hiện diện của mình. Mới đây, một cuộc khảo sát nhanh về dịch vụ giao hàng đã được thực hiện tại một trong những cộng đồng Facebook lớn nhất cư trú tại Cần Thơ, thủ phủ của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Cuộc khảo sát cho thấy Loship là ứng dụng giao thức ăn phổ biến nhất ở thành phố cấp 2, với số lượng tài xế đông đảo nằm rải rác trên đường phố. Loship là startup Việt thống trị thị trường này chứ không phải là “người khổng lồ” ngoại quốc nào khác.
Hệ thống đô thị Việt Nam được phân loại theo cấp bậc khác nhau dựa trên quy mô dân số, đặc điểm kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Hai thành phố lớn nhất và giàu có nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được phân loại là thành phố cấp 1, với 17 thành phố khác bao gồm Cần Thơ.
Đương nhiên, trọng tâm ban đầu của tập đoàn nước ngoài khi mở rộng tại Việt Nam là lựa chọn thị trường thành phố cấp 1; những thị trường ít được biết đến như những thành phố nhỏ khác lại chưa được khai thác. Thông thường, nhiều công ty nước ngoài không biết rằng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực công nghiệp lớn thứ ba sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Gần 20% trong số 90 triệu dân Việt Nam cư trú ở đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ, thành phố lớn nhất trong khu vực và lớn thứ tư tại Việt Nam, chiếm khoảng 1,2 triệu người.
Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người tăng, sức mua cũng tăng và sự phát triển vượt bậc của Internet đã thúc đẩy làn sóng cách mạng tiếp theo tại các thành phố và thị trấn cấp dưới này.
Các thị trường “ngoài vùng phủ sóng” này rất thuận lợi, nhưng đáng ngạc nhiên là chưa được khai thác. Đây là nơi các công ty của Việt Nam có thể có cơ hội đánh bại những người khổng lồ.
Sự thật là các công ty lớn thường chậm, mặc dù quy mô lớn. Họ có thể tham gia thị trường nhỏ, nhưng tốc độ mở rộng sang các khu vực nhỏ hơn thường không cao. Ngoài ra, do các công ty lớn thường hoạt động ở các quốc gia khác nhau, việc dồn tài nguyên cho một thị trường cụ thể thường không dễ dàng, điều này khiến họ gặp khó khăn hơn khi tiếp cận các thành phố nhỏ hơn.
Tuy nhiên, đặt chân vào các thành phố hạng hai không có nghĩa là ngay lập tức phù hợp. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng, các phong tục và quy định tại địa phương. Cuối cùng, những công ty quốc tế không am hiểu địa phương sẽ thấy mình phải vật lộn với một chuỗi thất bại.
Việt Nam hiện đã có một số startup cung cấp dịch vụ giao thức ăn tại các thành phố đô thị, Loship là một trong số ít công ty tăng trưởng trong thị trường cấp 2.
Tận dụng lợi thế địa phương để mở rộng
Tương tự như vậy, hầu hết các công ty khởi nghiệp địa phương đều có tài sản mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh để mở rộng thị trường quê nhà. Có nghĩa là họ am hiểu hơn thị trường địa phương và có khả năng điều chỉnh tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với thị hiếu địa phương. Vì quy mô nhỏ hơn nên có tốc độ phát triển nhanh, dễ thích nghi và phản ứng nhanh hơn.
Đáng chú ý hơn, họ có thể tập trung tất cả các nguồn lực để dẫn đầu thị trường nhỏ rồi từ đó chinh phục thị trường rộng lớn hơn.
“Khi thành công ở một thị trường, bạn sẽ rút ra một công thức chung, sau đó sao chép và áp dụng nó trong các lĩnh vực khác khi mở rộng. Bằng cách đó, startup sẽ đi nhanh hơn và chinh phục các thị trường mới dễ dàng hơn”, ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO của Loship cho biết.
Chiến lược nhắm vào các thị trường cấp thấp hơn đã được đền đáp xứng đáng. Loship đã bắt đầu mở rộng ra ngoài các thành phố cấp 1 tại Việt Nam kể từ mùa hè năm 2019, với Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long là thị trường mục tiêu đầu tiên. Trong sáu tháng, khối lượng đơn đặt hàng Loship tại Cần Thơ đã đạt kỷ lục 250.000 đơn hàng mỗi tháng, tăng hơn 80 lần so với thời gian đầu ra mắt.
Kể từ đó, Loship đã dần tăng cường sự hiện diện và giành chiến thắng trước các công ty khác tại các thành phố cấp thấp khác như Biên Hòa và Đà Nẵng. Theo báo cáo của Loship, các thị trường nhỏ này đóng góp 40% tổng khối lượng đặt hàng của startup.
Nói về tốc độ tăng trưởng của công ty, CEO Loship cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ đạt hơn 50% khối lượng giao dịch đến từ các thị trường cấp 2 trở xuống vào cuối năm 2020. Chúng tôi đã thành công ở các đô thị hạng hai và tiếp tục thâm nhập vào các đô thị cấp 3 và cấp 4”.
Thị trường hạng hai đang dần trở thành một miếng bánh béo bở, là nơi sinh lời cho các startup giao thức ăn Việt Nam. Các thương hiệu am hiểu thị trường địa phương và nắm bắt thị hiếu của khách hàng có nhiều khả năng thâm nhập vào thị trường và thành công.
Hàn Mai
Xem thêm