Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2032: Ứng dụng phương pháp mới trong dạy mỹ thuật

See this content in the original post

I. Đặt vấn đề.

Môn mỹ thuật là môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có sáng tạo độc lập. Vì vậy, để các em chủ động học tập, người giáo viên cần phải xây dựng cho được “Sự tự tin, học tốt trong một môi trường học tập thân thiện - Tích cực đến mọi học sinh”

Bên cạnh đó, môn học Mỹ thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học mới môn Mỹ thuật là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy và kết hợp nhiều kỹ thuật trong các qui trình cụ thể .

Dựa trên những cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mỹ thuật, tổ chức học Mỹ thuật qua các hoạt động “Vẽ cùng nhau”, “Vẽ theo nhạc”, “Vẽ biểu đạt”; “Tạo hình rối nghệ thuật”, “Tạo hình 3D từ các vật tìm được”, “Xây dựng cốt truyện”…. , tác giả xây dựng quy trình dạy mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch, nhằm học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, các em được phát huy khả năng sáng tạo, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Các em được “Học mà chơi, chơi mà học’’ thỏa sức khám phá, tìm tòi, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà được tự do thể hiện sự sáng tạo

II. Nội dung cơ bản của giải pháp:

Nội dung dạy mỹ thuật với 7 quy trình mới là:

Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện;

Quy trình 2: Vẽ biểu cảm;

Quy trình 3: Vẽ theo nhạc;

Quy trình 4: Phương pháp xây dựng câu chuyện;

Quy trình 5: Tạo hình 3D - Tiếp cận theo chủ đề (Tạo hình từ vật tìm được);

Quy trình 6: Điêu khắc - nghệ thuật tạo hình không gian (Nghệ thuật sắp đặt/ hình ảnh/ biểu diễn và sắm vai);

Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.

Lớp học mỹ thuật vui nhộn, cho ra nhiều sản phẩm sáng tạo.

Mỗi quy trình kéo dài khoảng 4-5 tiết dạy để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Cách học này sẽ giúp học sinh sử dụng tất cả các giác quan, phát triển nhiều trí tuệ như: ngôn ngữ, âm nhạc, lôgic, thị giác, vận động, trí tuệ nội tâm và liên kết cá nhân… Đặc biệt, khi học bằng phương pháp này tất cả học sinh đều phải làm việc, tiết học như một sân chơi nên các em rất sôi nổi. Không những thế từ việc vẽ, xây dựng câu chuyện tạo cho các em phương thức tư duy hình ảnh liên hệ thực tế, tự tin diễn thuyết tăng khả năng ngôn ngữ biểu cảm vốn sống thực tế của các em, giúp phát triển ở học sinh các khả năng giao tiếp và hợp tác…

Ví dụ: thông qua vẽ theo nhạc học sinh không chỉ làm quen với kĩ thuật vẽ mà còn thể hiện được cảm xúc của từng tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh. Trong quy trình dạy học Mỹ thuật này âm nhạc tạo cho học sinh thích thú, sáng tạo trong trang trí, vẽ tranh hay các đồ vật. Học sinh vừa cảm nhận tiết tấu âm nhạc, vừa đưa màu theo giai điệu, lúc nhanh, lúc chậm,, lúc đậm, lúc nhạt. Từ bài vẽ các em tiếp tục tư duy, có thể trang trí đồ vật bất kì hay vẽ thêm vào theo một chủ điểm mà em yêu thích. Trong quy trình dạy - học Mỹ thuật này, âm nhạc và Mỹ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí.

Một số kỹ năng hướng dẫn cần có:

- Giáo viên cần giới thiệu bài bám sát thưc tiễn giúp các em cảm nhận dễ dàng hơn.

- Giới thiệu rõ ràng các tính năng ,công dụng và phạm vi ứng dụng của các chất liệu.

- Cho học sinh tự sưu tầm tài liệu, tự phát biểu ý tưởng, đề xuất ý kiến cho bài học. Giáo viên cần khích lệ ,động viên thường xuyên nhằm tạo thêm hứng thú cho học sinh.

- Ở phần môn nặn tạo dáng và xé dán thủ công, giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm nhằm cho các em gặp khó khăn và mục đích giúp các em có khả năng làm việc nhóm đạt hiệu quả cao.

- Tạo cho các em nhiều hoạt động vui chơi phù hợp với nội dung bài học, kích thích thêm khả năng liên tưởng thưc tế cho học sinh áp dụng vào bài. Từ đó ta càng nắm vững mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh bậc tiểu học “kết hợp dạy chữ - dạy người, giáo dục văn hóa - giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và sống đẹp”.

Như vậy, quý trình 5 bước dạy của giáo viên theo phương pháp mới bao gồm:

            1. Tạo hứng thú cho học sinh

            2. Tổ chức cho học sinh trãi nghiệm.

            3. Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới.

            4 .Thực hành.

            5. Ứng dụng.

Ngoài ra, nhà trường có thể tổ chức cho các em thực hành thông qua các hội thi như vẽ tranh, sáng tác thiệp tặng thầy cô nhân ngày 20 /11, vẽ tranh gửi các cô chú bộ đội nhân ngày 22/12, an tòan giao thông, ngày gia đình Việt Nam… tham gia các hội thi cấp huyện, cấp thành phố tạo cho các em tự tin vào bản thân.

III. Kết quả áp dụng giải pháp:

Nhờ áp dụng những nội dung, phương pháp, biện pháp và cách hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều chất liệu vào các phân môn trong chương trình, sau thời gian vận dụng thực tế tôi nhận thấy chất lượng các bài vẽ, sản phẩm chất liệu của học sinh ngày càng được nâng cao, hạn chế bài chưa đạt yêu cầu. Những biện pháp trên tạo điều kiện cho tất cả học sinh hoạt động tốt và tích cực tham gia có hiệu quả, tự nguyện và đầy hào hứng, đã đạt được một số thành tích như sau:

- Học sinh đạt được nhiều giải cao qua các hội thi vẽ tranh tại trường.

- Các khối lớp đều tham gia nhiệt tình với số lượng nhiều hơn.

Thông tin

Tên tác giả: NGUYỄN THỊ KIM THÀNH 

Địa chỉ: 716, ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, H. Cần Giờ, TP. HCM 

Điện thoại: 0356629883.

Email: kimthanh.pio4691@gmail.com .