Mã số N4006: CITT–đầu mối hỗ trợ hoạt động Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ
Trong hơn 03 năm hoạt động về mảng đổi mới sáng tạo, CITT đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi dành cho sinh viên và CB-GV nhằm hướng đến hình thành và phát triển HST ĐMST & KN của trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM.
Ngày 05/04/2019, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ (Center for Innovation & Technology Transfer - CITT) được hình thành từ sự sáp nhập 2 Trung tâm trực thuộc trường (Trung Tâm Ươm Tạo Công Nghệ & Khởi Nghiệp và Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Công nghệ), góp phần thực hiện chiến lược của trường ĐH Quốc tế là trở thành một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực.
Ngày 27/1/2021, Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững Nam Việt Nam - RCE Southern Vietnam (1 trong 179 RCEs trên toàn thế giới của Đại học Liên Hiệp Quốc), được sáp nhập vào CITT, với mục đích bắt nhịp cách tiếp cận của thế giới trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên, cán bộ, giảng viên nhà trường và cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội một cách bền vững và đổi mới sáng tạo.
CITT có chức năng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (HST ĐMST & KN), chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Quốc tế cho địa phương, góp phần vào mô hình tăng trưởng cho xã hội theo cách bền vững. Để thực hiện chức năng đó, CITT tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: hợp tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp và địa phương; đào tạo các kỹ năng mềm, tổ chức và tham gia các cuộc thi đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nước và quốc tế, góp phần phát triển tư duy đổi mới sáng tạo (innovative mindsets) và tư duy doanh chủ (entrepreneurial mindsets) cho sinh viên đại học và sau đại học, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ công nhân viên của Trường Đại học Quốc tế nói riêng và cộng đồng hệ sinh thái khởi nghiệp cả nước.
Một số hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển bền vững trong nhà trường
Nhằm khơi gợi tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của sinh viên, các hội thảo sau đã được tổ chức cho hơn 400 tổng lượt tham dự và 1000 lượt theo dõi qua livestream với các diễn giả nổi tiếng như (ông) Danny Võ Thành Đăng với chủ đề: “From Ideas to Startups 2019” (24/09/2019); (bà) Selena Le chia sẻ về“Khởi nghiệp bền vững với Doanh nghiệp Xã hội”(21/11/2019); (bà) Lê Diệp Kiều Trang với chủ đề “Who will you be in the future?” (17/11/2020); TS. Hà Việt Uyên Sinh và TS. Ngô Thanh Hoàn: chuỗi Hội thảo về chuyển đổi số, tạo tiền đề xây dựng đề án chuyển đổi số trong nhà trường (1- 3/2021).
Kiến thức về phát triển bền vững và tinh thần doanh nhân xã hội đã được truyền đạt cho sinh viên thông qua việc tổ chức các khóa tập huấn với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh Việt nam: Công dân tích cực với chủ đề “Bản sắc và Văn hoá” (6/9/2019) cho 1100 tân sinh viên; 03 khóa “Công dân tích cực với khát vọng khởi nghiệp” (10-11/2019) cho 97 sinh viên; 03 khóa“Công dân tích cực – Doanh nghiệp Xã hội năm 2021” (3- 4/2021)cho hơn 70 sinh viên và cán bộ Đoàn Hội của trường. Thông qua đó, 20 kế hoạch hành động vì xã hội đã hình thành và 03 dự án được Hội đồng Anh cấp vốn hạt giống ươm tạo;các buổi hội thảo và tập huấn “Ứng dụng IoT trong giáo dục” (28/8/2020)cũng đã được triển khai cho các Viện, trường đại học, trường THPT và THCS trên địa bàn Tp.HCM.
Hội trại Sinh viên sáng tạo “IU Innovation Camp 2019” (01 - 02/6/2019) là điểm đột phá trong các hoạt động của chúng tôi. Hơn 120 sinh viên nhà trường và các trường ĐH khác ở Tp.HCM đã phát huy khả năng làm việc nhóm của với sự hỗ trợ của các cố vấn (mentor) và 27 ý tưởng sáng tạo cho các vấn đề cấp thiết của TP.HCM đã bùng nổ, thể hiện tinh thần và trách nhiệm của một công dân tích cực, những người chủ đất nước trong tương lai. “Innovation camp 2021” với chủ đề “Fix it for me” cũng đã được lên kế hoạch thực hiện.
Để các ý tưởng của sinh viên nhà trường có thể tiếp cận thị trường, hành trình khởi nghiệp của sinh viên được chúng tôi hỗ trợ thông qua cuộc thi khởi nghiệp “IU Startup Demo Day” (3 - 6/2020 và 2021), đã thu hút gần gần 40 dự án của sinh viên trường đăng ký trong 2 năm. Trước Chung kết, các buổi tập huấn về mô hình kinh doanh, tư duy thiết kế, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng pitching trực tuyến đã được tổ chức, chúng tôi cũng đã kết nối các mentor phù hợp cho các đội thi. Đa số các dự án đều ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế và đều hướng tới sản phẩm thuần tự nhiên, có tính bền vững và trí tuệ nhân tạo. Sau đó, 03 nhóm đạt giải cao tại Chung kết các năm (20/7/2020 và 16/5/2021)được ươm tạo tại trường nhằm hoàn thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh, sử dụng cơ sở vật chất PTN tại trường, và được tham gia các khóa tập huấn chuyên sâu, ví dụ “Cách thức nghiên cứu thị trường” và kết nối với các mentor chuyên sâu…
Là thành viên của Đại học Quốc gia Tp HCM, nhà trường đã đồng hành tổ chức cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp – CiC” cho năm 2020 và 2021 (T3-09 hàng năm), trong đó nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức vòng chọn ra top 10, ngoài việc hỗ trợ truyền thông, dịch tiếng Anh và boost camp. Đặc biệt năm nay (do tình hình dịch Covid) nhà trường đã chia sẻ tài nguyên Zoom cho các khóa tập huấn chuyên sâu online cho sinh viên và học sinh.
Ngoài ra, CITT đã tổ chức và truyền thông giới thiệu rất nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế đến giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên nhà trường. Ví dụ như UPSHIFT, The 10th Lee Kuan Yew Global Business Plan Competition, Hul Prize, Sáng tạo như người Thụy Điển, Tech Planter, VinFuture Prize, Social Business Creation, SV.STARTUP, CiC, Startup Wheel, Edtech Vietnam, vv.
Một số thành tựu của giảng viên và sinh viên nhà trường khi tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế
“Tech Planter” (Leave a Net, Nhật Bản): 02 dự án vào chung kết 2019 và 01 dự án đạt giải Sun* Award; 04 dự án vào chung kết 2020 và 01 dự án đạt giải Sun* Award; 01 dự án vào chung kết 2021 và đạt giải Sun* Award. Thật vinh dự khi dự án Skin Detective, 1 trong 2 dự án Việt Nam, hiện diện trên “Bức tường vinh danh các ý tưởng khởi nghiệp có ích cho cộng đồng toàn cầu”, do tập đoàn Leave-a-Nest bầu chọn.
“Hult Prize -Food for Good 2020-2021”: 01 dự án vào bán kết Khu Vực Đông Nam Á.
“VinFuture 2021” (VinGroup): 01 hồ sơ đã đề cử cho VinFuture Prize for Female Innovators.
“Social Innovation Creation - SBC 2021” (Đại học HEC Montréal Canada và Giáo sư Muhammad Yunus, người đoạt giải Nobel Hòa bình 2006, khởi xướng): Tại vòng 1 (Social Innovation), 02 dự án đã lọt top 30% các dự án trong khu vực Đông Nam Á và sau đó 1 dự án là top 20 “The Global Social Business Concept Award”. Sau đó, cả 02 dự án tiếp tục lọt top 5 “The Global Impactful Social Business Idea Award” tại vòng 2 (Business Innovation). Và tại vòng bán kết (Execution and Scale-up), 02 dự án thuộc trong top 10 các dự án có điểm cao nhất toàn cầu, trong đó có 01 dự án vinh dự đứng vị trí cao nhất trong bảng điểm cho “The Global Growth-oriented Social Business Model Award”. Hiện tại, các nhóm cũng đang được hỗ trợ về tài chính và chuyên môn, chuẩn bị bước vào vòng thi quan trọng nhất là vòng chung kết nhằm kết nối với các nhà đầu tư quốc tế tại Canada.
“Hack4Growth” (AVSE Global – Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu): 01 dự án thuộc top 20 các dự án xuất sắc và bước vào vòng 2 cuộc thi.
“Vietnam Korea Grow Together Business Challenge 2019”: 01 dự án giải đặc biệt.
“Ý tưởng Khởi nghiệp – CiC” (ĐHQG-HCM): Năm 2019 có 5 dự án đăng ký và 03 dự án vào TOP 25; năm 2020 tham gia 11 dự án, trong đó 04 dự án vào TOP 50, sau đó 01 nhóm vào TOP 10 và đạt giải Hạt giống tiềm năng. Năm 2021, Trường ĐH Quốc tế có 11 dự án tham gia và 03 nhóm đã lọt vào TOP25 và hiện nay các nhóm đang bước vào vòng “Bứt phá” (diễn ra từ 13/8 – 08/9/2021).
“Sinh viên với sở hữu trí tuệ - S&IP 2020” (ĐHQG-HCM): có 05 dự án tham gia, trong đó 03 dự án vào TOP 25, 01 dự án đạt Giải Nhất và giải phụ dự án được yêu thích nhất.
“Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SV.STARTUP” (Bộ Giáo dục & Đào tạo): Năm 2019, có 01 dự án về ứng dụng công nghệ AI trong y tế vào TOP 10 và đạt giải khuyến khích chung cuộc; Năm 2020, có 02 dự án vào TOP 50 và 01 dự án về công nghệ Real-time PCR vào TOP 10 và đạt giải khuyến khích chung cuộc.
“Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” (Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp NN CNC): 01 dự án của giảng viên đạt giải khuyến khích năm 2019; 01 dự án sinh viên vào TOP 10 năm 2020.
“Giải pháp trí tuệ nhân tạo AI CHALLENGE 2020” (Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM): 01 dự án sinh viên đạt giải Nhì.
"Đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Tp HCM - HAI2020” (Sở Khoa học Công nghệ TPHCM): 02 dự án vào TOP 20 và đạt giải khuyến khích.
Để đạt được những thành tựu trên, CITT luôn đồng hành, khuyến khích, hỗ trợ giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên nhà trường tham gia các cuộc thi; giới thiệu các khóa tập huấn nâng cao chuyên môn và kết nối các mentor có nhiều kinh nghiệm giúp ươm tạo các dự án.
Cộng đồng HST ĐMST & KN nhà trường cũng được chúng tôi kết nối với HST KN trong nước và quốc tế, ví dụ như Block 71 của ĐH Quốc gia Singapore, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP-IC), Khu Công nghệ Phần mềm - ĐHQG TP.HCM (ITP), Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (AHBI), Các tổ chức RCE tại Malaysia, Thái Lan, vv…
Chúng tôi cũng kết nối Cộng đồng HST ĐMST & KN nhà trường với các địa phương từ Huế đến Cà Mau thông qua các biên bản ghi nhớ hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các đề tài/dự án và các buổi triển lãm kết nối cung-cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm của nhà trường và chia sẻ kiến thức đến cộng đồng địa phương, vv.
CITT cũng thiết kế website http://citt.hcmiu.edu.vn (5/2019) để truyền thông các sự kiện liên quan đến khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo và đã thu hút gần 35.000 lượt truy cập. Fanpage IU Innovation and Startups thu hút hơn 900 lượt theo dõi, nhiều lượt tương tác và tiếp cận hơn với sinh viên. Fanpage IU Startup Demo Day thu hút gần 1.700 lượt theo dõi, nhiều lượt tương tác từ tháng 05/2020.
Các chuyên viên của Trung tâm cũng đã tham gia nhiều khóa đào tạo trình độ nâng cao nghiệp vụ, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng hệ sinh thái ĐMST & KN nhà trường. Ví dụ như “Nâng cao năng lực và quy trình, cách thức triển khai các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp” do SIHUB tổ chức; Khóa“Quản trị viên Quản trị Tài sản Trí tuệ” do Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM tổ chức; Tập huấn Giảng viên nguồn “Công dân tích cực Doanh nghiệp xã hội” do Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức; Tập huấn giảng viên nguồn “Social Business Creation” do Trường Đại học HEC Montréal Canada tổ chức; tham gia Câu lạc bộ “Các chuyên gia tư vấn khởi nghiệp Việt Nam” (thành lập vào 7/2021) của Bộ Khoa học Công nghệ.
Do đó, trong 2 năm liên tiếp 2019 và 2020, tại Lễ trao Giải thưởng “Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Istar”, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ của nhà trường vinh dự nằm trong TOP 10 thuộc nhóm 4 - cho các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ khởi nghiệp.
Với sự chỉ đạo đúng đắn và sâu sát của Ban giám hiệu trường Đại học Quốc tế, Trung tâm đã tích cực thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến toàn thể Cán bộ- Giảng viên và Sinh viên nhà trường, nhằm hướng đến hình thành và phát triển một Hệ sinh thái ĐMST & KN đầy năng lượng tích cực, kết nối lan tỏa đến các HST KN trong nước và quốc tế.
Cộng đồng ĐMST & KN nhà trường đã luôn dung nạp năng lượng mới do mỗi cá nhân luôn có tinh thần và tư duy đổi mới sáng tạo và tư duy doanh chủ. Các nhóm đã tham gia các cuộc thi không quan trọng thắng hay thua, mà quan trọng hơn là bản lĩnh hơn, dám đương đầu với thử thách, bao dung và đoàn kết hơn, có nhiều mối quan hệ hơn, biết cách “nắm tay”, hòa đồng với mọi người hơn, đóng góp một phần nhỏ bé trong công cuộc xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo.
Một số hình ảnh chương trình:
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Thông tin
Tên đơn vị: TRUNG TÂM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (CITT) - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Địa chỉ: KP 6, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Điện thoại: 028.37244270 (Ext: 3949)
Email: citt@hcmiu.edu.vn
Website: https://citt.hcmiu.edu.vn/
Fanpage trung tâm: https://www.facebook.com/IUInnovationAndStartups/
Fanpage cuộc thi: https://www.facebook.com/IUStartupDemoDay
Đơn vị tài trợ