Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N3008: Thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

See this content in the original post

Mục tiêu đến năm 2020, TP.HCM có 2.000 dự án được hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện tại, các hoạt động hỗ trợ được triển khai trên nhiều khía cạnh với những kết quả được cộng đồng khởi nghiệp và chuyên gia quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM cho biết, trong năm 2018 sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động tập trung cho Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Chính phủ nhằm xây dựng “Thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”.

Kết ni h sinh thái khi nghip

Saigon Innovation Hub (SIHUB) hiện là một trong những địa chỉ tin cậy trong cộng đồng khởi nghiệp, kết nối các nguồn lực xã hội để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, các trung tâm đổi mới sáng tạo như OpenLab (kết nối các phòng thí nghiệm mở), CASE (phòng thí nghiệm mở trong lĩnh vực hóa và vi sinh của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm), SHTP Innnovation Hub (trung tâm đổi mới sáng tạo dành cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin), MakerSpace (Không gian sáng chế Maker Innovation Space dành cho các nhà sáng chế)... cũng thu hút sự tham gia của các nhóm khởi nghiệp theo từng lĩnh vực chuyên ngành.

Các trung tâm này liên tục kết nối chặt chẽ với các mô hình không gian mở của các doanh nghiệp như Microsoft, Bosch; kết nối với các hoạt động hỗ trợ ươm tạo và đổi mới sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ (Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam), các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp ở TP (tại Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, trường đại học, các vườn ươm tư nhân), các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế (Phần Lan, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Thái Lan, Anh, Mỹ, Israel, Thụy Sĩ).

Song song với việc xây dựng các không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp với tổng mặt bằng trên 22.000 m2, trong đó trên 50% từ nguồn xã hội hóa cũng được hình thành và kết nối. 

Ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ: Với quan điểm hỗ trợ toàn diện cho các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt ưu tiên chất lượng con người. Sở KH-CN TP cũng đã xây dựng bộ công cụ đào tạo trực tuyến để đáp ứng mục tiêu đào tạo cho 10.000 doanh nghiệp đến năm 2020. Đến nay, sở đã triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho nhiều nhóm đối tượng cụ thể. 

Đối với khối trường phổ thông, Sở đã hỗ trợ bồi dưỡng mô hình đào tạo STEM (khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học) giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hành đổi mới sáng tạo. Hiện có 1.101 giáo viên, 3.089 học sinh thuộc 524 trường tại 24 quận huyện đã được tập huấn và tham gia mô hình này. 

Đối với khối trường đại học, 1.523 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được đào tạo kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển ý tưởng và đánh giá sản phẩm khởi nghiệp, cùng khoảng 1.100 sinh viên của hơn 300 trường đại học tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo và kết nối tiền khởi nghiệp.

Bên cạnh đó còn có hoạt động đào tạo cho khối quản lý, doanh nghiệp hiện hữu... Theo đó, với khối quản lý tại các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trên 74 cán bộ đã được đào tạo thông qua các hoạt động hợp tác với Rehoboth (Hàn Quốc), TEN (Canada), chương trình VSV Investor Bootcamp (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Đối với các doanh nghiệp hiện hữu, Sở đã và đang đào tạo gần 6.000 học viên kiến thức về đổi mới sáng tạo, năng suất - chất lượng, quản lý năng lượng, quản trị tài sản trí tuệ, trong đó 70% đến từ khối doanh nghiệp. Đặc biệt, Chương trình SpeedUp 2017 đã cung cấp công cụ hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp. Trong năm qua, chương trình đã tiếp nhận và giải quyết nhiều hồ sơ dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; trong đó, số lượng các dự án được tuyển chọn đạt tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ tuyển chọn dự án của các quỹ đầu tư hiện nay (VIISA đạt 5%, VSVA đạt 8%).

Tỷ trọng chuyên ngành của đội ngũ chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong năm 2017, Sở KH-CN TP đã thành lập 4 Ban điều hành Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 4 lĩnh vực trọng điểm của TP gồm: Công nghệ thông tin, Cơ khí - tự động, Chế biến tinh lương thực - thực phẩm, Hóa chất - nhựa - cao.

Với mạng lưới 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, tính đến nay, có trên 950 dự án khởi nghiệp đã được tư vấn kết nối để giúp phát triển ý tưởng kinh doanh; 3.200 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn; quảng bá trên 300 sản phẩm khởi nghiệp cho cộng đồng.

Thương mi hóa sn phm khoa hc công ngh

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Sở KH-CN, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Một điểm nổi bật trong hoạt động của Sở KH-CN là đã luôn tìm cách gắn kết hoạt động KH-CN với nhu cầu của doanh nghiệp và chuẩn bị nguồn nhân lực cho TP phát triển, thông qua các giải pháp sáng tạo như hệ thống các mô hình tổ chức liên kết KH-CN và kinh tế”.

Trong lĩnh vực hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có trọng tâm, trọng điểm theo các lĩnh vực cơ khí và tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ thông tin, hóa dược, công nghệ thực phẩm và công nghệ vật liệu, công nghệ Sinh học, quản lý và phát triển đô thị, 78% đề tài, dự án có kết quả nghiệm thu đã được ứng dụng trực tiếp và gián tiếp vào đời sống.

Hàng chục sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng đã được thương mại hóa, cung cấp và kết nối cho nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp để hình hành những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới.

Đến thời điểm này, có trên 800 doanh nghiệp từ các cơ sở ươm tạo trên địa bàn thành phố, trong đó có khoảng 500 doanh nghiệp hoàn thành chương trình ươm tạo và trên 75 doanh nghiệp đã gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư…

Ông Nguyễn Việt Dũng thông tin thêm, Sở KH-CN TP.HCM sẽ tiếp tục hỗ trợ hình thành không gian hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức hợp tác công tư (PPP); xây dựng Quy định nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ được đầu tư từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ thành phố; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nghiên cứu KH-CN trong các lĩnh vực: xây dựng đô thị thông minh, khoa học dữ liệu (Big data), ứng dụng và phát triển công nghệ vi mạch, Công nghệ CNC, Công nghệ in 3D, Ứng dụng tế bào gốc trong y học… để hướng đến thị trường và mục tiêu phát triển thành phố.

See this content in the original post

Thông tin

See this content in the original post
See this gallery in the original post