Mã số N4005: Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (IEC) – Nơi ươm mầm các dự án Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo từ trường đại học

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC) được chính thức thành lập tháng 9/2017 để điều phối hoạt động thúc đẩy sinh viên, giảng viên khởi nghiệp trong toàn hệ thống ĐHQG-HCM, đồng thời mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Hình thành và phát triển Trung tâm này là một trong những chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và ĐHQG-HCM. Cùng với việc thành lập Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, năm 2016 ĐHQG-HCM cũng đã thành lập Quỹ khởi nghiệp ĐHQG-HCM với số tiền đóng góp ban đầu của các doanh nghiệp là 11 tỷ đồng.    

ĐHQG-HCM đặt mục tiêu IEC trở thành cụm khởi nghiệp sáng tạo năng động, nòng cốt của khu đô thị thông minh tại cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung của trên 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với trên 2.000 việc làm và là nơi thực tập của hàng ngàn sinh viên mỗi năm, làm nòng cốt để thúc đẩy hoạt động sinh viên, giảng viên khởi nghiệp trong toàn hệ thống ĐHQG-HCM, thời gian qua IEC đã tập trung vào 04 mảng hoạt động chính gồm: 

1) Tiếp tục củng cố các yếu tố nền tảng như khả năng tiếp cận đến nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm: (1) doanh nhân khởi nghiệp, nhà quản lý và nhà chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực công nghệ cao; (2) mạng lưới các nhà cố vấn và; (3) mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần. 

2) Đóng gói, nâng về chất và khép kín các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp với các hoạt động đa dạng trải rộng từ các hoạt động nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực đến các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. 

3) Mở rộng và kết nối sâu hơn với các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương và trong khu vực như Singapore, Malaysia và Thái lan, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thị trường và các nguồn lực trong khu vực. 

4) Kết nối với các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tiên phong như Silicon Valley để mở rộng tầm nhìn toàn cầu, nâng cao về chất các hoạt động thương mại hóa công nghệ, hướng đến hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng cao trên cơ sở khai thác các công nghệ của ĐHQG-HCM (spin-off).

Điểm sáng tạo của IEC là triển khai một cách khoa học và hệ thống chương trình khởi nghệp đổi mới sáng tạo. Đây là một quá trình dựa trên lý thuyết “hành trình khởi nghiệp”. Tập trung vào 4 giai đoạn đầu tiên của hành trình khởi nghiệp, giai đoạn “truyền cảm hứng”; “khám phá”, “trải nghiệm” và “startup”. Kết quả đầu ra của chương trình trước sẽ là nguồn đầu vào của các chương trình tiếp theo.

Các chương trình đều dựa trên nền tảng của mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, các nhà cố vấn và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố, cộng đồng.

Hệ thống chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được triển khai tại ĐHQG-HCM.

Hệ thống chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được triển khai tại ĐHQG-HCM.

Những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp triển khai trong thời gian qua bao gồm các nhóm hoạt động cụ thể:

a. Các hoạt động nâng cao nhận thức: (1) các buổi nói chuyện định hướng về khởi nghiệp; (2) các buổi giao lưu với doanh nhân khởi nghiệp (có tên: “hành trình doanh nhân”); (3) các buổi tham quan, giao lưu với cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp tại IEC (có tên: “Startup Open Day”), v.v…

b. Các hoạt động nâng cao năng lực và trải nghiệm: (1) cuộc thi ý tưởng sáng tạo (có tên: “Creative Idea Contest”); (2) chương trình thực tập trong các doanh nghiệp khởi nghiệp tại IEC; (3) chương trình tăng tốc khởi nghiệp iStartX , v.v…

Hệ thống chương trình đã được triển khai thử nghiệm từ năm 2018, dần hoàn thiện và đến nay đã mang lại tác động to lớn cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Từ năm 2014 đến quý II năm 2021, tổng số công ty khởi nghiệp/dự án đã được hỗ trợ là 105 nhóm dự án/công ty khởi nghiệp. Trung bình IEC hỗ trợ 15 công ty khởi nghiệp/năm.

Tổng số nhóm IEC đã hỗ trợ đến Quý II năm 2021.

Tổng số nhóm IEC đã hỗ trợ đến Quý II năm 2021.

Đặc biệt, IEC đã hỗ trợ một số công ty khởi nghiệp kêu gọi thành công vốn ban đầu và các sản phẩm đã đưa ra thị trường. Trong đó có thể kể đến các startups tiêu biểu đã gọi vốn thành công ở vòng gọi vốn Pre SeriA như MimosaTek, Gcall, Ami, Meete …

Bên cạnh đó, cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC là cuộc thi hàng năm dành cho sinh viên trên toàn quốc. Mỗi năm tiếp cận hơn 600.000 sinh viên, 700 sinh viên đăng ký tham dự với 250 nhóm dự án khởi nghiệp đến từ hơn 100 trường Đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Cuộc thi được các chuyên gia quốc tế từ chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Swiss EP đánh giá nội dung và thiết kế theo tiêu chuẩn của quốc tế, với 8 tháng trải nghiệm khởi nghiệp. Kết quả đầu ra là những sinh viên có được kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để có thể trở thành các doanh nhân khởi nghiệp tiềm năng, hoặc trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực với tư duy đổi mới sáng tạo. Đối với các nhóm dự án tiềm năng, có khả năng tăng trưởng nhanh, sẽ được kết nối để gọi vốn mầm thành công, trung bình số vốn gọi được là 2 tỉ/cuộc thi. Số vốn mầm này được xác nhận là số vốn đầu tư thực tế, giúp các dự án phát triển thành các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực sự.

Hoạt động Bootcamp CiC 2020.

Hoạt động Bootcamp CiC 2020.

Là đơn vị trực tiếp phát triển và triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, IEC luôn nỗ lực để triển khai chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong ĐHQG-HCM và cho cộng đồng khởi nghiệp tại địa phương, khu vực một cách hệ thống với các chương trình tương ứng các bước phát triển của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ việc hỗ trợ ý tưởng đến việc hình thành các nhóm Startup.

Thông tin

Tên đơn vị: TRUNG TÂM KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (IEC)

Địa chỉ: Phòng I.101 Nhà A, Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG - HCM, đường Võ Trường Toản, KP. 6, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: 028.3724 4404

Email: iec@vnu-itp.edu.vn

Website: https://iec.itp.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/ytuongkhoinghiep.cic

Đơn vị tài trợ