Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2057: WE WIN ANGEL - Giải pháp thiết lập hệ thống kết nối nhà đầu tư thiên thần phi lợi nhuận tại Thành phố Hồ Chí Minh

See this content in the original post

I. Tổng quan Khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của Việt Nam từng bước được hình thành và phát triển, các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia tương đối chủ động và tích cực. Hệ thống pháp lý thúc đẩy KNĐMST khá đầy đủ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Giai đoạn tới, hệ sinh thái KNĐMST cần bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhằm huy động các nguồn lực từ khu vực nhà nước lẫn khu vực tư nhân, trong nước và nước ngoài, tăng cường liên kết và phối hợp hiệu quả giữa các chủ thể trong hệ sinh thái. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ sinh thái KNĐMST của Việt Nam đang phát triển mạnh nhờ quy mô của nền kinh tế quốc gia ngày càng mở rộng. Năm 2020, thị trường tại Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn, được các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư lựa chọn nhờ vào kết quả chống dịch Covid -19 tuyệt vời so với các nước tiên tiến trên thế giới, giữ vững tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã có sự tin tưởng rất lớn vào tiềm năng của hệ sinh thái KNĐMST của Việt Nam, kỳ vọng đây là thị trường tiềm năng ở châu Á trong thời gian tới.

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã triển khai nhiều chương trình, dự án là nền tảng để xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, như: Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Phần Lan - Việt Nam; Chương trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam. Đặc biệt, Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) đã tập trung nâng cao năng lực, tổ chức đào tạo, huấn luyện cho các chủ thể trong hệ sinh thái, đồng thời, phát triển hợp tác, liên kết, truyền thông.

Kết quả đưa đến hình thành một thế hệ doanh nghiệp KNĐMST mới với việc phát triển các mô hình, giải pháp mới ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhiều lĩnh vực, như: Abivin (giải pháp tối ưu hóa vận hành chuỗi cung ứng); Nami (phần mềm quản lý nhà cho thuê); Ekid (ứng dụng đồ chơi và giáo cụ thông minh); Medlink (giải pháp kết nối các nhà thuốc)… Đáng chú ý, có hai startup được định giá hơn một tỷ USD là Công ty cổ phần VNG (Vinagame), VNP và một số  startup được định giá hơn 100 triệu USD

Việt Nam có quy mô dân số trẻ, với lòng đam mê khởi nghiệp; số lượng doanh nghiệp KNĐMST (startup) nhiều, chất lượng đào tạo nhân lực khá tốt và có sự đồng hành rất lớn từ Chính phủ và chính quyền địa phương các tỉnh thành, đặc biệt là thành phố HCM. HCM với chiến lược xây dựng là trung tâm tài chính, thành phố thông minh của Việt Nam và nhất là mục tiêu là đầu tàu , trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia thời gian tới.

Hiện nay, có hơn 60 quỹ đầu tư hoạt động ở Việt Nam, hàng chục cơ sở ươm tạo và  tổ chức triển khai các chương trình thúc đẩy kinh doanh nhưng con số dự án khởi nghiệp thành công quá khiêm tốn, kể cả các dự án đã được vinh danh tại các giải thưởng quốc gia và thế giới.

II. Tầm quan trong của khởi nghiệp công nghệ và đổi mới sáng tạo  trong phát triển kinh tế, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ , sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ trong startup công nghệ, đổi mới sáng tạo

Hệ sinh thái khởi nghiệp (entrepreneurial ecosystem) là một thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh

Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương.  Hệ sinh thái khởi nghiệp như là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương

Các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp theo định nghĩa của World Economic Forum (2013)  như sau:

1. Thị trường

2. Nguồn nhân lực

3. Nguồn vốn và tài chính ( Angle Investors ,Venture capitals, Banks,… )

4. Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (incubators/ Accelerators, mentors, advisors,…)

5. Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng

6. Giáo dục và Đào tạo

7. Các trường đại học, học viện

8. Văn hóa quốc gia

9. Tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực công nghệ

Việt Nam đang đứng trước cơ hội ngàn năm có một để có thể vươn vai sát cánh cùng các nước trong nền công nghiệp 4.0 này.

Cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ cao, sáng tạo trong các sản phẩm, mô hình kinh doanh mới như nền kinh tế chia xẻ,đáp ứng một xã hội đầy thử thách, nhu cầu ngày một cao và thay đổi không ngừng.

Thành phố HCM nói riêng và Việt Nam nói chung muốn bứt phá, muốn vươn tầm không còn con đường nào khác ngoài yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức kinh tế kinh doanh thông qua nghiên cứu và phát triển ( R&D) , ứng dụng công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các quốc gia khác ngoài Việt Nam, kể cả Mỹ, châu Âu.

Để thực hiện hóa trọng trách này, là sự chung tay cả một hệ sinh thái gồm các nhân tố nêu trên từ trung ương đến địa phương, từ thay đổi chính sách phù hợp với thời đại, đến hỗ trợ tài chính ban đầu. Các doanh nhân khởi nghiệp là nhân tố thực hiện nhiệm vụ tạo sản phẩm đột phá có khả năng dẫn đầu thị trường thông qua ứng dụng công nghệ cao trong tất cả các ngành, và sáng tạo trong việc tạo ra các mô hình kinh doanh mới, đảm đương vai trò biến giấc mơ  vươn tầm thế giới “ này thành hiện thực.

Những năm qua chúng ta ghi nhận sự thành công của các  Startup Việt với những khoản gọi vốn đầu tư lớn: Foody gọi vốn thành công 64 triệu USD; Tiki.vn nhận được khoản đầu tư 44 triệu USD từ quỹ đầu tư của Hàn Quốc, Trung Quốc; Sendo.vn gọi vốn thành công 51triệu USD từ các nhà đầu tư châu Á. Và startup Việt được thành lập ở nước ngoài cũng gặt hái thành công như Misfit, GotIt hay Kyber Network.

Gần đây nhất là chiến tích của ELSA, chính thức gọi vốn thành công vòng Series B với con số tổng lên đến 15 triệu đô la Mỹ với sự tham gia của VI (Vietnam Investment) Group & SIG là nhà đầu tư chiến lược, Monk's Hill Ventures, SOSV và Gradient Ventures (quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của Google) cũng tiếp tục rót vốn ở vòng này.

Ngoài ra, Endeavor Catalyst và Globant Ventures là hai nhà đầu tư mới ở vòng series B này, đồng thời tham gia hỗ trợ ELSA trong kế hoạch khai phá thị trường châu Mỹ Latinh.

Theo xu hướng này, số lượng các dịch vụ và hoạt động của hệ sinh thái, các sự kiện khởi nghiệp, các vườn ươm doanh nghiệp... sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, góp phần vào sự tăng trưởng chung của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

III. Để startup có thể lớn lên trong hệ sinh thái

Startup giai đoạn sơ khởi khi bước vào cuộc chiến kinh doanh trong tay hầu như chỉ có ý tưởng và lòng đam mê chinh phục thị trường. Họ thiếu rất nhiều, đầu tiên là vốn, công nghệ rồi sau đó là quản trị, là tham gia chuỗi sản xuất, phân phối là thị trường. Trong 10 yếu tố cơ bản của khởi nghiệp thì các startup ở Việt Nam chỉ có được một yếu tố là ý tưởng, có thể thêm yếu tố đội ngũ tích cực, còn lại là thiếu tất cả.

Trong các yếu tố trong hệ sinh thái nêu trên, yếu tố nguồn lục tài chính ban đầu là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng gần như hàng đầu để những sản phẩm đầu tiên có thể xuất hiện trên thị trường, nhận sự phản hồi và chỉnh sửa rất nhiều lần, để cuối cùng cho ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và cuối cùng là tăng qui mô rồi vươn ra thị trường quốc tế.

Vì là doanh nghiệp khởi nghiệp nên các startup chỉ có thể tranh thủ nguồn vốn tích lũy trước đó từ công việc làm công ăn lương trong nhiều năm, từ gia đình và bạn bè, người thân, thường là không lớn, để ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp. Trong tim họ chỉ có lòng đam mê thực hiện sứ mệnh nào đó của thị trường mà trái tim mách bảo.

Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ đứng ngoài cuộc trong thời gian này, chờ cho đến khi doanh nghiệp đã trải qua vài năm hoạt động trên thị trường, các chỉ số tài chính đã rõ ràng, có doanh thu, lợi nhuận và thể hiện năng lực cạnh tranh, có khả năng tăng tốc và phủ thị trường lớn hơn.

Do vậy, để có nguồn tài chính trang trải trong thời gian đầu, startup chỉ còn con đường duy nhất tìm đến, gõ cửa các nhà đầu tư cá nhân , thông qua sự ứng cử từ vườn ươm khởi nghiệp, từ các mối quan hệ thân quen, từ các doanh nghiệp, các doanh nhân thành công trên thương trường,…mà chúng ta thường gọi là NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN.

1. Đầu tư thiên thần và tầm quan trọng của đầu tư thiên thần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Đầu tư thiên thần là gì ?

Cụm từ Angel Investor là khái niệm chỉ một hoặc một số cá nhân đầu tư bằng tiền túi vào các dự án hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm về đầu tư, kinh doanh, có thể tham gia hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp khởi nghiệp được đầu tư nhưng không phải là người sáng lập, lãnh đạo hay nhân viên của doanh nghiệp này. Để đổi lại, thông thường họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty. Họ còn được gọi là Nhà tài trợ thiên thần, Nhà đầu tư hạt giống…

Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các NĐTTT có thể đầu tư do mong muốn được đóng góp, có niềm đam mê, yêu thích tham gia vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Rất nhiều NĐTTT là những chuyên gia, doanh nhân sở hữu công ty riêng, có kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc, sẵn lòng cố vấn cho các start-up. Bên cạnh đầu tư về tài chính thì các hỗ trợ về chuyên môn, quản lý và cố vấn có vai trò vô cùng quan trọng với một doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều thương hiệu hùng mạnh trên thế giới hiện nay như Facebook, Google, Apple, Amazon… lúc còn là doanh nghiệp khởi nghiệp đều đã từng đi lên nhờ các NĐTTT dìu dắt và nâng đỡ.

Việc tìm kiếm cơ hội được tài trợ bởi các NĐTTT đã trở nên ngày càng phổ biến, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các start-up sẽ chấp nhận tiền đầu tư từ bất cứ NĐTTT nào. Việc chọn lựa chính xác NĐTTT cũng là một vấn đề quan trọng cần nắm bắt ngay từ đầu của các start-up. Nhìn chung, NĐTTT được phân loại thành 7 nhóm như sau:
-    Nhà đầu tư kết nối - Connectors;
-    Nhà đầu tư phát triển sản phẩm - Product People;
-    Nhà đầu tư chiến thuật và xây dựng - Tacticians & Builders;
-    Nhà đầu tư kinh doanh - Smart Business People;
-    Nhà đầu tư chuyên gia - Domain Expert;
-    Nhà đầu tư thương hiệu - The Brand;
-    Nhà đầu tư tiền bạc - The Filler

Các NĐTTT chính là bệ phóng đầu tiên của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng không chỉ cung cấp vốn mà còn đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu trước khi chúng đủ trưởng thành để có thể tiếp cận các quỹ  đầu tư mạo hiểm Venture Capital. Họ là nhà đầu tư cá nhân, không đại diện cho bất kỳ tổ chức pháp nhân nào.

Nhà đầu tư thiên thần còn được gọi là nhà đầu tư không chính thức, nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư hạt giống hoặc thiên thần kinh doanh. Đây là những cá nhân, thường là những người giàu có, rót vốn cho các công ty khởi nghiệp để đổi lấy vốn chủ sở hữu hoặc nợ chuyển đổi.

Nguồn gốc của các nhà đầu tư thiên thần

Thuật ngữ "thiên thần" xuất phát từ nhà hát Broadway, khi các cá nhân giàu có bỏ tiền ra để thúc đẩy các tác phẩm sân khấu. Thuật ngữ "nhà đầu tư thiên thần" lần đầu tiên được sử dụng bởi William Wetzel thuộc Đại học New Hampshire, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Mạo hiểm. Wetzel đã hoàn thành một nghiên cứu về cách các doanh nhân thu thập vốn.

Các nhà đầu tư thiên thần thường sử dụng tiền của chính họ, không giống như các nhà đầu tư mạo hiểm, những người chăm sóc tiền tổng hợp từ nhiều nhà đầu tư khác và đặt chúng vào một quỹ được quản lý chiến lược.

Mặc dù các nhà đầu tư thiên thần thường đại diện cho các cá nhân, pháp nhân thực sự cung cấp vốn có thể là một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC), một doanh nghiệp, một quỹ tín thác hoặc một quỹ đầu tư, trong số nhiều loại phương tiện khác.

Các nhà đầu tư thiên thần, những người gieo mầm cho các công ty khởi nghiệp thất bại trong giai đoạn đầu của họ sẽ mất hoàn toàn khoản đầu tư của họ. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư thiên thần chuyên nghiệp tìm kiếm cơ hội cho một chiến lược rút lui xác định, mua lại hoặc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO).

Đầu tư thiên thần đã phát triển trong vài thập kỷ qua vì sức hấp dẫn của lợi nhuận đã cho phép nó trở thành nguồn tài trợ chính cho nhiều công ty khởi nghiệp. Đổi lại, điều này đã thúc đẩy sự đổi mới chuyển thành tăng trưởng kinh tế.

2.2 Vai trò và sự hữu ích của nhà đầu tư thiên thần Angel Investor :

Các dự án khởi nghiệp công nghệ thường cần huy động vốn ngay từ giai đoạn nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm nên độ rủi ro cao. Như đề cập ở trên, ở giai đoạn này, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường chưa quan tâm đến dự án. Để tìm nguồn vốn triển khai dự án, các dự án khởi nghiệp phải tìm đến các NĐTTT. Như đã nêu ở trên, họ là những người có khối tài sản lớn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Những NĐTTT tham gia vào dự án khởi nghiệp thường đầu tư vốn và coi khoản vốn này là ĐTMH. Họ chấp nhận rủi ro khi dự án khởi nghiệp/start-up thất bại. Vì vậy, NĐTTT đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn “thai nghén” khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều NĐTTT là những chuyên gia, doanh nhân sở hữu doanh nghiệp riêng. Họ có kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc và có thể sẵn lòng cố vấn cho các start-up. Một NĐTTT dày dạn kinh nghiệm sẽ đưa ra được những lời khuyên quý giá cho các doanh nghiệp thời kỳ khởi nghiệp, tạo động lực, cảm hứng, đồng thời giúp kết nối start-up với các đối tác và nguồn lực khác.

Như vậy, bên cạnh hỗ trợ về tài chính thì các NĐTTT có thể hỗ trợ về chuyên môn và có thể trở thành cố vấn có vai trò vô cùng quan trọng với một doanh nghiệp khởi nghiệp. Họ là những người đồng hành với các doanh nghiệp khởi nghiệpgiúp các startup có thể vững vàng cho đến khi có thể tiếp cận các quỹ đâu tư mạo hiểm.

Tại Mỹ, theo Báo cáo của Halo, các nhà đầu tư thiên thần đặc biệt thích các công ty khởi nghiệp hoạt động trong các ngành sau: internet (37,4%), chăm sóc sức khỏe (23,5%), di động và viễn thông (10,4%), năng lượng và tiện ích (4,3%), điện tử (4,3 %), sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng (3,5%) và các ngành công nghiệp khác (16,5%).

(https://www.forbes.com/sites/alejandrocremades/2018/09/25/how-angel-investors-and-angel-groups-work/?sh=72f225676dc2 )

Dữ liệu được thu thập bởi Kauffman Foundation cho thấy ước tính tốt nhất cho lợi nhuận của nhà đầu tư thiên thần là 2,5 lần đầu tư của họ mặc dù tỷ lệ hoàn vốn dương thấp hơn 50%, điều này hoàn toàn cạnh tranh với lợi nhuận đầu tư mạo hiểm.

Khu vực địa lý thống trị về số lượng các khoản đầu tư thiên thần là Thung lũng Silicon, tuy nhiên, Silicon Alley (Thành phố New York) đang nhanh chóng bắt kịp.

Các lý do khiến các nhà đầu tư có giá trị ròng cao này là nguồn vốn hấp dẫn cho startup:

Họ có thể cho vay thêm giá trị thông qua lời khuyên từ kinh nghiệm

Họ có thể đưa nhiều tiền hơn sau này .

'Đàn chim cùng đàn' - nghĩa là giới thiệu tiềm năng đến các thiên thần khác.

Lưu ý rằng một nghiên cứu của Stanford báo cáo rằng 90% tổng số vốn khởi nghiệp và hạt giống đến từ các nhà đầu tư thiên thần.

2.3 Hoạt động của mạng lưới đầu tư thiên thần trên thế giới

Mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần là sự kết nối các nhà đầu tư thiên thần đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và các doanh nhân đang tìm kiếm vốn khởi nghiệp.

Một số nhà đầu tư thiên thần đầu tư thông qua các nền tảng huy động vốn cộng đồng trực tuyến hoặc xây dựng mạng lưới nhà đầu tư thiên thần để gom vốn lại với nhau, cùng nhau đầu tư vào các dự án có dùng chung sở thích và đồng thuận.

Các nhà đầu tư thiên thần ngày càng kết hợp để hình thành và tham gia các nhóm thiên thần. Trong suốt nhiều năm qua, các nhà đầu tư thiên thần đã tham gia các nhóm thiên thần khác nhau để có thể tiếp cận các giao dịch chất lượng. Tại Mỹ, một số nhóm thiên thần lớn nhất đang hoạt động tích cực nhất bao gồm New York Angels, Houston Angel Network, Alliance of Angel,…

Có thể tham khảo các mô hình tương tự tại các  nước như sau :

Singapore :https://www.investmentnetwork.sg/

USA  https://www.angelinvestmentnetwork.us/

Indonesia :https://www.angin.id/

Switzerland :https://www.angelinvestmentnetwork.ch/

Vietnam :www.vietnamangelnetwork.org

III. THÀNH LẬP MẠNG LƯỚI ĐẦU TƯ THIÊN THẦN  PHI LỢI NHUẬN TẠI VIỆT NAM

WE WIN ANGLE NETWORK: 

3.1 S.1 N A sự cần thiết thành lập mạng lưới đầu tư thiên thần:

Như đã nêu trên, hệ sinh thái khởi nghiệp trên bình diện toàn quốc đang thiếu vắng sự hiện diện của các nhà đầu tư thiên thần, nguốn vốn ban đầu như là bệ phóng cơ bản và rất cần thiết cho các startup hoàn thiện sản phẩm, thử nghiệm thị trường , từ đó cất cánh để tiếp cận với nguồn quỹ lớn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Mặc dù với hành chục vườn ươm khởi nghiệp công và tư hoạt động khá năng nổ trên toàn quốc , các dự án được ươm tạo khá bài bản từ con người cho đến cách thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chuẩn quốc tế, nhưng nhưng số lượng dự án có thể tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm quá khiêm tốn. Lý do là chưa có sự hỗ trợ ban đầu về vốn và nguồn lực khác từ các nhà đầu tư thiên thần như cách thức phát triển mà các dự án trên thế giới đang phát triển .

Như đã phân tích ở trên, các quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ nhắm đến các dự án đã phát triển , thị trường đã chấp nhận, đã có doanh thu, các chỉ số tài chính đã bắt đầu rõ ràng.  

Ở Việt Nam, chúng ta đang mắc phải tình trạng là các doanh nhân và cá nhân có tiềm lực tài chính đang tập trung vào các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, tiền ảo,..mà chưa có góc nhìn đúng đắn về đầu tư vào khởi nghiệp như là một kênh đầu tư sinh lợi và hướng đến cộng đồng, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ thông qua các dự án khởi nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ cao và mô hình kinh doanh mới.

Để hút lực lượng các nhà đầu tư này hiểu hơn về khởi nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, chúng ta cần truyền thông tích cực thông qua các chương trình thực tế từ đài truyền hình, báo chí cho đến các chương trình diễn đàn, sinh hoạt thảo luận thường xuyên như cách thức mạng lưới nhà đầu tư thiên thần trên thế giới như đã nêu trên.  Từ đó các nhà đầu tư địa phương như Đà Nẵng hiểu hơn về khởi nghiệp , hiểu hơn về các dự án có tiềm năng , tích cực tham gia tìm hiểu và cùng đầu tư thông qua mạng lưới và các công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp.

3.2. SỨ MỆNH MẠNG LƯỚI ĐẦU TƯ THIÊN THẦN :

Là mảnh ghép hoàn thiện bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam , bệ phóng chất lượng và điển hình hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

3.3. TẦM NHÌN

Trở thành mạng lưới nhà đầu tư thiên thần chất lượng và có uy tín tại Việt Nam trong 3 năm tới

3.4. CHIẾN LƯỢC :

Thiết lập được  mạng đầu tư thiên thần, kết nối các chuyên gia trong hệ sinh thái , chuyên gia trên toàn cầu, đặc biệt là chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực từ tài chính, kinh doanh , chiến lược đến công nghệ các ngành ,…, kết nối chính quyền địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ . Từ đó ký kết hợp tác với các chương trình ươm tạo và tăng tốc trên thế giới , hỗ trợ giai đoạn sau cho startup, các chương trình ươm tạo

3.5.       MUC TIÊU :

Kỳ vọng sẽ tạo được Unicorn ( dự án có giá trị tỉ đô la Mỹ ), dự án xuất phát tại HCM trong 5 năm tới :

- Cố vấn  ít nhất cho 10 dự án có chất lượng vượt trội trong năm đầu tiên  tại thành phố HCM

- Giới thiệu ít nhất 5 dự án chất lượng mỗi năm cho các quỹ đầu tư mạo hiểm / quỹ đầu tư tư nhân như Mekong Capital / Vinacapital .

- Tổng dự án giới thiệu đầu tư ít nhất một triệu USD là khoảng 30 dự án trong 3 năm.. 

2. Kế hoạch hành động năm  2021

3.1. Thiết lập chính thức và ra mắt :

- Tháng 1. 2022  - Ra mắt mạng lưới đầu tư thiên thần The Angle Network

Bầu Hội Đồng Quản trị The Angle Investment Network  ( hoạt động như một doanh nghiệp )

Thành viên ban đầu : gồm các doanh nhân tự nguyện trong và ngoài thành phố HCM , trong nước và quốc tế

3.2. Chương trình hành động năm 2021 :

· Ký kết thỏa thuận hợp tác với các vườm ươm startup tại HCM  và trên toàn quốc trong ngày ra mắt The Angle Network

· Ký kết thỏa thuận hợp tác với các vườm ươm startup trên toàn quốc trong tháng 2.2022

· Ký kết các chương trình đào tạo Angle Investor với SWISS EP và các đối tác khác trong tháng 2.2022

· Ký kết hợp tác với các chương trình tăng tốc trong và ngoài nước trong tháng 3.2022

· Ký kết hợp tác với các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước và quốc tế từ tháng 2 cho đến tháng 12 .2022

· Ký kết hợp tác với Draper Startup House : chương trình ươm tạo quốc tế đang có mặt tại Viêt Nam , bao gồm HCM

· Các chương trình hành động hàng tháng

- Sinh hoạt chuyên đề với các nhà đầu tư tiềm năng : ngày 15 hàng tháng  

- Đào tạo nhà đầu tư thiên thần : mời chuyên gia trong và ngoài nước ( Swiss EP) 

- Đào tạo mentor kiêm nhà đầu tư thiên thần

- Tổ chức Hội Thảo trong nước và quốc tế online / offline về đầu tư thiên thần

- Piching online / offline với các dự án được ứng cử : 3 tháng / lần

- Tham gia giám khảo các cuộc thi trong và ngoài nước bao gồm Techfest , Startup Viet, Startup Wheel, …..tìm kiếm và tuyển chọn dự án cho mạng lưới, startuppitching trực tiếp với các nhà đầu tư trong mạng lưới để phỏng vấn trực tiếp sau cuộc thi.

- Tổ chức các cuộc thi , sàng lọc dự án trong và ngoài các vườn ươm.

- Tham gia là thành viên của các hiệp hội mạng lưới đầu tư thiên thần quốc tế

- Hợp tác với các quỹ đầu tư mạo hiểm, cam kết làm bệ phóng cho các startup để giới thiệu các startup chất lượng cho quỹ

8. Đối tác hỗ trợ dự kiến :

· Swiss EP

· PUM

· Các trường Đại Học

· Các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước

· Các doanh nghiệp đầu tư  lớn trong nước bao gốm các DN của các Shark trên chương trình Shark Tank

· Sở KH&CN

· Sở KHĐT

· Cơ quan thuế

· Các vườn ươm trong và ngoài nước

· Đối tác truyền thông :

Thương thảo chương trình truyền hình HCM  :

- The Angle

- Talkshow : chuyên đề khởi nghiệp và đầu tư / hàng tuần

- Host : Le My Nga

- Khách mời : các startup, các nhà đầu tư tiềm năng

9. BOARD OF ADVISORS

I’m a paragraph. services.

Dr. Sivapalan Vivekarajah President- Malaysian Business Angel Network (MBAN)

Mr. James Tann Chairman - Business Angel Network of South East Asia (BANSEA)

Mr. Pham Hong QuatGeneral Director - Vietnam National Agency for Technology Entrepreneurship and Commercialization (NATEC)

SWISS EP

10. SỰ HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN

- Chính quyền Thành phố

- Sở KH&CN

- Sở Kế Hoạch Đầu tư

- Các trường Đại học

Thông tin

Tên tác giả: MBA LÊ MỸ NGA

Founder Quỹ đầu tư Angle Hermes Management

Chuyên gia cố vấn chiến lược, quản trị chất lượng kỹ thuật công nghiệp,  năng lượng , hàng hải, và các ngành công nghiệp khác

Chuyên gia cố vấn khởi nghiệp ĐMST ( chứng chỉ SWISS EP Thụy Sĩ , Chứng chỉ Grinfin USA )

Điện thoại: 0817000666