Mã số N2083: Bản đồ tiếp cận D.Map – Bạn đồng hành của người khuyết tật

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Tại Việt Nam, 7.09% dân số là người khuyết tật, và 20,05% tức 1/5 dân số Việt Nam sống chung trong hộ gia đình có người khuyết, theo Báo cáo điều tra quốc gia về người khuyết tật, Tổng Cục Thống Kê, 2016. Nhưng … chúng ta khó bắt gặp người khuyết tật tại nơi công cộng, vì sao?

Xã hội vẫn còn nhiều rào cản vô hình và hữu hình đối với người khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (Luật Người khuyết tật năm 2010). Người khuyết tật là là một bộ phận của xã hội, mà theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO nếu loại trừ người khuyết tật ra khỏi lực lượng lao động sẽ thiệt hại 1 – 5% GDP quốc gia.

Tại Luật Người khuyết tật năm 2010 có quy định rằng 1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền ham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;”

10 năm thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam năm 2020 báo cáo kết quả điều ra 15.123 công trình tại 1.620 xã (phường, thị trấn) toàn quốc, trong đó có 4.160 công trình có đường xe lăn  (chiếm 27,5%). Trong 10.480 công trình được xây dựng trước năm 2012 chỉ có 2.034 công trình được cải tạo, xây bổ sung đường tiếp cận (chiếm 19,4%) và trong  4.643 công trình xây dựng sau năm 2012 có 2.126 công trình có đường tiếp cận, (chiếm 45,79%).

Hình ảnh: Công trình công cộng không có dốc xe lăn. 

Hình ảnh: Công trình công cộng không có dốc xe lăn. 

Đứng trước thực trạng này, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm người khuyết tật có thể tra cứu tình trạng tiếp cận của công trình nhằm tự chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội. Năm 2016, bản đồ tiếp cận D.Map ra đời.

Hình ảnh: Giao diện chào mừng của ứng dụng D.Map 

Hình ảnh: Giao diện chào mừng của ứng dụng D.Map 

Trước đây, khi đi ra đường, người khuyết tật buộc phải có người hỗ trợ đi kèm hay phải loay hoay tìm kiếm, nhờ đỡ dọc suốt con đường, thì nay người dùng D.Map đã có thể dùng điện thoại tra cứu các thông tin cần thiết. Chỉ với vài thao tác đơn giản, người khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị có thể dễ dàng tìm kiếm công trình công cộng thuận tiện cho bản thân.

Hình ảnh: Ứng dụng D.Map có phiên bản trên Android/iOs và website.

Hình ảnh: Ứng dụng D.Map có phiên bản trên Android/iOs và website.

“Trước đây, mình không biết tìm thông tin về điểm đến ở đâu nên rất hạn chế di chuyển. Khi muốn tham gia hoạt động cộng đồng, với những địa điểm lớn, nổi tiếng, thường tìm trên Google và xem những hình ảnh rồi tự đoán mình có thể đến được hay không. Điều này khiến mình tự ti trong cuộc sống lắm. May mà có D.Map, giờ thì mình siêng ra đường và tự tin tham gia các hoạt động cộng đồng”, chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Hình ảnh: Thông tin tra cứu theo tiêu chí thuận tiện cho người đi nạng/đi xe lăn/khiếm thị.

Hình ảnh: Thông tin tra cứu theo tiêu chí thuận tiện cho người đi nạng/đi xe lăn/khiếm thị.

D.Map là ứng dụng vì người khuyết tật và do người khuyết tật cùng chung tay xây dựng. Chính những câu lạc bộ, đội nhóm người khuyết tật khắp nơi là lực lượng phát triển nội dung, khảo sát địa điểm, cập nhật thông tin cho ứng dụng. Họ là người thấu hiểu nhất về sự tiếp cận vừa là đối tượng sử dụng. Do đó, ứng dụng phát triển kênh tương tác tự động chatbot cũng như kênh tiếp nhận phản hồi trực tiếp để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật và hạn chế sai lệch.

Hình ảnh: Nhà vệ sinh trước và sau cải tạo. Nguồn vnexpress.

Hình ảnh: Nhà vệ sinh trước và sau cải tạo. Nguồn vnexpress.

D.Map đồng hàng cùng người khuyết tật khắp Việt Nam

Tính đến ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12/2021, Hàng nghìn NKT, yếu thế tại hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước đã có được lộ trình di chuyển dễ dàng, an toàn hơn với 18,171 địa điểm đã mặt trên ứng dụng D.Map. Hướng đến các tác động lâu dài, nhóm quản lý hiểu rằng D.Map không chỉ là một giải pháp công cụ giúp NKT tự tin, chủ động hơn; D.Map cũng đóng góp thông tin để các bên liên quan có một góc nhìn cho thực trạng tiếp cận; D.Map cũng là một dự án xã hội thay đổi nhận thức của cộng đồng về sự khuyết tật, nơi mà giới trẻ, các cư dân sử dụng các công trình công cộng, cư dân mạng được tiếp cận đến thông tin về quyền bình đẳng hoà nhập của người khuyết tật.

Những con số đáng chú ý của D.Map năm 2020:

- 18,171 địa điểm công cộng đã được cập nhật

- 1,332 tài khoản người dùng

- 192 Thanh Niên tham gia D.Map Challenge 2020 – Thử làm người khuyết tật

- 11 Biểu trưng tiếp cận được gắn tại các công trình công cộng thân thiện với NKT.

- 1 tọa đàm với các bên liên quan về vấn đề “Tính tiếp cận của một thành phố thông minh”

Hình ảnh: Trích video Thực trạng tiếp cận tại các thành phố lớn của Việt

https://www.facebook.com/dmapapp/videos/253266219479959

 

Một số hình ảnh phá bỏ định kiến về khuyết tật tại triển lãm Mảnh Khuyết 12/2020

N2083_DMAP-10.jpg
N2083_DMAP-11.jpg

Thông tin

Đại diện nhóm tác giả: NGUYỄN HÀ BÍCH PHƯƠNG - Quản lý truyền thông, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD

Địa chỉ: 311K8 Khu nhà ở tái định cư Thủ Thiêm, đường số 7, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: 0765 419 029 / 028 - 62 67 99 11

Email bichphuong@drdvietnam.org / info@drdvietnam.org

Website: www.drdvietnam.org

Fanpage: www.facebook.com/drdvietnam

Đơn vị tài trợ