Mã số N2072: Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ hạt cây neem
Ở các nước tiên tiến trên thế giới, với mục đích bảo vệ hoa màu, người nông dân sử dụng chủ yếu các chất dẫn dụ côn trùng, hay thuốc bảo vệ thực vật sinh học , quan trọng nhất là thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Theo tiêu chuẩn HACCP ở Mỹ, EU Châu Âu, JAS ở Nhật ... các loại rau củ quả chỉ được phép nhập vào thị trường các nước nầy khi nào không có dư lượng thuốc trừ sâu tổng hợp có gốc Cl, P hữu cơ, pyrethrin, carbamat.
Trên thế giới các nhà hóa học không ngừng nghiên cứu tìm ra các loại thảo mộc mới có tác dụng trừ sâu để bảo vệ hoa màu mà không làm ô nhiễm môi trường. Đến nay đa số đều chọn cây neem (tên tiếng Anh nay đã được quốc tế hóa), tên tiếng Việt là cây sầu đâu hay Xoan Ấn Độ, là một loại cây thân gỗ, to cao khoảng 15-20m , có lá xanh quanh năm có thể phát triển trên đất khô cằn, nghèo kiệt, thuộc loại cây tốt nhất và có sản lượng lớn, đủ để sản xuất ra thuốc BVTV công nghiệp.
Cây neem tên khoa học Azadirachta indica A.Juss thuộc họ Xoan (Meliaceae) xuất xứ từ Ấn Độ, được trồng đại trà thành rừng ở khắp nước này và là một nguồn lợi rất lớn của Ấn Độ. Từ năm 1960, cây neem đã nổi tiếng trên khắp thế giới do từ hạt cây neem các nhà hóa học đã trích được một số hoạt chất Azadirachtin limonoid có tác dụng diệt trừ côn trùng rất có hiệu quả. Nhiều nước trên thế giới đã mang cây neem về trồng trên đất nước họ để sử dụng. Hai sản phẩm Neem Azal và Neem Azal F sản xuất từ hạt cây neem tại Đức được bán khắp châu Âu. Năm 1975, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng kế hoạch trồng cây neem trên khắp nước Mỹ và đã bán ra trên khắp nước Mỹ 02 loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trích từ hạt cây neem, với tên thương mại Margosan-O và Izatin.
Từ năm 1980 đến nay đã có 8 hội nghị khoa học quốc tế về cây neem tổ chức tại CHLB Đức (lần 2, 1983), tại Pakistan(1986), Kenya (lần 3, 1987), Mỹ (1992), Ấn Độ (1993), Philippin (IRRI,1994), Úc (1996), Anh (1999). Họ đã khẳng định giá trị của cây neem trong lãnh vực thuốc bảo vệ thực vật, diệt trừ sâu rầy và nấm bệnh phá hại cây trồng. Đến nay người ta đã xác định được trên 15 azadirachtin limonoid trong hạt cây neem, trong đó có khoảng 6 chất có cấu trúc và tác dụng tương tự như azadirachtin chỉ gồm các nguyên tố C, H, O, N không có nhóm độc tính khác được gọi chung là azadirachtin limonoid (AZL)
Cây neem được GS Lâm Công Định mang hạt giống từ Senegal về trồng từ năm 1993 trên các vùng đất khô cằn nghèo kiệt thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận và huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT của 2 tỉnh này đã trồng được khoàng 2.000 ha rừng neem cho trái và có kế hoạch phát triển lên 2.500 ha vào năm 2020.
Bảng 1: Môt số chế phẩm điều chế từ cây hạt neem đang bán trên thị trường thế giới
Việt Nam đang định hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững, chúng ta không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp vì các loại thuốc nầy có lưu bã độc làm ô nhiễm môi trường và tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng, đôi khi gây ra nhiều vụ ngộ độc chết người, mà chỉ có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong đó quan trọng nhất là thuốc bảo vệ thực vật gốc thảo mộc không có lưu bã độc và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật loại nầy ở nước ta còn rất ít, kết quả còn hạn chế. Trước đây cũng có một số công trình nghiên cứu chiết xuất Rotenon từ dây thuốc cá Derris elleptica để diệt sâu rau, nhưng tác dụng còn thấp vì rotenon chỉ tác dụng các động vật máu lạnh làm nghẽn hệ thống hô hấp, chủ yếu là để thuốc cá nên còn gọi là dây thuốc cá. Một số đề tài nghiên cứu thuốc trừ sâu gốc thảo mộc khác cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm.
Như thế việc nghiên cứu sản xuất hoạt chất Azadirachtin limonoid từ hạt neem làm thuốc BVTV để phát triển chương trình rau củ quả an toàn ở nước ta là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Kết quả
Dự án này được phát triển từ kết quả nghiên cứu của dự án “Sản xuất thử nghiệm hoạt chất azadirachtin ≧3% từ hạt cây neem Azadirachta indica A.Juss với quy mô 100 kg/ngày” do DS. Lê Thị Cúc làm chủ nhiệm, GSTS Trần Kim Qui Viện Công nghệ Hóa sinh Ứng dụng chủ trì. Dự án đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM nghiệm thu năm 2010.
Sau đó dự án do GSTS Trần Kim Qui làm chủ nhiệm được Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP HCM tiếp nhận tham gia chương trình ươm tạo tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM từ ngày 12/10/2015 đến 15/04/2019 và sản phẩm được đưa ra khảo nghiệm ở nhiều nơi từ đó đến nay.
Một số kết quả sau đây đã thu được trong quá trình ươm tạo.
2.1. Sản phẩm:
Sản phẩm 1: Thuốc trừ sâu rầy Limo I 0.3EC
Thuốc trừ sâu rầy Limo I 0.3EC có thành phần theo tỷ lệ trọng lượng như sau:
Sản phẩm 2: Thuốc trừ nấm bệnh Limo F 0.1EC
Thuốc trừ nấm bệnh Limo F 0.1EC có thành phần theo tỷ lệ trọng lượng như sau:
Sản phẩm 3: Phân bón hữu cơ sinh học AZA 250SP
Phân bón hữu cơ diệt tuyến trùng AZA 250SP có thành phần theo tỷ lệ trọng lượng như sau:
- Tất cả các thành phần chính và phụ của 3 sản phẩm nói trên đều được dự án sản xuất ra với các nguyên vật liệu có sẵn trong nước.
- 03 sản phẩm nầy được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM chứng nhận là sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN (trong Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ số 20/ĐK-DNKH ngày 13/7/2016)
2.2. Tiếp cận thị trường:
- Trong thời gian ươm tạo, dự án phối hợp với một số hợp tác xã nông nghiệp, một số cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật để khảo nghiệm các sản phẩm do dự án sản xuất ra, sau đó tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm... để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Các đơn vị tham gia khảo nghiệm này sẽ là những đầu mối, kênh phân phối sản phẩm sau khi dự án triển khai sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.
- Các đơn vị tham gia khảo nghiệm đều thống nhất đánh giá cao tác dụng của 2 loại thuốc Limo I và Limo F không thua kém các loại thuốc BVTV tổng hợp hiện đang bán trên thị trường nhưng giá thấp hơn và không làm ô nhiễm môi trường.
Tính sáng tạo
Thị trường tiêu thụ thuốc BVTV ở nước ta rất lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, hàng năm cả nước nhập khoảng 300 ngàn tấn thuốc BVTV tổng hợp, chi ra hàng tỷ USD. Thuốc BVTV trên thị trường trong nước hiện nay chủ yếu gồm các loại thuốc tổng hợp nhập từ nước ngoài gây ô nhiễm trầm trọng môi trường và làm nhiễm độc nguồn thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe con người đôi khi dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm chết nhiều người. Nhà nước có chủ trương phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững, nhằm thay thế dần thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại bằng thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc không có lưu bã độc và thân thiện môi trường.
Theo chủ trương của Nhà nước, GSTS Trần Kim Qui triển khai dự án: “Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học gốc thảo mộc, thân thiện với môi trường, với hoạt chất Azadirachtin chiết xuất từ hạt cây neem Azadirachta indica A.Juss trồng ở Việt Nam”.
Hay gọi vắn tắt là Dự án “ Sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem, hoạt chất azadirachtin”.
3.1. Tính khả thi của dự án
Dự án được nghi.ên cứu sâu hơn về tính khả thi và đã đạt được kết quả là: Toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng trong dự án đều có sẵn trong nước, các thiết bị đều được thiết kế, chế tạo trong nước và quy trình sản xuất được khép kín không có chất dư thừa nên không có chất thải đưa ra môi trường.
3.2. Tính sáng tạo của dự án
Dự án có tính hiện đại và độc nhất ở Việt Nam nên được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp cho GSTS Trần Kim Qui Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2281 ngày 15/01/2020, được bảo hộ đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
GSTS Trần Kim Qui đã thành lập Công ty CP Khoa học Công nghệ Hóa Sinh, một doanh nghiệp KH&CN của TP HCM đang tìm địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất thuốc BVTV theo công nghệ của dự án nói trên để sản xuất và kinh doanh rộng rãi 3 sản phẩm Limo I 0.3EC, Limo F 0.1EC và phân bón hữu cơ sinh học AZA 250SP từ hạt cây neem trồng ở nước ta.
Hiệu quả kinh tế:
1. Tiết kiệm được một lượng lớn ngoại tệ cho Nhà nước.
Hàng năm cả nước nhập khoảng 300 ngàn tấn thuốc BVTV tổng hợp chi ra hàng tỷ USD. Các loại thuốc BVTV tổng hợp này gây ô nhiễm trầm trọng môi trường, làm nhiễm độc nguồn thực phẩm dẩn đến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm chết nhiều người. Theo chủ trương của Nhà nước, cần phải thay dần thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại này bằng thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc.
Như thế dự án “ Sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem, hoạt chất azadirachtin”sẽ tiết kiệm được cho Nhà nước một lượng lớn ngoại tệ hàng tỷ USD vì không phải nhập thuốc BVTV tổng hợp nữa.
2. Giảm giá bán thuốc BVTV cho nông dân
Một số cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, nhập nguyên liệu từ nước ngoài, như nhập Izatin EC của Mỹ quy ra giá 602.000 đ/l (FOB), Nethrin của Úc quy ra giá 690.000 đ/l (FOB), Neem cake của Ấn Độ quy ra giá 71.000 đ/kg (FOB) giá rất cao ( Bảng 2) mang về Việt Nam pha chế thuốc BVTV giá cũng rất cao bán cho nông dân. Nay các loại nguyên liệu này được sản xuất trong nước giá 180.000đ - 200.000đ/l chỉ bằng khoảng 30% giá bán ở nước ngoài, làm hạ khoảng 30% giá bán thuốc BVTV cho nông dân, giúp nông dân tăng thu nhập, có cuộc sống khá hơn.
Bảng 2: Giá bán thuốc trừ sâu rầy, thuốc trừ nấm bệnh và phân bón neem trong và ngoài nước
3. Giúp xuất khẩu nông sản Việt Nam, tăng thu nhập cho nông dân và Nhà nước tăng thu ngoại tệ.
Nước Việt Nam ở vùng nhiệt đới gió mùa với thảm thực vật phong phú có nhiều loại rau củ quả chất lượng cao, nhưng không thể xuất khẩu được ra nước ngoài vì lúc đó chúng ta đang sử dụng thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại, các nông sản của chúng ta đều có lưu bã độc của thuốc BVTV tổng hợp nên khi xuất ra nước ngoài đều bị các nơi nhập khẩu phạt nặng và đổ bỏ nông sản có lưu bã độc. Nay chúng ta triển khai dự án: “Sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem với hoạt chất azadirachtin” thân thiện với môi trường và không lưu bã độc nên nông sản của nước ta sẽ được xuất khẩu đến các thị trường khó tính bên ngoài, qua đó giúp cho nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và Nhà nước tăng thu ngoại tệ.
4. Xuất khẩu thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem, hoạt chất azadirachtin
Nhà nước có chủ trương thay thế dần thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại bằng thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc. Từ đó, thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem với hoạt chất azadirachtin của Công ty CP KHCN Hóa Sinh sẽ được sản xuất ngày càng nhiều hơn, rừng neem ở Ninh Thuận và Bình Thuận cũng được trồng thêm nhiều cây neem hơn để bán hạt neem cho Công ty. Đến khi thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem với hoạt chất azadirachtin thay thế hoàn toàn thuốc BVTV tổng hợp ngoại nhập, cần phải tính đến việc xuất khẩu sản phẩm này.
Dự án sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc của GSTS Trần Kim Qui có ưu điểm là: Tất cả các nguyên vật liệu sử dụng trong dự án đều có sẵn trong nước, các thiết bị đều được thiết kế và chế tạo trong nước, đặc biệt là không có chất dư thừa thải ra môi trường (có tính khả thi cao). Do đó, sản phẩm do Công ty sản xuất ra có giá thành thấp và bán ra chỉ vào khoảng 180.000đ-200.000 đ/l.
Trong khi đó, thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc (cũng từ hạt neem) có chất lượng (hàm lượng hoạt chất azadirachtin) tương đương ở Mỹ bán với giá quy ra 602.000đ/l, ở Úc bán với giá quy ra 690.000 đ/l cao hơn khoảng 3 lần giá thuốc BVTV bán ở Việt Nam (Bảng 2). Như thế Công ty cần phải sản xuất nhiều hơn nữa thuốc BVTVsinh học gốc thảo mộc từ hạt neem với hoạt chất azadirachtin để một phần phục vụ nhu cầu trong nước, phần dư ra có thể xuất khẩu thu ngoại tệ.
5. Xuất khẩu hoạt chất azadirachtin nồng độ cao.
Nhiều nước trên thế giới hiện đang sử dụng thuốc BVTV sinh học từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng hiệu quả còn thấp. Họ đang rất cần mua hoạt chất azadirachtin nồng độ cao để bổ sung vào thuốc BVTV của họ đang sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả. Về việc sản xuất hoạt chất azadirachtin nồng độ cao để xuất khẩu thì có nhiều nơi đang làm. Thí dụ ở Đức có chế phẩm Neem Azal chứa 30% hoạt chất azadirachtin bán với giá 1.700 USD/kg, ở Mỹ có chế phẩm RH-9999 chứa 20% hoạt chất azadirachtin bán với giá 1.100 USD/kg. Chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất ra một chế phẩm chứa 20% hoạt chất azadirachtin với giá rẻ hơn khoảng 50% giá của các sản phẩm nói trên, do công nghệ của chúng ta có tính khả thi cao có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nầy trên thị trường thế giới.
6. Đóng thuế tăng ngân sách cho Nhà nước
Tác động xã hội
1. Các loại thuốc BVTV hiện đang sử dụng ở nước ta đều là thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại. Các loại thuốc này rất độc, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sinh ra nhiều chứng bệnh nan y như bệnh ung thư, các bệnh về đường huyết ... đồng thời làm nhiễm độc thực phẩm dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm chết nhiều người. Các người dân sống ở vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị đau ốm, bao nhiêu tiền của thu nhập được đều dồn vào tiền thuốc nên bệnh vẫn mang mà nghèo lại càng nghèo thêm.
Thấy rõ các điều này, Nhà nước có chủ trương là cần phải thay dần thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại bằng thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc thân thiện môi trường.
Như thế dự án “ Sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt cây neem, hoạt chất azadirachtin” sẽ giúp cho người dân sản xuất nông nghiệp, xã hội nói chung sẽ thoát khỏi cảnh bệnh tật và đói nghèo này.
2. Nước ta có nhiều loại rau củ quả chất lượng cao nhưng do sử dụng thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại, các loại rau củ quả này đều có lưu bã độc của thuốc BVTV tổng hợp nên không thể xuất khẩu được mà chỉ có thể tiêu thụ nội địa trong phạm vi hẹp.
Như thế dự án “ Sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt cây neem, hoạt chất azadirachtin” sẽ giúp nước ta có thể xuất khẩu rau củ quả chất lượng cao, từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều nông dân và nhân dân lao động, giúp họ tăng thu nhập và có cuộc sống khá hơn, xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
3. Đến khi dự án “Sản xuất thuốc BVTV sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem hoạt chất azadirachtin” triển khai sản xuất và phát triển, Công ty CP KHCN Hóa Sinh cũng sử dụng lao động và ngày càng nhiều hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, chẳng những rừng neem ở Ninh Thuận và Bình Thuận được trồng thêm nhiều cây neem mà ở các vùng khác người dân có những khu đất nghèo kiệt, bạc màu, không trồng được cây gì cũng có thể trồng cây neem vì cây neem vẫn có thể phát triển tốt trên vùng đất khô cằn này để bán hạt cho Công ty. Dự án cần rất nhiều hạt neem, một phần dùng làm nguyên liệu để sản xuất trong nước, còn phần lớn hạt neem được sàng lọc lại để xuất khẩu.
Như thế chẳng những dự án tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân lao động mà còn phát triển được rừng trồng cây neem ngày càng lớn rộng hơn, tạo ra một nguồn lợi lớn cho nhân dân ta, giúp nhân dân ta nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo và xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
4. Người dân được tăng thu nhập, mức sống vật chất và tinh thần được nâng cao hơn, không còn lo bị bệnh tật do thuốc BVTV tổng hợp nhập ngoại mang lại cho họ. Lúc này người dân nghĩ đến việc tương lai nhiều hơn, mạnh dạn đầu tư cho con cháu học hành đến nơi đến chốn. Cứ như thế xã hội chúng ta dần dần phát triển theo hướng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT để sản xuất rau quả an toàn, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp như từ lâu nay người dân quen dùng vì các loại thuốc này có lưu bã độc lâu dài làm ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc thực phẩm mà phải dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc như azadirachtin, dầu neem ... Từ đó nhiều cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực nhập azadirachtin từ nước ngoài đem về pha chế bán ra thị trường. Tuy nhiên giá azadirachtin nhập rất đắt nên giá bán các chế phẩm azadirachtin trong nước cũng rất cao, nông dân không ưa chuộng. Thí dụ Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam (VIPESCO) nhập NeemAzal (chế phẩm chứa 46% azadirachtin) của Đức giá 17.000 USD/1 kg đem về Việt Nam pha chế ra chế phẩm Vineem bán giá rất cao nên nông dân không ưa chuộng. Ở Củ Chi, Công ty CP Công nghệ VINA nhập dầu neem của Ấn Độ giá 75 USD/gallon (3,79 l) FOB tại Ấn Độ đem về pha chế ra chế phẩm, dầu neem tinh luyện bán giá rất cao của Công ty Neem Resource com. nên không được nông dân ủng hộ.
Nhìn chung:
Hiệu quả kinh tế:
- Sản xuất bảo vệ thực vật gốc sinh học gốc thảo dược từ nguồn nguyên liệu trong nước thay dần thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp nhập ngoại, sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của nước ta, đồng thời giúp Nhà nước tiết kiệm được ngoại tệ do nhập ít hơn thuốc bảo vệ thực vật từ nước ngoài và giúp các công ty xuất khẩu được rau củ quả an toàn vệ sinh thực phẩm ra nước ngoài, thu nhiều ngoại tệ.
- Giúp nông dân tăng thu nhập do mua được thuốc bảo vệ thực vật sản xuất trong nước với giá rẻ hơn thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, đôi khi lại mua nhầm thuốc giả vừa mất tiền và lại mất mùa.
- Đóng thuế, tăng ngân sách cho Nhà nước
Hiệu quả xã hội:
- Góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nước ta, tránh được những vụ ngộ độc thực phẩm làm chết nhiều người và gây ra những chứng bệnh nan y như bệnh ung thư, các bệnh về đường huyết ...
- Tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người dân lao động.
- Mở đầu phát triển việc nghiên cứu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ nguồn nguyên liệu trong nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp an toàn và bền vững ở nước ta theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Một cách sơ lược:
- Hiệu quả kinh tế của thuốc BVTV sinh học từ cây neem giúp đời sống người dân cao hơn do tăng thu nhập, giảm chi phí, xuất khẩu nông nghiệp có hướng đi lâu dài.
- Hiệu quả xã hội từ thuốc BVTV giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tân dụng nguyên liệu trong nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tác động xã hội
Nhờ được đánh giá là thân thiện môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, các nông sản sử dụng thuốc BVTV gốc thảo dược không lưu lại bã độc, nên có thể xuất khẩu đến các thị trường khó tính bên ngoài, qua đó tăng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân. Vì vậy, sản phẩm của dự án này có thể tin cậy hoàn toàn về tiềm năng phát triển cũng như thị trường, phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững.
Thông tin
Đại diện nhóm tác giả: TRẦN KIM QUI
Điện thoại: 0918458592
Email: cnhoasinh14@gmail.com
viencnhs03@gmail.com