Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N1049: Đổi mới mô hình chăn nuôi bò sữa tại Củ Chi

See this content in the original post

Nhóm các nhà khoa học Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai thành công mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến tại TPHCM. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sữa đã được tăng lên, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 10-20% và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.

Củ Chi là một huyện ngoại thành của TPHCM, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp mà đặc trưng là chăn nuôi bò sữa và đồng cỏ. Chỉ riêng xã Tân Thông Hội đã có trên 700 hộ chăn nuôi bò sữa với năng suất 37 tấn/ ngày.

Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi bò sữa vẫn theo mô hình chăn nuôi truyền thống và thủ công dẫn đến năng suất sữa và thể trạng sức khỏe của đàn bò luôn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thời tiết và khí hậu. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang là vấn đề nhức nhối tại địa phương này.

Để nâng cao năng suất sữa, các nhà nghiên cứu đã tạo ra phần mềm tính khẩu phần thức ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa. Từ những loại thức ăn sẵn có, người dân chỉ việc chọn loại thức ăn mà mình sẽ cho ăn trong ngày, phần mềm sẽ cho kết quả là lượng thức ăn cần thiết phải cho ăn để đáp ứng đủ theo từng nhu cầu của mỗi loại bò sữa. Ngoài ra, phần mềm còn tính được lợi nhuận từ giá thành của thức ăn và giá sữa.

Ngoài hướng dẫn tính toán khẩu phần thức ăn cho hợp lý, dự án còn giúp các hộ dân cải thiện ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính nhờ quy trình ủ phân và hệ thống biogas. Hệ thống giảm stress nhiệt (quạt, hệ thống phun sương, …) cho bò cũng được triển khai thực hiện. Nhờ đó, bò không bị stress (lè lưỡi, chảy nhớt, thở mạnh, kém ăn, mệt mỏi) nên lượng sữa vắt được trong ngày không bị giảm đi.

Nhờ hệ thống Biogas, ngoài việc tiết kiệm được chi phí đun nấu, nông dân có thể tiết kiệm tiền phân bón hoặc có thêm thu nhập từ việc bán phân khi có được nguồn phân hữu cơ sạch từ hố ủ phân.

Việc thực hiện mô hình đã nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi từ 10-20%. Đồng thời, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể, sử dụng phần mềm vào tính khẩu phần ăn, rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ khoảng 46,67 ngày, nên mỗi hộ dân đã tiết kiệm tiền thức ăn được khoảng gần 5.000 đồng/con/ngày. Sử dụng hầm biogas tiết kiệm được 200.000 đồng/tháng (so với nấu gas công nghiệp). Sử dụng hố ủ phân tạo ra nguồn phân bón cho cây trồng, tiết kiệm được khoảng 150.000 đồng/tháng.

Như vậy, việc thực hiện thành công mô hình ngoài mang lại hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, còn giúp thay đổi nhận thức, phương thức chăn nuôi bò sữa tiên tiến và nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về kỹ thuật trong chăn nuôi, sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.

See this content in the original post

Thông tin

See this content in the original post

Đơn vị tài trợ

See this content in the original post