Mã số N2030: Chất chỉ thị môi trường bằng giấy pH và nước bắp cải tím của các dung dịch trong đời sống
Từ những các chất dễ tìm trong đời sống, cô Trần Thị Dạ Khúc - giáo viên dạy môn Hóa học, Trường THCS Trường Chinh, Quận Tân Bình đã xây dựng thang chất chỉ thị môi trường bằng giấy pH và nước bắp cải tím của các dung dịch trong đời sống.
Hóa học là một bộ môn rất hấp dẫn cho các em học sinh trong năm học THCS, tuy chỉ học được hai năm nhưng đã gây ra sự hứng thú cho các em học sinh sự say mê về môn học. Năm học lớp 9, các em học sinh được học thêm về tính chất của các hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối. Từ đó, các em học sinh cảm giác rất hứng thú về tính chất và phân loại môi trường của các hợp chất xung quanh cuộc sống từ đó vận dụng tính chất của chúng trong đời sống.
Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều chất chỉ thị màu giúp cho các em học sinh thấy củng cố thêm tính chất của các loại hợp chất vô cơ đã học: như nước rau muống, hoa dâm bụt và đặc biệt là dung dịch được chiết suất từ bắp cải tím.
Bắp cải tím là một loại rau có thể dễ kiếm trong các siêu thị và có giá trị dinh dưỡng. Quá trình làm chất chỉ thị rất đơn giản, dễ làm, thêm vào đó có sự thay đổi màu sắc rất hấp dẫn trong quá trình làm thí nghiệm.
Ngoài ra, còn có một lý do để cô Dạ Khúc chọn đề tài này đó là: trong tình hình hiện nay các bạn hay sử dụng rất nhiều loại thức uống khác nhau điều đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình học tập do đó các em học sinh cũng nghiên cứu một số loại thức uống mà các bạn sử dụng để phân loại môi trường thực phẩm phù hợp với sức khỏe.
Mục đích của đề tài này là nhằm giúp học sinh tìm hiểu và cách thức Cách điều chế ra chất anthocyanin được chiết xuất từ nước bắp cải tím. Đồng thời xây dựng thang pH bằng nước bắp cải tím thay đổi màu sắc theo pH =1 đến pH = 14. Đo độ pH của một số thực phẩm thường dùng.
Mô tả mô hình
1. Chuẩn bị các dụng cụ hóa chất, vật liệu
1.1. Dụng cụ
- Cốc nước các giá trị: 200 ml, 500 ml, 1000 ml, các lọ đựng hóa chất.
- Bình tam giác, giá sắt, kiềng 3 chân, đèn cồn, đũa thủy tinh.
- Dao cắt, cân điện tử, đế tản nhiệt bằng sắt, phễu thủy tinh.
1.2. Hóa chất
- Dung dịch natri hidroxit (NaOH) có pH = 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14.
- Dung dịch axit sunfuric (H2SO4) có pH = 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Nước cất (pH = 7)
1.3. Vật liệu
- Bắp cải tím: 200 gam.
- Các loại thực phẩm, nước uống : Nước ngọt, sữa, sữa chua, cafe…
2. Tiến hành thí nghiệm: Gồm có 6 bước
Bước 1: Lấy hoa bắp cải có chứa sắc tố màu tím, rửa sạch làm khô, sau đó lấy kéo cắt nhỏ.
Bước 2: Đem sản phẩm vừa cắt cho vào cốc đun.
Bước 3: Sau đó lấy ra, cho một lượng nước nóng vừa đủ ngập khoảng 10 phút.
Bước 4: Đem đun sôi đều (Chú ý: không đun cạn) khoảng 5 – 7 phút.
Bước 5: Lấy sản phẩm vừa đun sôi lọc bằng vải lọc, để chiết xuất lấy nước sau đó để nguội.
Bước 6: Kiểm chứng sự thay đổi màu pH và nước bắp cải tím với các các môi trường axit, bazơ, trung tính (nước cất).
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với nổ lực của bản thân chúng tôi cùng với sự hổ trợ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu trường THCS Trường Chinh đã giúp cô giáo Dạ Khúc và các học sinh của mình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu được trong đề tài “Chất chỉ thị môi trường bằng giấy pH và nước bắp cải tím của các dung dịch trong đời sống” đã đưa đến các kết luận cụ thể như:
Mặt tích cực: đề tài đã nêu được ứng dụng trong đời sống với chất chỉ thị môi trường bằng giấy pH và nước bắp cải tím của các dung dịch trong đời sống, gây hứng thú cho học sinh sự đam mê bộ môn, dễ làm và gần gũi với cuộc sống
Mặt hạn chế: chất này sử dụng và thời gian bảo quản không được lâu
Mặt nhận thức: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu để thực hiện đề tài ngoài những hiểu biết vô cùng quan trọng về sự phát triển của hóa học ứng dụng gần gũi trong đời sống và có những hướng phát triển xây dựng, tìm hiểu những chất chỉ thị tự nhiên có thuộc tính giống như nước bắp cải tím như rau muống, dâm bụt…
Trong quá trình thiết kế mô hình do thời gian và nhận thức còn hạn chế nên việc tìm hiểu xây dựng mô hình chưa hoàn thiện, nhưng nó dễ làm và gần gũi với đời sống cần phổ biến để cho học sinh có thể làm từ đó khơi gợi niềm đam mê yêu thích bô môn hóa học và nghiên cứu khoa học.