Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Cẩm nang sống còn chốn công sở thị phi

See this content in the original post

“Vô ngã – không vượt qua mình đừng làm gì hết” thực sự cuốn sách đáng đọc của mọi cá nhân đang muốn sống hạnh phúc môi trường văn phòng.

Chiếc xe “BMW” phiền toái

Nhân viên vốn rất thích lái chiếc “BMW” vòng vòng nơi mình làm. Đó là cách nói vui của tác giả Cy khi đề cập đến bộ ba cảm xúc tiêu cực BMW: Bitching – đay nghiến, Moaning – than phiền, Whining – rên rỉ phổ biến chốn công sở. Theo nghiên cứu của tác giả, qua hàng trăm doanh nghiệp, trung bình, một nhân viên dành ra 2 giờ 26 phút mỗi ngày để làm việc vô bổ và hao phí cảm xúc vào điều vô nghĩa. Lãnh đạo lại tốn thêm mỗi ngày ít nhất 2 giờ để giải quyết mâu thuẫn mà không tập trung vào công việc mang lại lợi nhuận, gây thất thoát mỗi năm hơn 1 tỷ đô cho doanh nghiệp sở hữu 100 nhân sự.

Cy theo triết lý trọng thực tế và theo đuổi tư duy “vô ngã”. Với bà̀, một môi trường công sở trong lành nghĩa là không có cái “tôi”. Loại bỏ được cái tôi, cần nhìn nhận sự thật và trí thông minh cảm xúc. Trí thông minh cảm xúc chính là chìa khóa để thanh lọc những thị phi chốn công sở. Làm sao để một nhân viên hay than phiền trở nên tích cực, làm sao sếp không còn là tổng quản từ trên xuống dưới nhưng các bộ phận đều vào khuôn khổ?

Ngày nay, trí thông minh (IQ) dường như không cò̀n yếu tố chính để dự đoán sự thành công của một người. Thay vào đó là trí tuệ cảm xúc (EQ) được xem thước đo thành công, đặc biệt ở các nhà lãnh đạo thời đại 4.0. Sức mạnh trí thông minh cảm xúc là một chỉ số mô tả kỹ năng, năng lực hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá điều tiết cảm xúc của mình, của người khác. Điển hình như Jack Ma không cần giỏi công nghệ thông tin vẫn làm nên đế chế thương mại điện tử hùng mạnh. Ông được miêu tả là người có khả năng gắn kết và biết khai thác thế mạ̣nh của những người bạn đồng hành và giúp họ tránh xa việc vô bổ như than phiền, oán trách, đổ lỗi mà tập trung 100% vào công việc, giải pháp.

Thay vì lắng nghe một cách vô ích những than phiền vô nghĩa nhân viên. Cuốn sách đưa ra giải pháp cho các nhà lãnh đạo, bắt đầu chuyển mình từ thế thụ động lắng nghe thành thế chủ động giúp nhân viên nhận ra vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi mở. Anh/chị biết chắc điều này chứ? Anh/chị có bất cứ hướng giải quyết nào không? Vai trò của anh/chị trong vấn đề này là gì? Theo Cy, những câu hỏi quyền lực này có giá trị hơn nhiều so với việc đưa ra mệnh lệnh, áp chế, giúp nhân viên tự nhận ra vấn đề. Ngoài ra, các phương pháp khiến nhân viên tự đánh giá bản thân thay vì để cái tôi bóp méo sự thật khác cũng được tác giả chia sẻ cụ thể qua nhiều bài tập cuối cuốn sách.

Thương cho roi cho vọt

Quan điểm truyền thống suốt mấy chục năm qua cho rằng lãnh đạo phải biết truyền cảm hứng, phải biết truyền động lực, phải biết giám sát, thậm chí phải xét nét từng hành vi cử chỉ của nhân viên. Muốn trở thà̀nh lãnh đạo tốt nhiều người gán cho họ quá nhiều việc phải làm. Tác giả Cy thẳng thừng tuyên bố, lãnh đạo thời hiện đại không còn phải gồng mình đóng vai một vị thần biết hết mọi việc và quản hết mọi sự. Thay vào việc phải quán xuyến, kèm cặp từng nhân viên, cuốn sách khuyến khích lãnh đạo tạo môi trường làm việc lý tưởng và quản lý nguồn năng lượng công việc. “Vô ngã” chỉ ra rằng không phải các nhà lãnh đạo mà chính bản thân mỗ̃i người phải tìm cho mình nguồn động lực, giữ vững tinh thần trách nhiệm và̀ chữ tín, cũng như tìm kiếm niềm vui trong công việc.

Có thể những ai đang làm lãnh đạo, trưởng phòng nhân sự khi đọc “Vô ngã” sẽ bị sốc vì tác giả cho rằng, càng cố gắng tạo môi trường làm việc thoải mái bằng phúc lợi tốt nhất, các chuyến team building đắt đỏ để gắn kết nhân viên thực ra hại nhiều hơn lợi. Chỉ số gắn bó nhân viên với công ty nếu không tỷ lệ thuận với tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân với công việc, mọi nỗ lực bỏ̉ ra để tạo nên sự gắn bó sẽ chỉ phản tác dụng và nuông chiều những cái tôi tự cao.

Những lãnh đạo mong muốn “làm mọi nhân viên của mình hạnh phúc” nghe có vẻ thật nhân văn cao cả nhưng điều đó đồng nghĩa với việc công ty phải bảo bọc tất cả nhân viên khỏi những thử thách. Những nhân viên tồi tệ, hay than phiền cũng được bảo bọc y hệt những nhân viên đầy trách nhiệm? Điều đó khiến cho nhiệt huyết những nhân viên trách nhiệm thật sự trở nên nhanh chóng lụi tàn và sớm nhập cuộc với hội đổ lỗi.

Doanh nghiệp áp dụng lý thuyết trọng thực tế trong cuốn “Vô ngã” sẽ gặp trường hợp trắng đen rõ ràng và đạt được sự thanh lọc nhân sự ở mức độ tinh khiết nhất. Nghe có vẻ phũ phàng nhưng thôi việc đúng người sẽ giúp doanh nghiệp có lực lượng nhân sự thực chất, gắn kết nhất và tránh những phí tổn cảm xúc. Đừng lo lắng khi cho rằng phương pháp trên sẽ quá cứng rắn, những dẫn chứng sinh động thuyết phục trong cuốn sách sẽ giúp mọi người thở phào nhận ra, sự công bằng là có thật và chốn công sở văn minh thật sự không nằm trên lý thuyết.

Nguyễn Nguyễn

Tác giả Cy Wakeman là nhà nghiên cứu những tình huống thị phi công sở hàng đầu, diễn giả quốc tế về chủ đề lãnh đạo, nhà trị liệu tâm lý, Top 30 Global Leadership Gurus, Top 100 Leader Expert to Follow trên Twitter và được mệnh danh là “vũ khí bí mật khôi phục lại sự chuẩn mực nơi công sở”.

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post