Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2065: Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động lao động sản xuất

See this content in the original post

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề: 

Trong trường THPT đặc biệt là các trường THPT ở vùng trung du miền núi, vấn đề cho học sinh tiến hành các buổi lao động là không thể thiếu. Các buổi lao động đó BGH nhà trường thường phân chia theo lớp và do giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo tiến hành theo lớp. Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đưa ra các giáo án, đề tài. Trong các công trình nghiên cứu đó đã làm nổi bật mục đích, hoạt động, giải pháp và tầm quan trọng của quá trình lao động. Tuy nhiên những bài viết, giáo án, công trình nghiên cứu đó đang mang tính hàn lâm, chưa đi vào cụ thể, chưa sát với thực tế địa phương và thực hiện trên quy mô nhỏ. Bằng thực tiễn trong quá trình dạy học, làm công tác đoàn trong nhiều năm và thường xuyên, trực tiếp tham gia chỉ đạo, lên kế hoạch, phân công trong quá trình lao động của học sinh. Tôi nhận thấy thực trạng, thái độ, năng lực lao động của học sinh và mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lao động của học sinh trong trường.

2. Thực trạng, lối sống và năng lực lao động của học sinh hiện nay:

Trong thời gian gần đây đạo đức, lối sống của học sinh THPT có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp. Hiện tượng học sinh tham gia vào các tai, tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những học sinh chậm tiến. Ở những học sinh này trong các buổi lao động tập thể của lớp, của trường thường trốn tránh, điểm danh qua loa rồi bỏ đi chơi. Những học sinh này không tham gia hoặc tham gia rất hời hợt. Còn ở những học sinh khá giỏi chỉ biết học tập, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo từ gia đình trong công việc hằng ngày cũng như lao động, phụ huynh không yêu cầu con họ phải làm, mà họ làm thay phần việc đáng lẽ ra con họ phải biết làm và làm tốt.

3. Các phương pháp giúp học sinh hình thành phẩm chất năng lực thông qua lao động: 

Học sinh biết làm những công việc thường ngày, vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình trong lao động sản xuất, nhất là những học sinh ở vùng nông thôn. Ngoài ra hoạt động lao động sản xuất còn giáo dục học sinh có kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn. Biết sắp xếp công việc, việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau. Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào mức độ hoàn thành công việc của cá nhân và của lớp. Lao động sản xuất còn giáo dục cho học sinh kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong lao động sản xuất phát sinh những vấn đề, những công việc mà bản thân mỗi cá nhân sẽ khó giải quyết, đòi hỏi mỗi học sinh phải biết tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, chia sẻ những công việc nặng, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Học sinh biết gắn kết, hợp tác hợp lý để bổ xung cho những khuyết điểm mà mình đang có, giúp hoàn thành công việc được nhanh gọn và hoàn hảo hơn.

Tính sư phạm trong giáo dục hoạt động lao động. Đối với học sinh TH, tuổi đời còn ít chưa phải người lớn cũng không phải trẻ con. Ở độ tuổi này các em có nhiều ước mơ hoài bão, nhưng chưa đi sát vào đời sống thực tiễn, chưa có kỹ năng làm các công việc thường ngày. Có nhiều em chưa bao giờ biết lao động chân tay. Bởi vậy, khi chỉ đạo thực hiện hoạt động lao động cần nhẹ nhàng, hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo cặn kẽ, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của từng em. Phải xem học sinh như con, như em mình, tạo sự thân thiện, gần gũi với các em. Lúc lao động cần nói nhẹ nhàng, tránh hiện tượng quát mắng, thúc dục, chạy theo chỉ tiêu, thành tích. Giáo viên cần làm gương trong mọi vấn đề, phải luôn gương mẫu trong cư xử, ngôn ngữ và hành vi. Bản thân giáo viên phải có văn hoá ứng xử trong lao động nếu muốn học sinh mình làm tốt. Giáo viên không thể xử lý, nhắc nhở, giảng dạy hoặc quản lý học sinh khi bản thân mình chưa tốt. Xử lý học sinh về những vấn đề không được làm nhưng giáo viên lên lớp trễ nãi, sử dụng điện thoại trong giờ dạy hay lúc học sinh đang làm bài tập. Nếu giáo viên luôn thể hiện sự tôn trọng, nhẫn nại, lòng kiên trì và sự khoan dung thì có thể giúp học sinh giảm thiểu các hành vi cãi vã, gây gổ và giảm thiểu được tai nạn trong lao động, tăng cường  sự tôn trọng lẫn nhau giữa các học sinh với nhau. Trong nội quy, nếu giáo viên có những mong đợi từ học sinh thì học sinh cũng có quyền có những mong đợi ở giáo viên.

4. Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang bước vào giai đoạn công nghệ 4.0. Đất nước có những bước chuyển mình về kinh tế, đạt được những thành tựu to lớn kể cả về chất và lượng. Để làm được điều này thì nhân tố quyết định thành công chính là con người với những phẩm chất trí tuệ, có sức khoẻ, có đời sống tinh thần, thể chất lành mạnh, phong phú, có khả năng lao động làm ra của cải vật chất. Giáo dục cho thế hệ trẻ có đủ hành trang, kiến thức, phẩm chất đạo đức, tự tin bước vào cuộc sống là việc làm rất cấp thiết. Hoạt động lao động trong các nhà trường là hoạt động không thể thiếu, không thể xem nhẹ. Thông qua hoạt động lao động sản xuất đã rèn luyện, hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, chuẩn bị hành trang cho các em vững bước vào đời. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài.

Thông tin

Tên tác giả: NGUYỄN NGỌC NHƯ Ý

Trường Tiểu học Phong Phú 2, huyện Bình Chánh, TP. HCM

Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông