Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu – Startup ngành cơ khí đứng trước cơ hội lớn

See this content in the original post

Xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang là cơ hội có một không hai để ngành cơ khí Việt Nam chứng tỏ vị thế “xương sống” cho nền kinh tế của mình.

Chìa khóa để Việt Nam vươn lên trở thành mắt xích mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Đại dịch Covid-19 diễn ra gây gián đoạn không nhỏ và trở thành động lực thúc đẩy xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, khu vực Đông Nam Á đang nhận được sự chú ý của cả Thế giới, dự đoán sẽ vươn lên trở thành "công xưởng thứ 2" sau Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam là một trong những ứng cử viên sáng giá. Có thể nói, sau bao nhiêu năm chuẩn bị, đây được xem như cơ hội lớn để hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Theo báo cáo của ngân hàng Natixis (Pháp) đã đưa ra nhận định, Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan và Philippines để trở thành trung tâm sản xuất của khu vực. Khi hàng loạt nhà máy và phân xưởng lớn của Thế giới dịch chuyển về Việt Nam, một trong những ngành quan trọng đóng vai trò then chốt đấy chính là cơ khí. Để đón đầu được cuộc chạy đua dịch chuyển, các doanh nghiệp ngành cơ khí tại Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực sản xuất, kĩ thuật công nghệ và một định hướng phát triển bền vững.

Phát triển bền vững để kịp thời đón nhận cơ hội mới

Vốn được ví như "xương sống" của nền kinh tế, ngành cơ khí là nền tảng và động lực hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Thế nhưng trong thời đại 4.0, cụm từ start-up – "khởi nghiệp" lại ít khi được gắn với lĩnh vực cơ khí tại Việt Nam. Lý giải cho vấn đề này, có lẽ bởi đây là một trong những ngành cần thời gian "dài hơi" hơn và có ít tấm gương khởi nghiệp thành công nhất. Các doanh nghiệp phải tự vùng vẫy để tìm ra con đường, định hướng đúng đắn nhất để phát triển.

Đứng trước chặng đường khởi nghiệp gian nan và đơn độc hơn các ngành nghề khác, cộng đồng start-up cơ khí đang cần lắm một tấm gương thành công để tiếp thêm động lực chinh phục đỉnh cao. Và Công ty TNHH Tay máy Việt Nam (VIETMANI) chính là một trong những ví dụ sáng giá nhất.

Dự án khoa học "Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa tay máy công nghiệp" của VIETMANI đã xuất sắc lọt Top 12 dự án được Qũy ứng dụng Vintech Fund (Vintech City) lựa chọn đầu tư gần 10 tỉ đồng, đạt vị trí top 60 trong trương trình Startup Wheel 2020. Tiếp nối việc thành công với ý tưởng trên giấy, hiện nay các sản phẩm của VIETMANI đã xuất hiện trong những nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam: nhà máy của Ford và một số thương hiệu khác.

Theo chia sẻ của Thạc sĩ Lê Đăng Thắng - Founder Công ty TNHH Tay máy Việt Nam, tại thị trường Việt Nam, hiện tại, sản phẩm tay máy đều được nhập khẩu từ nước ngoài, điều này dẫn đến hao tổn chi phí tài chính cho đất nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Do đó, sản phẩm tay máy - Manipulator của VIETMANI ra đời chính là giải pháp khoa học mang tính tối ưu cao, sản phẩm mang nhiều ưu điểm vượt trội.

Là sản phẩm tay máy công nghiệp, tay nâng trợ lực thương hiệu Việt đã có mặt tại một trong những nhà máy sản xuất ô tô lớn là Ford Việt Nam. Sản phẩm của VIETMANI sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như : sử dụng công nghệ Air Balance, tải trọng nâng lên tới 1000kg, giải phóng 99,5% sức nặng cho người vận hành. Đặc biệt, sản phẩm còn tích hợp thêm chức năng khóa an toàn SPC ngay khi gặp tình huống bất ngờ. 

Không chỉ dừng lại ở những thành công của mình, với định hướng phát triển bền vững, VIETMANI xem trọng việc phát triển nguồn lực bên ngoài phù hợp với định hướng phát triển. Là đơn vị đồng hành cùng Viện Cơ khí – Đại học Bách Khoa Hà Nội trong hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, ông Lê Đăng Thắng - (Giám đốc Công ty TNHH Tay Máy Việt Nam – VIETMANI) khẳng định: "Giữ nguồn lực nhân tài trong thời điểm hiện tại có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bền vững của chúng tôi".

Đây được xem như thành công lớn cho cả ngành cơ khí nói riêng, cũng như nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam nói chung: "Việc trở thành niềm cảm hứng cho những nhà sáng tạo trong lĩnh vực này trên khắp cả nước có thể xem là thành công lớn nhất của VIETMANI trong thời điểm hiện tại". – người đại diện của VIETMANI cho biết.

Với việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng thành công hệ thống tay máy trợ lực và gripper đi kèm, VIETMANI đã góp phần tạo tiền đề lớn, hỗ trợ cho việc chuyển dịch chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất lớn tại Việt Nam trở nên thuận lợi hơn.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Ông Lê Đăng Thắng khẳng định: mục tiêu phát triển của VIETMANI sẽ là hoàn thiện thêm về mặt sản phẩm và tiến tới mở rộng thị trường tại Việt Nam, và xa hơn là tiếp cận các thị trường trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới.

See this content in the original post