Mã số N2073: Hệ thống cầu trượt thoát hiểm nhà cao tầng

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Hiểm họa cháy nổ ở những tòa nhà cao tầng thường gây thiệt hại về người và của, do chủ đầu tư không trang bị cho các tòa nhà cao tầng các hệ thống thoát hiểm một cách an toàn cho những cư dân sinh sống trong những tòa nhà đó. Thường các tòa nhà cao tầng chủ đầu tư chỉ xây hệ thống thoát hiểm bằng cầu thang bộ bên trong tòa nhà, vì vậy khi xãy ra cháy nổ do khói và lửa bốc lên thường làm cho mọi người dễ bị ngộp thở, đồng thời dễ dẫm đạp lên nhau tạo ra những cái chết thương tâm đáng tiếc. 

Giải pháp thoát hiểm nhà cao tầng bằng hệ thống cầu trượt, sẽ khắc phục được những nhược điểm mà các giải pháp thoát hiểm hiện nay đang mắc phải.

Cấu tạo, thiết kế hệ thống thoát hiểm

Hệ thống cầu trượt thoát hiểm nhà cao tầng được thiết kế và lắp đặt bên ngoài các tòa nhà cao tầng dạng cố định và kiên cố, có ưu điểm là không chiếm diện tích bên trong tòa nhà, đồng thời giúp cho những cư dân sống trong tòa nhà cao tầng tránh được khói lửa khi có sự cố hỏa hoạn hay cháy nổ xảy ra.

Hệ thống cầu trượt thoát hiểm nhà cao tầng được thiết kế và thi công bao gồm một hành lang chung trong tòa nhà cao tầng 1.1 có lối ra liên thông với các hành lang bên ngoài tòa nhà cao tầng 1.2, cùng với các cửa thoát hiểm 1.3, được thiết kế bên ngoài từng căn hộ, kết nối với nhau bằng các chiếu nghỉ 1.4 và cầu trượt thoát hiểm1.5 (xem hình 1)

Theo đó, muốn triển khai tốt phương pháp thoát hiểm cho các cư dân sinh sống trong các tòa nhà cao tầng, thì các nhà xây dựng và kiến trúc, tận dụng hành lang chung phía trong tòa nhà 1A.1 có lối ra, kết hợp liên thông với hành lang thoát hiểm bên ngoài các tòa nhà cao tầng 1A.2, cùng cửa thoát hiểm của các căn hộ 1A.3 được liên kết với nhau bằng các chiếu nghỉ 1A.4, nơi đặt các cầu trượt 1A.5.

Vậy thì các lối thoát hiểm bên ngoài các tòa nhà cao tầng sẽ được thiết kế như thế nào? Thường thì mặt ngoài các tòa nhà cao tầng hay còn gọi là mặt sau của các căn hộ cao tầng chúng ta cần thiết kế các hành lang thoát hiểm, vì mặt trước mà chúng ta thường gọi là mặt tiền của các căn hộ, ăn thông với hành lang phía trong tòa nhà cao tầng, cũng là hành lang dùng để thoát hiểm cho những người sống trong các căn hộ cao tầng. Vì vậy mặt ngoài của các tòa nhà cao tầng nghĩa là mặt sau của các căn hộ chung cư, chúng ta cũng thiết kế các hành lang liên thông với nhau, giống như các hành lang phía trong tòa nhà cao tầng.                                     

Hành lang liên thông dùng để thoát hiểm phía ngoài các tòa nhà cao tầng khi có sự cố cháy nổ xảy ra, được kết nối với các cửa sau của các căn hộ dùng để thoát hiểm. Hành lang thoát hiểm chúng ta có thể thiết kế rộng hẹp khác nhau, tùy theo yêu cầu cụ thể của các chung cư, làm sao cho tương thích với số lượng cư dân sinh sống trong các tòa nhà cao tầng nhiều hay ít. Các hành lang an toàn được thiết kế có bề rộng chừng 0,8m, cho đến 1m, và các lan can có chiều cao cũng từ 0,8m đến 1m, là có thể dùng làm lối thoát hiểm tương đối thích hợp và an toàn. Thường mặt sau của các căn hộ được thiết kế cửa sau dùng làm cửa thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ xảy ra, vì vậy cửa sau của mổi căn hộ chúng ta sẽ thiết kế một lối ra dùng để liên thông với hành lang thoát hiểm. Khi có sự cố cháy nổ, những người sống trong các căn hộ, có thể mở cửa sau thoát ra hành lang liên thông phía ngoài của các tòa nhà cao tầng, vừa tránh được lửa, vừa tránh được khói một cách an toàn. Bước tiếp theo khi đã thoát ra đươc hành lang an toàn, mọi người nhanh chóng di chuyển lại nơi đặt các chiếu nghỉ có cầu trượt thoát hiểm, chúng ta có thể di chuyển một cách trật tự theo thứ tự không cần phải chen lấn nhau, vì một khi đã thoát ra được hành lan an toàn thì tính mạng của mọi người tương đối an toàn không bị đe dọa nữa, chỉ còn di chuyển đến cầu trượt thoát hiểm, là mọi người có thể theo cầu trượt thoát xuống một cách nhanh chóng và an toàn, chỉ với vài phút là mọi người sống trong các căn hộ cao tầng có thể tiếp đất một cách an toàn, bằng hệ thống cầu trượt thoát hiểm .

Hệ thống cầu trượt thoát hiểm, có thể đưa toàn thể mọi người sống trong các căn hộ nhà cao tầng, từ những người già trẻ lớn bé, khỏe mạnh, hay đau ốm, thậm chí những tàn tật đi lại khó khăn, cũng có thể thoát hiểm một cách an toàn nhanh chóng, đó là tính ưu điểm của hệ thống cầu trượt thoát hiểm, mà không có bất kỳ phương pháp thoát hiểm nào hiện nay có được. 

 Mục đích khác nữa của hệ thống cầu trượt thoát hiểm nhà cao tầng, ngoài tính năng dùng làm phương tiện thoát hiểm ra, còn có ưu điểm là có thể dùng làm phương tiện cầu trượt vui chơi giải trí cho các em hàng ngày.

Chi tiết hệ thống cầu trượt thoát hiểm nhà cao tầng được mô tả chi tiết kết hợp với các hình vẽ bao gồm:

- Hình 1A; Phối cảnh chi tiết của hệ thống cầu trượt dùng để thoát hiểm cho nhà cao tầng

Trong đó:

- Hình 1A.1: Mô tả hành lang thoát hiểm từ bên trong tòa nhà cao tầng liên thông với hành lang bên ngoài. Hành lang thoát hiểm bên trong tòa nhà dẫn ra bên ngoài được thiết kế có bề rộng từ 1,2m cho đến 1m5, chiều dài tùy theo thiết kế từ trong tòa nhà ra đến chiếu nghỉ, chiều cao lan can từ 0,8m đến 1m. Vật liệu sử dụng cho hành lang thoát hiểm có thể được làm từ bê tông cốt thép giống như sàn nhà cao tầng. Lan can có chiều cao từ 0,8m đến 1m được làm từ sắt thép inox hay kín chịu lực..v.v…

- Hình 1A.2: Mô tả hành lang thoát hiểm bên ngoài của tòa nhà cao tầng dẫn đến chiếu nghỉ, được liên kết với cầu trượt để trượt xuống tầng kế tiếp, thường bề rộng hành lang thoát hiểm được thiết kế từ 0,8m cho đến 1m. Vật liệu sử dụng cho hành lan thoát hiểm bên ngoài tòa nhà cao tầng có thể được gia công bằng bê tông cốt thép cùng lúc với thiết kế thi công xây dựng tòa nhà cao tầng, hay được lắp đặt sau khi các tòa nhà cao tầng đã được xây dựng xong, có thể dùng các vật liệu chịu nhiệt như sắt, thép, hay inox..v..v..

- Hình 1A.3; Mô tả cửa thoát hiểm của từng căn hộ cao tầng, được thiết kế và thi công có kích thước và quy cách giống như các cửa chính ra vào của mổi căn hộ, thường cửa thoát hiểm được thiết kế chiều ngang từ 0,8m đến 1m, chiều cao từ 1,8m đến 2m, tùy theo diện tích mặt ngoài từng căn hộ mà ta thiết kế cửa thoát hiểm sao cho phù hợp thoát hiểm nhưng vẫn mang tính thẫm mỷ, vật liệu có thể sử dụng vật liệu như cửa ra vào của các căn hộ cao tầng, như gổ sắt thép nhôm kín..v.v..

- Hình 1A.4; Mô tả chiếu nghỉ bao gồm hai tầng, chiếu nghỉ tầng T.1 hơi thấp hơn chiếu nghỉ tầng T.2 khoảng 0,2m. để khi người tầng trên trượt xuống chiếu nghỉ tầng T1 xong, bước tiếp lên tầng T2 để tiếp tục trượt xuống tầng kế tiếp, sẽ không bị va chạm với người đang đứng chờ ở chiếu nghỉ tầng T.2. Kích thước của chiếu nghỉ T.1 có chiều dài từ 1m2 đến 1m5, có chiều rộng từ 0,8m cho đến 1m, bằng kích thướt của mặt trượt. Vật liệu sử dụng cho chiếu nghỉ tầng T.1 có thể được gia công bằng bê tông cốt thép cùng lúc với xây dựng, hay được lắp đặt sau khi các tòa nhà cao tầng đã xây dựng xong, bằng các loại vật liệu chịu được nhiệt như sắt thép, inox, kính chịu lực ..v.v. Trên bề mặt chiếu nghỉ T1 ta trải một lớp nệm muốt để khi những người thoát hiểm trượt từ tầng trên xuống không bị va chạm mạnh gây chấn thương.  Chiếu nghỉ T2, cao hơn chiếu nghỉ tầng T.1 khoảng 0.2m để những người thoát hiểm đi từ các hành lang bên trong hay các hành lang bên ngoài ra đến chiếu nghỉ, không bị va chạm với người từ tầng trên đang trượt xuống tầng T.1 của chiếu nghỉ. Chiều dài và chiều rộng chiếu nghỉ T.2 bằng kích thước chiều dài và chiều rộng của chiếu nghỉ T.1. Vật liệu sử dụng cho chiếu nghỉ T.2 được thiết kế thi công giống chiếu nghỉ T.1, nhưng bề mặt của chiếu nghỉ T.2 không cần trải niệm muốt, vì là chiếu nghỉ dùng để đứng chờ trượt xuống tầng dưới. 

- Hình 1A.5; Mô tả cầu trượt 1 (CT1), bao gồm mặt trượt 1A.5.a ; lan can ngang 1A.5.b, lan can dọc 1A.5.c. Trong đó, mặt trượt 1A.5.a có bề rộng từ 0,8m cho đến 1m, chiều dài tùy theo khoảng cách giữa các tầng mà ta bố trí chiều dài của mặt trượt, độ nghiêng mặt trượt tùy theo thiết kế giữa các tầng. Vật liệu sử dụng cho mặt trượt có thể được gia công bằng bê tông cốt thép cùng lúc với xây dựng, hay được lắp đặt sau khi các tòa nhà cao tầng đã xây dựng xong, bằng các loại vật liệu chịu được nhiệt như sắt thép, inox, kính chịu lực..v..v.. Vách lan can 1A.5.b của cầu trượt, có chiều dài bằng chiều dài mặt trượt, được thiết kế và thi công kín không được để hở, tránh người trượt bị vướng khi trượt xuống tầng dưới. Vật liệu có thể sử dụng các vật liệu chịu được nhiệt như gạch, đá, sắt thép, inox, kính chịu lực ..v..v.., nếu để tăng tính thẩm mỹ ta có thể dùng kính chịu lực. Lan can dọc 1A.5.C có chiều cao từ 0,8m cho đến 1m. Vật liệu có thể sử dụng là các vật liệu chịu được nhiệt như gạch, đá, sắt thép, inox, kính chịu lực ..v..v..

- Hình 1A.6: Mô tả cầu trượt 2 (CT2) bao gồm mặt trượt 1A.6, vách ngăn ngang 1A.7, vách ngăn dọc 1A.8. Thường độ nghiêng mặt trượt 1A.6.b cho phép từ 30 đến 40 độ so với mặt đất. Quy cách, cấu trúc, thiết kế và thi công cũng giống cầu trượt 1A.5 (CT1)

Các cầu trượt (CT1 và CT2) có thể thiết kế theo ba phương án: Hình 1B

  • Không sử dụng máy che 1B.1

  • Sử dụng máy che bán phần 1B.2 cầu trượt được thiết kế sử dụng máy che   bán phần, mái che có chiều dài từ 1.2m đến 1.5m, có bề rộng bằng bề rộng mặt trượt 0,8m đến 1m .

  • Sử dụng máy che toàn phần 1B.3 cầu trượt sử dụng máy che toàn phần, có chiều dài bằng chiều dài mặt trượt, có bề rộng bằng bề rộng mặt trượt 0,8 đến 1m 

Vật liệu mái che có thể dùng các loại chịu nhiệt như sắt thép inox..v.v… nhưng để tăng tính thẩm mỹ ta có thể dùng kính chịu nhiệt và chịu lực . 

- Hình 1A.9: Mô tả thanh ngang lan can của hành lang bên ngoài tòa nhà, có chiều dài tùy thuộc vào chiều dài của hành lang. Vật liệu làm thanh ngang lan can có thể sử dụng các vật liệu chịu được nhiệt như sắt thép, inox, kính chịu lực ..v..v..

- Hình1A.10; Mô tả thanh dọc của lan can có chiều cao từ 0,8m cho đến 1m. Vật lệu có thể sử dụng các vật liệu chịu được nhiệt như sắt thép, inox, kính chịu lực ..v..v..

Thi công hệ thống thoát hiểm

- Phương án một: Các nhà thầu có thể kết hợp giải pháp thoát hiểm nhà cao tầng bằng hệ thống cầu trượt thoát hiểm như mô tả ở trên với các công trình của nhà thầu khi thi công các tòa nhà cao tầng. Nghĩa là khi tiến hành xây dựng các công trình nhà ở cao tầng, các nhà thầu có thể tiến hành song song giải pháp thoát hiểm nhà cao tầng bằng hệ thống cầu trượt thoát hiểm của tôi cùng lúc với bảng vẽ do các Kiến Trúc Sư thiết kế ra, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm được chi phí trong xây dựng. Thường một tòa nhà cao tầng có thể lấp đặt từ một, hoặc hai hệ thống cầu trượt thoát hiểm trở lên, tùy theo chu vi cũng như số mặt dựng của tòa nhà cao tầng nhiều hay ít và số lượng cư dân sinh sống trong tòa nhà, sao cho phù hợp yêu cầu thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ xảy ra. 

- Phương án hai: Các nhà thầu có thể thi công tòa nhà cao tầng trước, nhưng phải thiết kế các hành lang thoát hiểm chờ, để có thể kết hợp với giải pháp thoát hiểm nhà cao tầng bằng hệ thống cầu trượt thoát hiểm như mô tả ở trên đưa ra. Khi tòa nhà cao tầng đã hoàn tất xong, thì có thể tiến hành lắp ráp các hệ thống cầu trượt thoát hiểm để hoàn chỉnh nhằm làm phương tiện thoát hiểm một cách an toàn, để tăng thêm sự tin tưởng cho cư dân, khi họ muốn đầu tư vào sinh sống trong tòa nhà cao tầng, có phương tiện thoát hiểm tương đối an toàn khi xảy ra cháy nổ.

Trường hợp các tòa nhà cao tầng đã xây dựng xong nhưng không thiết kế hệ thống cầu trượt thoát hiểm, có thể khắc phục bằng cách sử dụng các bờ tường bên ngoài các chung cư, kết nối bằng cách đúc giả các hành lang, mâm chờ, cầu trượt, thiết kế lại cửa thoát hiểm, để có phương tiện hệ thống cầu trượt thoát hiểm vừa tiện lợi vừa an toàn, vật liệu có thể sử dụng các loại vật liệu chịu nhiệt như đã trình bày ở phần mô tả chi tiết của hệ thống cầu trượt thoát hiểm.

- Phương án ba: Trường hợp các tòa nhà cao tầng đã có hệ thống cầu thang thoát hiểm bên ngoài, có thể tận dụng chuyển qua làm hệ thống cầu trượt thoát hiểm bằng cách thiết kế lại các hành lang an toàn, tận dụng các bật thang dùng làm khung đở cho các chiếu nghỉ, có thể gia công các chiếu nghỉ bằng các tấm ionx hay các tấm kính chịu lực, liên kết với các vách ngăn máng trượt, bằng các tấm inox hay các tấm kính chịu lực lại với nhau, tạo thành cầu trượt rất tiện lợi và an toàn khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Thông tin

Tên tác giả: TRẦN VĂN TUẤN

Địa chỉ: 55/95 Thành Mỹ, P. 8, Q. Tân Bình TP. HCM

Điện thoại: 0913915505

Email: tvtuan.khoahoc@gmail.com