Mã số N2036: Giải pháp sáng tạo gây quỹ từ thiện thông qua hoạt động thương mại điện tử

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

1.  Vấn đề cấp thiết

a/ Nhu cầu tham gia hoạt động từ thiện

Thiện nguyện có một lịch sử lâu đời trong truyền thống và văn hóa Việt Nam, đến nay vẫn đóng một phần trong cuộc sống của người Việt. Tinh thần cho đi và giúp đỡ người khác được thể hiện rõ nhất qua các giá trị tương thân tương ái gắn liền với văn hóa làng xã đã hình thành hàng thế kỷ. Từ lâu, giá trị này thường được thể hiện trong hình thức chia sẻ thực phẩm, quần áo, tiền bạc, các nhu yếu phẩm khác và chăm sóc trong những lúc cần, như thiên tai, hoặc khi ai đó lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tinh thần này đã trở thành một phần bản sắc của người Việt, có thể được tìm thấy trong nhiều tục ngữ ca dao (là lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng). Nằm ở trung tâm của tính cộng đồng ở người Việt, tinh thần chia sẻ và hỗ trợ người khác đã giữ cho các cộng đồng vững mạnh, và giúp đất nước đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh, thảm họa, và thách thức với sự kiên cường và tinh thần đoàn kết.

Có thể kết luận, nhu cầu tham gia hoạt động từ thiện của mỗi người dân Việt Nam là rất lớn, nhất là giới trẻ, đây là một nguồn sức mạnh to lớn mà dân tộc ta đã, đang và cần tiếp tục phát huy một cách hiệu quả, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay.

b/ Hiện trạng công tác từ thiện ở Việt Nam

Nhiều năm qua ở Việt Nam, hoạt động từ thiện đã trở thành một phong trào sâu rộng trong xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nhằm kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ, động viên những người có hoàn cảnh khó khăn. Một số chương trình từ thiện đáng chú ý trong thời gian gần đây như: cứu trợ đồng bào Miền Trung khắc phục thiệt hại sau bão lũ, gây quỹ phòng chống covid-1, gây quỹ mua vacxin covid-19,...

Trong những năm qua, ở Việt Nam cũng có nhiều mô hình từ thiện sáng tạo được cộng đồng hưởng ứng tích cực như: Phiên chợ 0 đồng, ATM gạo,…

Đáng chú ý, sự góp mặt của một số người nổi tiếng đã góp phần tạo nên những hiệu ứng tích cực trong hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng “chiếc áo” từ thiện nhằm mục đích trục lợi, đánh bóng tên tuổi, thậm chí còn có hành vi tiêu cực, phản cảm, gây bức xúc trong dư luận. Chính vì vậy tính minh bạch và hiệu quả trong công tác từ thiện đang rất được xã hội quan tâm.

c/ Tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động từ thiện

Có thể thấy lâu nay phần lớn việc làm từ thiện của một số tổ chức, cá nhân chưa đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được niềm tin tuyệt đối từ nhân dân, xã hội, các mạnh thường quân. Cụ thể nhất là trong công tác thu chi ngân sách, chương trình kế hoạch thực hiện, đối tượng được hỗ trợ, truyền thông thông tin, giải quyết triệt để và định hướng lâu dài,…

Khả năng huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Ai cũng muốn làm từ thiện, nhưng số người tham gia lại rất ít.

- Nguyên nhân thứ nhất là chưa có niềm tin vào quỹ từ thiện: như đã đề cập ở trên.

- Nguyên nhân thứ hai là do phải tốn một phần kinh phí: Hiện nay người tham gia từ thiện chủ yếu là các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, những người có điều kiện kinh tế vật chất, đóng góp thông qua việc trích một phần thu nhập vào quỹ từ thiện.

- Nguyên nhân thứ ba là do công tác truyền thông chưa hiệu quả.

d/ Nhu cầu mua hàng online

Trong thời đại 4.0, việc mua hàng online là một xu hướng tất yếu của người dân, đặc biệt là những người trẻ.

Bên cạnh những trang web bán hàng online của các doanh nghiệp thì các sàn thương mại điện tử lớn ra đời (lazada, shopee, tiki, sendo,…), như là một siêu thị ảo, nơi mà mọi người có thể tìm mua hầu như mọi thứ mình cần. Với kho dữ liệu lớn, sản phẩm đa dạng, phương thức mua bán, thanh toán hiện đại, uy tín, đáp ứng được kỳ vọng của người dân, các sàn thương mại điện tử đã góp phần thúc đẩy thói quen mua hàng online của người dân.

Đặc biệt trong thời gian gầy đây, do dịch SARS-CoV-2 diễn biến phức tạp, nhu cầu mua trữ nhu yếu phẩm tăng cao, việc mua sắm online đang được nhà nước nỗ lực kêu gọi nhằm kiểm soát, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Báo cáo mới nhất của Google vào cuối năm 2020 cho thấy, lượng người di chuyển đến khu mua sắm, vui chơi giải trí giảm 19% hậu Covid-19. Đặc biệt tháng 2,3/2020, lượng người di chuyển tới nhà hàng, quán cà phê rạp chiếu phim... giảm 52%.

Khi đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, tất cả đều phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. 82% cho biết mua sắm online trong giai đoạn cách ly xã hội, trong đó 98% cho biết họ tiếp tục mua online kể cả sau cách ly.

Báo cáo cũng chỉ ra, một số hành vi sẽ thay đổi lâu dài với người Việt Nam sau Covid-19, đó là 63% duy trì đặt thức ăn trên mạng, 67% tiếp tục hành vi mua sắm online, đặc biệt 44% cho rằng sẽ không mua hàng bên ngoài khi mua được hàng trên mạng.

Có thể kết luận, mua hàng online là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 và dịch Covid-19 là tác động thúc đẩy xu hướng này diễn ra nhanh hơn.

2.  Giải pháp sáng tạo

Gây quỹ từ thiện thông qua hoạt động thương mại điện tử.

Mọi người dân có thể tham gia công tác từ thiện, góp phần giúp đỡ người nghèo, các hoàn cảnh khó khăn bằng cách mua hàng online qua các link liên kết của Quỹ từ thiện online IDC. Link liên kết sẽ đưa khách hàng đến trực tiếp các sàn thương mại điện tử, các website bán hàng của doanh nghiệp để thực hiện việc mua hàng. Giá mua online không thay đổi (hoặc thấp hơn) so với mua trực tiếp tại cửa hàng.

Link liên kết của một số sàn thương mại điện tử điển hình:

- Lazada - Thương mại điện tử: https://shorten.asia/4sS9JYTX

- Shoppee - Thương mại điện tử: https://shorten.asia/BrQ1CbAU

- Tiki - Thương mại điện tử: https://shorten.asia/JkGThaqF

Thông qua chương trình liên kết, mỗi đơn hàng của bạn sẽ được nhà cung cấp trích một phần doanh thu (từ 1 - 5%) về Quỹ IDC, IDC sẽ dùng toàn bộ số tiền này để giúp đỡ người nghèo, các hoàn cảnh khó khăn.

3.  Tính sáng tạo

Kết hợp giữa hoạt động từ thiện và hoạt động thương mại điện tử.

Mọi người dân đều có cơ hội tham gia hoạt động từ thiện mà không cần phải trích một phần thu nhập của mình để gây quỹ.

Đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động từ thiện.

Fanpage của Quỹ từ thiện online IDC: https://www.facebook.com/QuytuthienIDC

4.  Hiệu quả kinh tế

Góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử.

Quỹ từ thiện online IDC được thành lập từ ngày 01/06/2021.

Hiệu quả hoạt động dự kiến đến ngày 31/08/2021:

- Tổng số lượt tương tác (mua hàng) qua giải pháp: 20,000 lượt.

- Tổng giá trị mua hàng online qua giải pháp: 500,000,000 VNĐ.

- Tổng giá trị đóng góp vào Quỹ: 25,000,000 VNĐ.

Hiệu quả hoạt động dự kiến trong năm đầu tiên:

- Tổng số lượt tương tác (mua hàng) qua giải pháp: 500,000 lượt/năm.

- Tổng giá trị mua hàng online qua giải pháp: 20,000,000,000 VNĐ/năm

- Tổng giá trị đóng góp vào Quỹ: 1,000,000,000 VNĐ/năm.

5.  Tác động xã hội

Góp phần thúc đẩy hoạt động từ thiện.

Góp phần thúc đẩy hoạt động mua hàng online, hạn chế lây lan dịch bệnh trong thời điểm cách ly xã hội.

Thông tin

Tên tác giả: NGUYỄN PHI HÙNG 

Địa chỉ: 229 Bông Sao, P. 5, Q. 8, TP.HCM

Điện thoại: 0989830081

Email: nguyenlagi.vn@gmail.com