Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N1004: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo để phân tích và dự báo sự cố, sóng hài cũng như dự đoán phụ tải trong hệ thống điện mặt trời

See this content in the original post

Công ty TNHH MTV Năng lượng mặt trời Anh Minh Global được thành lập vào 11/12/2017 dựa trên niềm đam mê của những người sáng lập và mong muốn tạo ra một điều kiện tốt hơn cho xã hội. Chúng tôi tập trung vào tối ưu hóa năng lượng, tự động hóa doanh nghiệp, giải phóng lãnh đạo và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng các công nghệ mới nhất từ các đối tác nước ngoài kết hợp với nguồn nhân lực bên trong và trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Dù họ là ai, người dùng, người liên hệ hay đối tác, chúng tôi luôn giúp họ có một trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Công tác dự báo phụ tải điện ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện Việt nam, đặc biệt là trên lưới điện TP. HCM – Thành phố có sản lượng điện thương phẩm cũng như nhu cầu cung ứng điện cao nhất cả nước trong những năm qua. Qua khảo sát, phụ tải điện thuộc khu vực TP. HCM thường xuyên xuất hiện những thay đổi đột biến và tạo nên những nhiễu động khi quan sát bộ cơ sở dữ liệu quá khứ. Theo đó, việc đánh giá độ tin cậy của bộ dữ liệu này sẽ rất cần thiết trong giai đoạn xử lý dữ liệu (còn gọi là khâu lọc dữ liệu) trước khi đưa vào các mô hình dự báo phụ tải điện để xuất kết quả dự báo. Nghiên cứu này trình bày một phương pháp lọc dữ liệu có xem xét đến độ tin cậy của nguồn dữ liệu bằng cách phân tích trên nhiều mức độ tin cậy khác nhau và có thực hiện đối chiếu, so sánh kết quả với các phương pháp lọc dữ liệu trước đây. Hiện nay, hệ thống lưới điện phân phối ở Việt Nam đang bám sát lộ trình định hướng phát triển bền vững đã hoạch định sẵn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Source - RES) cùng với sự đa dạng của các mô hình phụ tải đã ảnh hưởng đến nhiều mặt công tác như dự báo, quy hoạch và vận hành hệ thống điện. Trong một cụm khu vực gồm nhiều dạng tải khác nhau, phụ tải điện công nghiệp thường cao hơn nhiều so với phụ tải khu dân cư. Điều này dẫn đến các phụ tải dân cư có thể bị hiểu nhầm là nhiễu trong các thuật toán lọc dữ liệu. Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ trạm trung gian thuộc lưới điện TP. HCM và được đưa vào mô hình dự báo. Tác hại của sóng hài với lưới điện khi giá trị hiệu dụng và giá trị biên độ của tín hiệu điện áp hay dòng điện tăng do sóng hài sẽ kéo theo một loạt những nguy hại xảy ra với toàn bộ hệ thống lưới điện như làm tăng phát nóng của dây dẫn điện, thiết bị điện sinh ra nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và nguy cơ cháy nổ; làm cho tụ điện bị quá nhiệt và trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới phá hủy chất điện môi. Các sóng điều hòa bậc cao còn có thể làm momen tác động của rơle biến dạng gây ra hiện tượng nhảy rơle dẫn đến thời điểm tác động của rơle sai lệch, gây cảnh báo nhầm của các UPS đồng thời gây ra tổn thất đồng, tổn thất từ thông tản và tổn thất sắt làm tăng nhiệt độ MBA dẫn đến làm tăng tổn thất điện năng. Ngoài ra, sóng hài còn làm tổn hao trên cuộn dây và lõi thép động cơ tăng, làm méo dạng momen, giảm hiệu suất máy, gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến sai số của các thiết bị đo, làm cho kết quả đo bị sai lệch. Nguy hại hơn, các sóng điều hòa bậc cao còn có thể sinh ra momen xoắn trục động cơ hoặc gây ra dao động cộng hưởng cơ khí làm hỏng các bộ phận cơ khí trong động cơ. Nếu phải thay thế thiết bị hư hỏng nguyên nhân gây ra do sóng hài, điều này có thể làm tăng kinh phí đầu tư đến 15% và kinh phí vận hành đến 10%. Trong ngành công nghiệp, bảo vệ lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu, kiểm soát được thiết bị và kinh phí vận hành là nhân tố quan trọng.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nên Dự án “Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo để phân tích và dự báo sự cố và sóng hài cũng như dự đoán phụ tải phụ tải trong hệ thống điện mặt trời” được phát triển nhằm:

- Giảm SAIDI (System Average Interruption Duration Index): Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối) và SAIFI (System Average Interruption Frequency Index): Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối).

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích sự cố và sóng hài cũng như dự đoán phụ tải trong hệ thống điện mặt trời (HT ĐMT).

Sản phẩm và Dịch vụ:

Giải pháp của chúng tôi kết hợp giữa phần cứng và phần mềm.

Các sản phẩm/dịch vụ trong giải pháp gồm có:

+ Thiết kế và chế tạo thiết bị đo sóng hài : PQ measurement (harmonics, Samples per cycle, sag/swell, unbalanced, voltage flicker) và Communication protocol (Ethernet và IEC61850

+ Thiết kế hệ thống: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, lưu trữ năng lượng, microgridds và các hệ thống lưới điện thông minh khác. Thiết kế, phân tích và xác nhận để đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc (ví dụ: tuân thủ NERC) với các hộp công cụ được thiết kế nâng cao.

+ Nghiên cứu hệ thống: Phân tích sóng hài, quá áp tạm thời, bù công suất phản kháng, sét khi đóng điện máy biến áp.

 + Hệ thống O&M: Các giải pháp nâng cao về Vận hành và Bảo trì cho các hệ thống năng lượng tái tạo. Đào tạo: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh. Cung cấp các hội thảo/khóa học ngắn hạn cho các kỹ sư về các chủ đề khác nhau bao gồm: Năng lượngtái tạo, công nghệ lưu trữ năng lượng; thiết kế& điều khiển hệ thống điện; Tiêu chuẩn (ví dụ: IEEE 1547, UL 1741, IEC61850, IEEE 519, NERC)

+ Hệ thống truyền động và phân phối tua bin gió Kiểu 3 và Kiểu 4.

+ Bộ điều khiển nhà máy điện.

+ Cáp.

+ Quang điện mặt trời.

+ Nghiên cứu hệ thống bảo vệ Relay

+  Phân tích dòng tải.

+ Phân tích ngắn mạch.

 + Lập mô hình: Cung cấp Mô hình EMT giúp Khách hàng đáp ứng các yêu cầu lập mô hình từ Nhà điều hành như ERCOT, CAISO, ISO-NE và MISO Mô hình hóa hệ thống Máy phát điện cảm ứng và đồng bộ (bước 50us-time).

+ Hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS).

+ Máy phát điện tuabin khí.

+ Máy phát điện tuabin hơi.

+ Máy phát điện thủy lực.

+ Tua bin gió Loại 1 và Loại 2 Thế hệ dựa trên biến tần (bước thời gian 10-20us).Phân tích quá áp thoáng qua do sét.

+ Phân tích có cơ sở và hiệu quả.

+ Phân tích quá áp và tụ điện chuyểnmạch.

+ Phân tích công suất phản kháng.

+ Phân tích sóng hài.

Một số tính năng chính của giải pháp như sau:

- Chẩn đoán và dự báo lỗi của các thiết bị (MBA,…) thông qua phân tích tần số quét FRA

- Nghiên cứu dự báo phụ tải nguồn tái tạo. (Hình 1.1, 1.2)

 - Chẩn đoán và dự báo tấm pin mặt trời bị lỗi thông qua xử lý hình ảnh

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích sự cố và sóng hài cũng như dự báo phụ tải trong HT ĐMT

- Giám sát biện độ sóng hài, độ ẩm của HT ĐMT và Điện gió tại thiết bị đầu cuối. Từ đó, xây dựng Server Cloud thu thập Data (chuyên gia): Ngày, giờ 

- Cảnh báo và xử lý khi HT ĐMT bị sự cố

- Xây dựng APP trên điện thoai: Có thể viết app di động (hay còn được biết với các tên gọi khác nhau làm app, tạo app, thiết kế app mobile, tạo ứng dụng) cho khách hàng của mình, mà không tốn thời gian học thêm hay tìm hiểu về kiến thức lập trình.

Hình 1.1: Mô hình dự báo nhu cầu phụ tải dự đoán chính xác 95-99% ( r square ~ 0.95 -> 0.99)

Hình 1.2: Hình ảnh dự báo nhu cầu phụ tải.

Hiện trạng ứng dụng công nghệ trong sản phẩm.

Sử dụng core AI được host trên cloud (Website host trên cloud chứa core AI model)  để dự báo chỉ số dòng điện. Sử dụng Time Series để dự đoán kết hợp với việc sử dụng thuật toán Levenberg-Marquardlt (phương pháp bình phương nhỏ nhất, được sử dụng để giải các bài toán bình phương nhỏ nhất phi tuyến tính), activation: Tansig, Purelin. Cost Function: Mean Squared Error. Chúng tôi dựa trên AI Cloud vì vị trí các dự án xa với trung tâm xử lý (Server)

Ưu điểm của việc xây dựng app iOS/Android qua nền tảng online:

  • Tạo ứng dụng nhanh, sử dụng công cụ dễ dàng

  • Thiết kế giao diện và tính năng bằng thao tác kéo - thả chuột

  • Chi phí không quá cao

Nhược điểm:

  • App chỉ có thể sử dụng những tính năng không quá phức tạp

  • Không đảm bảo về bảo mật thông tin

Tính an toàn chưa cao

Đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường:

Hiện nay không có đối thủ cạnh tranh.

Giải pháp được vận hành mang tính chuyên gia cao, việc xử lý dữ liệu cần phải yêu cầu cao về tư duy và chuyên môn. Trên thị trường chưa có doanh nghiệp nào ứng dụng và triển khai. Đây là rào cản rất lớn ngăn đối thủ xâm nhập thị trường.

Lợi thế cạnh tranh:

+ Lợi ích chính của sản phẩm:

Khả năng tài chính: Các giải pháp năng lượng có tính khả thi và tối ưu về mặt kinh tế.

Độ tin cậy: Giảm thiểu xác suất sự cố của hệ thống điện bằng các công nghệ thiết kế tiên tiến.

Môi trường sạch sẽ: Cam kết hỗ trợ khách hàng trong các công nghệ hiện đại với các nguồn năng lượng tái tạo bền vững.

An ninh: Cung cấp các giải pháp an ninh và tuân thủ pháp luật để đảm bảo các dịch vụ năng lượng linh hoạt cho cộng đồng và xã hội.

Giá trị khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh (Lý do quan trọng nhất khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn?)

Giải quyết bài toán làm sạch dữ liệu và giảm kích thước tập dữ liệu từ đó tối ưu thời gian học máy từ đó tối ưu thời gian học máy sẽ tạo ra giá trị khác cho khách hàng

Tính năng có tính độc quyền.

Lợi thế cạnh tranh (Điểm mạnh chính của sản phẩm, Lợi thế cạnh tranh độc quyền - Những đặc điểm sản phẩm có mà đối thủ khó có thể mua hoặc sao chép được?)

Dữ liệu mang tính chuyên gia: Mô hình hóa các thiết bị trong hệ thống điện đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao.

Giá bán hợp lý.

Mô hình PSCAD, PSEE, CAD và ETAP: Cung cấp dịch vụ cho bất kỳ dự án nào yêu cầu Mô hình PSCAD Mô hình tua bin năng lượng mặt trời và gió chưa có trên thị trường Việt Nam.

Phương án sản xuất, kinh doanh

Tổng quan về thị trường và nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Năng lượng tái tạo đang là xu hướng, đặc biệt hơn có sự quan tâm và hỗ trợ từ chính phủ từ đó  thúc đẩy lĩnh vưc năng lượng sạch được phát triển mạnh mẽ và bền vững. Với tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, nhiều dự án năng lượng gió và mặt trời sẽ được tích hợp vào hệ thống lưới điện quốc gia làm tiền đề cho xây dựng Lưới điện thông minh (Smart grid), Microgrid và cho thị trường điện trong tương lai nói chung… Tuy nhiên, năng lượng tái tạo, gió và mặt trời, cũng mang đến những thách thức nhất định như đẩy sóng hài lên lưới điện hay nguồn phát công suất không ổn định. Điều này gây ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống điện. Chính vì thế việc kiểm soát sóng hài, dự báo các sự cố cũng như dự báo tải là vô cùng cấp thiết.

Điện từ nhà máy thủy điện, từ năng lượng mặt trời, từ nhiên liệu sinh khối (củi, rơm rạ, trấu bã mía), từ khí sinh học (các hầm ủ phân động vật,...), từ địa nhiệt, năng lượng thủy triều, sóng biển, ... được gọi là các loại nguồn điện tái tạo. Các nguồn này, ngoài ưu điểm có thể tái sinh lâu dài, còn góp phần đáng kể vào hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải ô nhiễm. Chúng đang được nhiều nước khai thác, sử dụng với mục tiêu phát triển năng lượng bền vững. Với đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết, nước ta có khá dồi dào các nguồn năng lượng tái tạo này, việc sử dụng năng lượng mặt trời cho mục đích phát điện không còn xa lạ với mọi người. Do vị trí địa lý và khí hậu mà giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77kWh/m2/ngày. Tổng diện tích khả dụng là rất lớn, chiếm gần 14% tổng diện tích toàn quốc, với tiềm năng kỹ thuật khả dụng đến 1.677.461 MW, sản lượng điện dự kiến 262.327 TWh/năm. Với tiềm năng bức xạ mặt trời nước ta rất lớn, nên ước tính tiềm năng kỹ thuật để phát triển điện mặt trời ở Việt Nam đang là chính sách để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tính đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt năng lượng mặt trời ở Việt Nam đã vượt quá 16,6GW, chiếm 24%. trong tổng công suất lắp đặt của lưới điện quốc gia. Theo dự thảo gần đây của Quy hoạch Năng lượng Việt Nam (PDP) VIII, đến năm 2030, điện mặt trời 18,6GW và điện gió 18GW (30% tổng công suất lắp đặt) sẽ được kết nối vào lưới điện.

Theo EVN, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, đến 30/6/2019 đã có trên 4.464 MW điện mặt trời đã hòa lưới, trong số đó có 72 nhà máy điện mặt trời thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) với tổng công suất 4.189 MW và 10 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của các Trung tâm điều độ miền với tổng công suất 275 MW. Như vậy, nguồn điện mặt trời đã chiếm tỷ lệ 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.

Hình 1.3: Cơ cấu công suất nguồn điện đến năm 2020.

Giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2108 kWh/m2/năm. Tương ứng đối với ngày giá trị nhỏ nhất đạt 2,46 kWh/m2/ngày và lớn nhất là 5,77 kWh/m2/ngày. Từ khu vực Đà Nẵng vào miền nam thì năng lượng bức xạ mặt trời trở nên cao từ 4.4 - 5.6 KWh/m2. Đặc biệt các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận bức xạ năng lượng mặt trời rất cao đến 5.6 KWh/m2 rất có tiềm năng phát triển về mảng năng lượng mặt trời.

Bảng Giá trị trung bình cường độ bức xạ ngày trong năm và số giờ nắng của một số khu vực khác nhau ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong qua trình triển khai dự án xuất hiện nhiều bất cập: thiết kế, giám sát thi công và khả năng am hiểu của chủ đầu tư.

Từ những thực tế trên, nhu cầu sử dụng giải pháp của Dự án là rất lớn, có tiềm năng phát triển trong tương lai

Xác định vấn đề

Độ tin cậy lưới điện được nâng cao bằng 7 giải pháp như sau :

1. Đó là hoàn thiện cấu trúc lưới điện an toàn, linh hoạt, xây dựng phương thức vận hành hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và chất lượng cung cấp điện cho khách hàng.

2. Giảm hoặc không cắt điện khách hàng trong các công tác bảo trì, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng, giảm thiểu thời gian gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.

3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, sửa chữa bảo trì lưới điện và chủ động ngăn ngừa sự cố.

4. Giảm thiểu, loại trừ các yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống điện.

5. Đảm bảo cập nhật tin cậy các thông tin, dữ liệu kỹ thuật đầy đủ và xây dựng các ứng dụng phục vụ công tác quản lý vận hành góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng.

6. Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ, khai thác sử dụng trang thiết bị hiện đại.

7. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong các mặt công tác của cán bộ, công nhân viên.

Giảm SAIDI (System Average Interruption Duration Index): Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối) và SAIFI (System Average Interruption Frequency Index): Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối). Giải pháp của Dự án sở hữu công nghệ để giải quyết vấn đề có hàm lượng khoa học và trí tuệ cao

Ứng dụng xu hướng công nghệ để hỗ trợ công tác vận hành lưới điện an toàn và hiệu quả.

 **Tăng hiệu quả là cách tốt nhất để phát triển bền vững, giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu,** là thông điệp của IEA (Cơ quan năng lượng quốc tế, một tổ chức trung dung và uy tín). Hiệu quả ở đây được diễn dịch theo nghĩa rộng, của cả lao động, tầm nhìn, máy móc, hạ tầng v.v.

Chân dung khách hàng:

Hơn 40.000 dự án ĐMT và Điện gió của 35 tỉnh thành trên cả nước - bao gồm các doanh nghiệp tư nhân/nhà nước và các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vận hành an toàn và hiệu quả .

Chiến lược thị trường (phạm vi, quy mô, kênh bán hàng, phương pháp tiếp cận thị trường, các thức đóng gói sản phẩm/dịch vụ ….)

Tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông nhà nước và mạng xã hội, và ngoại giao. 

Giải pháp của Dự án phục vụ cộng đồng năng lượng bằng cách cung cấp các gói sản phẩm phần cứng và mềm tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế của khách hàng, thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo nhằm nâng cao năng lượng bền vững trong tương lai.

Tập trung vào thiết kế, phân tích và mô phỏng hệ thống năng lượng tái tạo.

Sử dụng các công nghệ mới nhất để cung cấp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực dịch vụ và chất lượng tốt nhất.

Xây dựng các gói sản phẩm từ phần cứng và mềm đa dạng và có thể tùy biến để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Thông tin

Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ANH MINH GLOBAL

Địa chỉ: số 10 đường số 4, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông