Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Startup khi không có lợi thế cạnh tranh độc quyền

See this content in the original post

Nhắc tới startup chúng ta thường hình dung đến những công ty có công nghệ đột phá, mới mẻ, chưa từng có trên thị trường. Từ khía cạnh các nhà đầu tư, họ cũng luôn tìm kiếm để đầu tư vào những startup thực sự khác biệt so với hàng trăm, hàng nghìn startup ngoài kia. Sự khác biệt ấy còn được gọi là unfair advantage - Lợi thế cạnh tranh độc quyền.

Snapchat là ứng dụng nhắn tin video đình đám, từng từ chối đề nghị mua lại với giá 3 tỷ đô la của Facebook dù startup non trẻ này mới 2 tuổi và chưa có một đồng lợi nhuận nào. CEO Snapchat - Evan Spiegel trở thành một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 25 khi nắm giữ ứng dụng đang sở hữu hàng trăm triệu người dùng và được định giá 32 tỷ đô la. Câu chuyện đáng quan tâm là bản thân Evan Spiegel cũng xuất thân từ một gia đình giàu có và có mối quan hệ rộng trong giới kinh doanh. Phải chăng đó là unfair advantage giúp làm nên thành công của Snapchat? Liệu bạn có thể startup nếu không có lợi thế như vậy hay không?

Nhắc tới startup chúng ta thường hình dung đến những công ty có công nghệ đột phá, mới mẻ, chưa từng có trên thị trường. Từ khía cạnh các nhà đầu tư, họ cũng luôn tìm kiếm để đầu tư vào những startup thực sự khác biệt so với hàng trăm, hàng nghìn startup ngoài kia. Sự khác biệt ấy còn được gọi là unfair advantage - Lợi thế cạnh tranh độc quyền.

Unfair Advantage - Lợi thế cạnh tranh độc quyền là một trong 9 ô vuông trong Lean Canvas, một mô hình phân tích bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, hướng tới phục vụ chủ yếu là các doanh nhân khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự tin startup nếu không có bất cứ lợi thế cạnh tranh độc quyền nào và bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao.

Mô hình Lean Canvas - Nguồn Internet

Lợi thế cạnh tranh độc quyền được hiểu đơn giản là những gì startup của bạn có và đối thủ khó có thể sao chép được. Thực ra, lợi thế này có đủ muôn hình vạn trạng. Đó có thể là một bằng sáng chế, giấy phép kinh doanh rất khó để được cấp phép, một nhân lực trong team đoạt giải Nobel hoặc nguồn vốn đầu tư lớn từ các angel investors (nhà đầu tư thiên thần) trong thời kỳ đầu,...

Để mà kể hết các ví dụ về unfair advantage thì quả thực khó, tùy thuộc vào từng thời điểm, bối cảnh mà những thứ startup của bạn sở hữu có thể trở thành lợi thế cạnh tranh độc quyền.

Nếu khi bạn bắt đầu startup và có lợi thế cạnh tranh độc quyền nào đó thì đó quả là may mắn cho bạn. Nhưng trên thực tế, các startup có unfair advantage tại xuất phát điểm không nhiều, thậm chí đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết các startup trên thế giới vẫn đang vận hành tốt dù không có bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào. Chỉ đơn giản là, bạn có niềm đam mê, bạn có khát khao muốn tạo dựng một điều gì đó mới mẻ và thay đổi thế giới là bạn có thể startup được rồi, không nhất thiết phải có lợi thế cạnh tranh đặc biệt nào cả.

Đối với các startup có unfair advantage đương nhiên họ bước vào cuộc chơi với một tâm thế thoải mái hơn rất nhiều. Họ có tiền, có danh tiếng, có tấm thẻ unfair advantage to đùng như một đặc quyền và họ xuất phát trước bạn.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh lâu dài, những startup này có nhiều vấn đề phải bận tâm hơn các startup thông thường. Giả dụ như họ được bơm nhiều tiền từ đầu nên họ cần phải sử dụng tiền đó một cách hợp lý, quan tâm đến quyền lợi của các nhà đầu tư, họ chú trọng nhiều về chính lợi thế của mình chứ không phải là sản phẩm và khách hàng - 2 thứ cốt lõi của một startup.

Vì có unfair advantage đặc biệt nên họ cũng cần nhiều chiến lược để tận dụng tối đa các đặc quyền đó trong khi đó bạn chỉ có duy nhất một chiến lược: Working so hard - Cố gắng và nỗ lực làm việc chăm chỉ, chăm chỉ và thật chăm chỉ.

Tỷ phú Bill Gates từng nói: "Không phải lúc nào cũng tồn tại sự công bằng, cuộc sống luôn có những điều không như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ cần thích nghi với nó, đồng thời kiên trì đến cùng thì luôn có thể đạt được những thành công ngoài dự kiến". Và chìa khóa cốt lõi để thành công của một startup là sự chăm chỉ và nỗ lực bền bỉ của cả founder và những người cộng sự.

Bên cạnh đó, niềm tin vào sứ mệnh bạn đang làm cũng là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một startup dù nó đã trở thành “kỳ lân phi nước đại” hay mới chập chững những bước đi đầu tiên đi chăng nữa. Niềm tin tuy chỉ là sức mạnh về mặt tinh thần nhưng từ đó nó có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính chất quyết định.

Elon Musk, một thiên tài công nghệ đã phát triển SpaceX với tham vọng chinh phục sao Hỏa. Elon Musk đã từng khóc khi chứng kiến mẫu Falcon 1 nổ tung trong lần phóng thử đầu tiên, tuy nhiên ông không từ bỏ niềm tin của mình và vẫn tiếp tục nỗ lực khắc phục các yếu điểm còn tồn tại. Trải qua 3 lần phóng thất bại, Falcon 1 - mẫu tên lửa đầu tiên sản xuất bởi SpaceX mới đạt được thành công.

Ngày nay, SpaceX là đối tác chiến lược của NASA, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và ở một tầm mới so với các doanh nghiệp khởi nghiệp khác cùng ngành.

Hay Airbnb - một ý tưởng mới lạ về cách kết nối người cho thuê nhà và khách đi thuê, đã hoàn toàn bị từ chối bởi 15 nhà đầu tư thiên thần đầu tiên vì họ nghĩ mô hình này sẽ không khả thi. Và giờ, Airbnb được định giá hơn 40 tỷ đô, trở thành một trong những kỳ lân đáng giá nhất và tạo nên xu hướng mới trong mảng dịch vụ du lịch trên thế giới. Bạn thấy đấy, niềm tin chính là động lực giúp những startup ấy thành công như ngày hôm nay.

Niềm tin, cũng chính là sợi dây vô hình liên kết các thành viên trong đội ngũ nhân sự của startup. Founder cần phải có niềm tin sắt đá về thứ mình đang làm, từ đó vạch rõ phương hướng phát triển và lan tỏa sức mạnh tới các cộng sự của mình. Coi niềm tin mãnh liệt làm kim chỉ nam, con thuyền chở người sáng lập và các nhân sự nòng cốt nhất định sẽ cập bến thành công.

Tựu chung lại, bạn hoàn toàn tự tin rằng mình có thể startup dù không có lợi thế cạnh tranh độc quyền. Startup là một quá trình gian nan và nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức một cách bền bỉ để gây dựng từng viên gạch một. Trên hành trình ấy, unfair advantage chỉ là bước đà giúp bạn xuất phát nhanh hơn chứ không chắc chắn đồng hành cùng bạn tới đích đến thành công. Vì vậy, nếu bạn có đam mê và khát khao được khởi nghiệp thì hãy giữ ngọn lửa niềm tin luôn rực cháy và thực hiện nó, bạn nhé.

Ngọc Hà


See this content in the original post