Mã số N2019: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO – Xây dựng trường tiểu học công lập theo định hướng hội nhập quốc tế

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay là phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh là chủ thể của nhận thức, chủ thể giáo dục trong mọi hoạt động. Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm là cầu nối hữu hiệu giữa lí thuyết được giảng dạy vào thực tiễn cuộc sống. Giải pháp “Đổi mới sáng tạo - Xây dựng trường tiểu học công lập theo định hướng hội nhập quốc tế” đã được áp dụng triển khai tại trường Tiểu học Lê Đức Thọ với nhiều chương trình hành động và bước đầu đạt được những kết quả rất thiết thực.

Chương trình nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho tập thể sư phạm nhà trường. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nghe, nói chuyện, tìm hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết của đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm, nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm. Mời chuyên gia đến trường bồi dưỡng cho lực lượng giáo dục về kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm thực hiện công tác trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học. Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về trải nghiệm sáng tạo của Ngành tới đội ngũ giáo viên, học sinh nhà trường và các lực lượng giáo dục. Tổ chức cho giáo viên tự học, cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về nội dung trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học.

Tăng cường các biện pháp kích thích, động viên về tinh thần để các lực lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỷ luật của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường cần nhắc nhở gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tránh những hiện tượng nuông chiều con quá mức khiến trẻ sinh ra tính lười biếng, ích kỷ, ỉ lại,...hay các hiện tượng cư xử với trẻ em quá hà khắc, nghiệt ngã, áp đặt, không công bằng dẫn trẻ hình thành tính bất cần, lì lợm hoặc thui chột sự năng động, sáng tạo của trẻ.....

Giới thiệu những trang Web hay, có nội dung liên quan đến việc trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đến các lực lượng tham gia giáo dục, trang bị tài liệu, tạp chí, sách báo phục vụ công tác tổ chức các đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm…

Chương trình xây dựng kế hoạch, tổ chức Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho từng học kỳ và cả năm học

Bước 1: Khảo sát tình hình cán bộ, giáo viên, học sinh và yếu tố tài lực, vật lực trong nhà trường trước khi bắt đầu năm học mới.

  Sau khi tuyển sinh lớp 1, dựa vào hồ sơ học sinh toàn trường, bước đầu phân loại học sinh, đặc biệt lưu ý các em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt.

  Rà soát tình hình nhân sự, phân công chuyên môn, phân công giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh và hoàn cảnh gia đình của giáo viên.

  Kiểm tra lại cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho dạy và học, các phương tiện cho đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trường hiện có.

  Kết hợp các yếu tố trên lại với nhau, xây dựng kế hoạch trải nghiệm sáng tạo bám sát thực tế của nhà trường.

Bước 2: Lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các văn bản chỉ đạo của giáo dục và đào tạo, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học đó và trên cơ sở kế hoạch tổng thể của năm học song cũng linh hoạt xây dựng kế hoạch theo tình hình nhà trường và tình hình địa phương. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học, cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý, bao gồm:

  • Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới.

  • Tiến độ về thời gian.

  • Nội dung công việc gắn liền với đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm.

  • Người thực hiện và các điều kiện khả thi.

  • Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc.

Bước 3: Thành lập các Tiểu ban và phân công nhiệm vụ.

Thành lập Ban trải nghiệm sáng tạo bao gồm: 1 trưởng ban, có thể là hiệu trưởng hoặc một phó hiệu trưởng, 1 phó ban là Tổng phụ trách Đội, các ủy viên là các giáo viên chủ nhiệm của các lớp.

  Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban trải nghiệm sáng tạo, bầu năm nhóm trưởng (thường là khối trưởng) phụ trách năm khối lớp 1, 2,3,4,5.

  Ban Giám hiệu lập kế hoạch đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh toàn trường và đưa ra các chuẩn về kĩ năng để học sinh thực hiện. Các kế hoạch đưa ra phải chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi khó khăn của nhà trường, có kế hoạch chi tiết cho từng kỳ, từng tháng, và cả năm học. Kế hoạch phải cụ thể đến từng khối lớp và những đối tượng học sinh cá biệt.

  Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch.

  Sau khi xây dựng kế hoạch cần thông qua Ban trải nghiệm sáng tạo và Hội đồng sư phạm để mọi thành viên nắm được tinh thần công việc trong một năm học.

  Lấy ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong Ban trải nghiệm sáng tạo và Hội đồng sư phạm làm cho bản kế hoạch thêm chi tiết, sáng tạo.

  Bổ sung những ý kiến hay của các thành viên vào bản kế hoạch rồi điều chỉnh lại kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện.

 Chương trình đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm thông qua môn học và các hoạt động giáo dục

Thông qua họp chuyên môn đầu năm: Ban Giám hiệu thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, chú ý đến tính phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

  Tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về cách áp dụng, xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp trải nghiệm sáng tạo cho học sinh theo hướng đổi mới trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các môn học, đặc biệt môn Toán, Tự nhiên xã hội lớp 1, 2, 3: Khoa học lớp 4,5. Qua nội dung của những môn học này học sinh có thể được thực hiện những trải nghiệm sáng tạo hoặc lồng ghép để nâng cao nhận thức về trải nghiệm sáng tạo cho các em. Chỉ đạo tích hợp trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua các bài giảng trên lớp...

Phối hợp với công ty kỹ năng sống, trung tâm Anh ngữ để tăng thêm thời lượng tổ chức đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh.

Tiếp tục thực hiện ngày càng có chất lượng hơn việc giảng dạy An toàn giao thông trên lớp học theo các tài liệu do Bộ GD&ĐT quy định, đẩy mạnh thực hành giao thông trên sa bàn ở sân trường, đồng thời tham gia và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục An toàn giao thông. Phối hợp với công ty Hon da và cảnh sát giao thông đến nói chuyện chuyên đề với học sinh về đội mũ bảo hiểm, an toàn khi tham gia giao thông.

Thực hiện đổi mới sáng tạo trong tổ chức các ngày hội, các hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng đã học.

Tổ chức các hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống, ... để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Tổ chức các hoạt động lao động công ích trong nhà trường như: chăm sóc vườn sinh vật trường, vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh, tu sửa bàn ghế, trường lớp…Lao động công ích giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng.

Tổ chức tham quan các khu di tích lịch sử, cảnh đẹp của đất nước để giáo dục tình yêu quê hương đất nước…

Tổ chức cho học sinh viết thu hoạch (chia sẻ) sau buổi trải nghiệm.

Trong quá trình học sinh thực hiện đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo viên luôn theo dõi, giúp đỡ học sinh. Việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ, ... phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết ... GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em.

Sau mỗi hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động, kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo… Thông qua đó, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ.

Chương trình tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính và các điều kiện phục vụ đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm

Khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo quản tốt nguồn lực cơ sở vật chất, các phương tiện, tài liệu, tiết kiệm tài chính của nhà trường phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và hoạt động  trải nghiệm sáng tạo. Mua bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học hàng năm.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại, tu bổ xây dựng khung cảnh, môi trường sư phạm, cảnh quan có tác dụng giáo dục ngay từ trong hè hàng năm trước khi bước vào năm học mới.

Kết hợp với cha mẹ học sinh để kiểm tra kết quả đạt được của các Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm đã tổ chức cho học sinh.

Và những kết quả đầy khích lệ

Đội ngũ giáo viên nhận thức được đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm là con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ và tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè và những người xung quanh, từ đó có ý thức và phương pháp giáo dục tốt hơn.

Với hoạt động trải nghiệm “Vườn rau lớp em” đã có 30 vườn rau cho 30 lớp, diện tích khoảng 400 m2. Trong đó có những loại cây rau như cây rau cải, rau muống, xà lách, rau đay… Phục vụ cho các bài học chương trồng rau, hoa (kỹ thuật lớp 4).

Các em học sinh chăm sóc vườn rau của lớp.

Các em học sinh chăm sóc vườn rau của lớp.

 Xây dựng vườn cây thuốc Nam: diện tích 30 m2 với trên 10 loại cây thuốc như: cây mã đề (chữa táo bón, thanh nhiệt), cây tía tô và cây gừng (chữa cảm lạnh, làm gia vị), cây hương nhu (chữa cảm sốt), cây lược vàng (chữa ho, viêm họng), cây đinh lăng (bổ máu, giải độc), cây nha đam (chữa mụn, làm đẹp da), cây lá láng (chữa đau khớp, bong gân), ngải cứu (cầm máu), cây sả, cây nghệ…

Học sinh được cô giáo hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây  tại vườn cây thuốc Nam.

Học sinh được cô giáo hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây  tại vườn cây thuốc Nam.

Luyện kỹ năng gấp quần áo!

Luyện kỹ năng gấp quần áo!

Ngày hội trò chơi dân gian.

Ngày hội trò chơi dân gian.

Chuyên đề “Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn”.

Chuyên đề “Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn”.

Các em tham gia và đạt giải khuyến khích hội thi “I Want To Be a Scientist”.

Các em tham gia và đạt giải khuyến khích hội thi “I Want To Be a Scientist”.

Học sinh đọc sách ở thư viện thông minh.

Học sinh đọc sách ở thư viện thông minh.

Học sinh có chuyển biến rõ rệt về tư duy, nhận thức, đạo đức, giao tiếp, cách cư xử, các kỹ năng sống thông qua các Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm được các lực lượng giáo dục thừa nhận.

Nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường. Điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường ngày càng được trang bị đảm bảo cho Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm ngày càng tốt hơn, khung cảnh môi trường khang trang hơn.

Nhà trường đã có được sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh trong khu vực. Bước đầu thực hiện xây dựng trường tiên tiến, hội nhập giai đoạn 2015-2020 theo kế hoạch.

Chính nhờ tổ chức đa dạng hóa đổi mới sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm đã thể hiện mối dây thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Có thể khẳng định, kết quả của “Đổi mới sáng tạo - Xây dựng trường tiểu học công lập theo định hướng hội nhập quốc tế” những năm qua đã và đang trở thành động lực để CB-GV-NV trường chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong quản lý, giảng dạy và học tập.

Chất lượng của đổi mới sáng tạo không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt. CB-GV-NV nhà trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Cần thắp lên ngọn lửa đam mê từ giáo viên, phụ huynh, học sinh để mọi người cùng cháy hết mình trong mỗi hoạt động, thắp sáng đường đi cho học sinh, thổi bùng ngọn lửa đam mê, ngọn đuốc tri thức của mỗi học sinh.

“Học sinh không phải là những chiếc bình cần được đổ đầy kiến thức mà là những ngọn đuốc cần được thắp sáng”

Với những kết quả đạt được bước đầu rất khả quan ở đơn vị rất mong được chia sẻ. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi và rất mong sự góp ý của quý thầy cô.

Thông tin

Tên tác giả: DƯƠNG TRẦN BÌNH - Trường TH Lê Đức Thọ

Địa chỉ: 688/57/44 Lê Đức Thọ, P. 15, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email : duongtranbinh@gmai l. com