Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Đầu tư startup y tế tăng kỷ lục

See this content in the original post

Trong khi nền kinh tế nói chung đều chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, lượng vốn đầu tư vào các startup y tế tăng kỷ lục và là mức cao nhất trong 10 năm qua.

Theo báo cáo Startup Health Insights về thị trường vốn các startup y tế trên thế giới, Q1/2020 ghi nhận mức đầu tư kỉ lục lên tới 4,5 tỷ USD bao gồm đầu tư vốn mạo hiểm và đầu tư tư nhân. Đây là mức cao nhất trong 10 năm qua, tăng tới 41% so với cùng kỳ.

Báo cáo này cho thấy, lượng vốn kỉ lục được rót vào các startup y tế trước khi các quốc gia công bố những ca tử vong do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Đến nay, khi nền kinh tế nói chung đều chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, lượng vốn đầu tư vào các startup giảm, nhưng các startup công nghệ y tế vẫn có thể duy trì ứng phó với đại dịch.

Khi so với dữ liệu cùng kỳ năm ngoái, việc rót vốn cho các startup trong lĩnh vực y tế từ xa (telemedicine) và theo dõi sức khỏe bệnh nhân (patient monitoring) đã tăng trưởng đáng kể, lần lượt tăng 1.818% và 168% so với Q1/2020.

Theo nghiên cứu mới đây của Nielsen và Infocus Mekong Mobile Panel, dịch Covid-19 đang có những tác động mạnh mẽ tới hành vi tiêu dùng của người dân. Cụ thể, 50% số người được hỏi cho biết họ đã giảm tần suất tới siêu thị, tạp hoá và chợ truyền thống.

Song song với đó, 35% số người được hỏi nói rằng họ dành nhiều thời gian hơn xem những nội dung trực tuyến, đặc biệt là hoạt động mua sắm online thay vì đi ra ngoài.

Các sản phẩm được ưa chuộng trong mùa dịch gồm: nước đóng chai, thực phẩm đóng gói, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và sản phẩm chăm sóc nhà cửa.

Tại Việt Nam, sức khỏe tiếp tục đứng đầu trong các mối quan tâm của người tiêu dùng, theo số liệu thống kê từ Nielsen - công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu.

Sau khi trở thành mối quan tâm hàng đầu với tỷ lệ kỷ lục trong lịch sử 10 năm khảo sát vào Q3/2019, mối lo ngại về sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ mức cao nhất trên toàn cầu với 45% người khảo sát.

Tháng 2/2020, Pharmacity là đơn vị mở màn cho thị trường vốn các startup y tế và chăm sóc sức khỏe, khi công bố nhận đầu tư 32 triệu USD. Dự kiến trong năm nay, chuỗi bán lẻ dược phẩm này sẽ mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021.

Năm ngoái, Pharmacity đã có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, tăng 129% so với 2018 và có sự mở rộng mạnh mẽ về hệ thống nhà thuốc của mình. Cụ thể, Pharmacity đã mở thêm 95 cửa hàng, đạt con số 252 - tăng 61% so với cùng kỳ.

Cuối tháng 3/2020, startup eDoctor nhận vốn triệu USD từ 4 quỹ đầu tư. eDoctor kết hợp với đội ngũ điều dưỡng, các trung tâm xét nghiệm, các phòng khám và bệnh viện, và các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa để đảm bảo quá trình cung cấp các dịch vụ đạt được mức độ chất lượng cao nhất, đồng thời giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không cần phải chờ đợi ở cơ sở y tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, eDoctor đang hợp tác với hơn 500 điều dưỡng, hơn 400 bác sĩ, 80 phòng khám và bệnh viện trên cả nước, đã phục vụ gần 100.000 lượt khám sức khỏe cho cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp.

Gần đây nhất, startup y tế Doctor Anywhere công bố gọi vốn 27 triệu USD. Ứng dụng cho phép người dùng kết nối trực tuyến với đội ngũ bác sĩ uy tín trên khắp đất nước để tư vấn sức khoẻ qua hội thoại video. Sau đó, thuốc sẽ được giao tận tay người dùng trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Tại Việt Nam, Doctor Anywhere đã và đang hoạt động tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM với đội ngũ gồm 100 bác sĩ đến từ các Bệnh viện (BV) lớn như BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Nhi TW. Đồng thời, Doctor Anywhere Việt Nam cũng ký hợp tác chiến lược với Bảo Minh, Ngân hàng Quân đội, Viettel để tạo các nền tảng từ xa nhằm cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng về chăm sóc sức khoẻ cho các khách hàng ưu tiên của các tập đoàn và tổng công ty lớn.

Việt Hưng

Nguồn

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post