Mã số N2023: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ tài nguyên Rừng phòng hộ Cần Giờ
1. Thực trạng:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị to lớn đối với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan và đa dạng sinh học và được xem là lá phổi của Thành phố. Theo đó, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng quyết định thành quả của quá trình phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng.
Tuy nhiên phương pháp quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý trước đây chủ yếu theo kiểu lâm nghiệp truyền thống, chủ yếu dựa trên bản đồ giấy, kết hợp kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật. Công tác lưu trữ, xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan bảo vệ rừng chủ yếu bằng phần mềm Microsoft excel là chính kết hợp với hồ sơ lưu trữ bằng văn bản.
2. Giải pháp
Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ đang dần dần thay đổi và cải tiến phương pháp quản lý bằng cách hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng với các giải pháp cụ thể sau:
- Xây dựng hệ thống bản đồ số từ bản đồ giấy, kết hợp ảnh viễn thám để hoàn thiện bản đồ về mặt không gian. Cụ thể là:
Từ bản đồ nền là bản đồ giấy được Chi cục Kiểm lâm thành phố cung cấp thông qua các đợt kiểm kê rừng định kỳ (3-5 năm) tiến hành thực hiện các bước như sau
(1). Scan bản đồ hiện trạng theo từng tiểu khu vào máy tính (tuy bản đồ tiểu khu có tỉ lệ lớn hay nhỏ có thể chia ra 2, 4, 6 hay 8 phần để Scan vào máy tính).
(2). Sử dụng phần mềm Photoshop ghép các phần bản đồ hiện trạng đã scan thành một bản đồ hiện trạng tiểu khu hoàn chỉnh.
(3). Ứng dụng phần mền MapInfo để nắn chỉnh tọa độ cho file bản đồ hiện trạng tiểu khu được scan từ bản đồ giấy.
(4). Bản đồ hiện trạng được nắn chỉnh xong sẽ tính hành số hóa bản đồ, bản đồ số hóa được chia thành các lớp bản đồ để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng như lớp hiện trạng rừng; lớp thủy văn bao gồm toàn bộ hệ thống sông, rạch, tắc, kênh; lớp giao thông, lớp ranh giới khoảnh, lớp ranh giới lô, ranh giới hành chính xã, lớp công trình, dự án trong Rừng phòng hộ...
(5). Cập nhật thông tính cho từng lớp thuộc tính thông qua sổ thông dõi diễn biến rừng, sổ điều chế rừng và kinh nghiệm thực tế của cán bộ kỹ thuật
Với các giải pháp tren, người dùng có thể kết xuất dữ liệu theo từng chuyên đề gồm:
- Bản đồ thiệt hại tài nguyên rừng qua các năm
- Bản đồ khu vực xung yếu thường xảy ra vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp
- Bản đồ quản lý hộ dân sản xuất dưới tán rừng
- Bản đồ neo đậu tàu ghe phục vụ phòng chống thiên tài
Các bản đồ chuyên đề được được tích hợp vào máy định vị GPS hay phần mềm Locus Map sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng để người dung có thể nhanh chóng sử dụng mọi lúc mọi nơi
3. Kết quả thực hiện
Hệ thống bản đồ số được Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cần Giờ ứng dụng vào trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ở một số nội dung sau:
(1). Xây dựng bản đồ theo dõi các dự án trồng và phát triển rừng
(2) Xây dựng bản đồ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng:
(3) Đánh giá tác động đường bờ dọc tuyến Sông Lòng Tàu trong ranh giới Rừng phòng hộ Cần Giờ chu kỳ 10 năm (từ năm 1978 đến năm 2018) để phục vụ công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
(4). Xây dựng bản đồ quản lý hộ dân sản xuất dưới tán rừng phục vụ phòng chống thiên tai
4. Một số hình ảnh sử dụng thực tế
Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin GIS vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống thiên tai tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.
5. Hiệu quả đạt được của sáng kiến
- Rút gắn thời gian kết xuất dữ liệu, xác định nhanh vị trí các vị trí cần truy xuất tùy theo mục đích của người dùng.
- Tích hợp bản đồ theo dõi diễn biến hàng năm để phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và khoa học và tiết kiệm kính phí.
- Dữ liệu được tích hợp trong điện thoại hoặc máy tính bảng dễ dàng sử dụng, chính xác và hiệu quả phục vụ cho các cuộc họp hoặc kiểm tra ngoài thực địa.
- Tiết kiệm nhân công khi thiết kế và xác định được vị trí khu vực cần điều tra, khảo sát hay tổ chức thu thập mẫu vật
- Tiết kiệm chi phí: Ước lượng chi phí tiết kiệm đối với việc thực hiện công tác điều tra, theo dõi diễn biến rừng có quy mô diện tích khoảng 32.451 ha (diện tích hiện có rừng của Rừng phòng hộ Cần Giờ) quy đổi được là: 1.233.138.000 đồng (Một tỷ hai trăm ba mươi ba triệu một trăm ba mươi tám nghìn đồng).
Thông tin
Tên tác giả: PHAN VĂN TRUNG
Đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
Địa chỉ: 1541 Đường Rừng Sác, ấp An Nghĩa, X. An Thới Đông, H. Cần Giờ, TP. HCM
Điện thoại: 0933450723 / 0965601118