Mã số N2088: Vận dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy COGGLE trong tổ chức dạy học theo chuyên đề
1 - Đặt vấn đề:
Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên.
Sử dụng kĩ thuật dạy học phù hợp sẽ khuyến khích khả năng làm việc độc lập và tự chủ của học sinh, tạo ra những giờ học thú vị, sôi động và cuốn hút học sinh vào các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức. Từ đó, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh một cách toàn diện cũng như đạt được hiệu quả và nhiệm vụ dạy học.
Với mong muốn tạo cơ hội để học sinh được hợp tác và chia sẻ kiến thức, cùng với các kỹ năng trình bày, cũng như các hình thức trao đổi thông tin thông qua ứng dụng của COGGLE, góp phần hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ hiện đại, hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh chúng tôi chọn đề tài “VẬN DỤNG PHẦN MỀM VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY COGGLE TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ”.
2 - Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo chuyên đề qua việc lồng ghép sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Coggle vào các tiết học trên lớp.
a) Bước 1. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu HS lập sơ đồ tư duy của bài học trên giấy
b) Bước 2. Hướng dẫn học sinh đăng nhập vào phần mềm
c) Bước 3. Giáo viên hướng dẫn các thao tác, học sinh thực hiện và báo cáo sản phẩm
d) Bước 4. Xem kết quả thực hiện
* Sản phẩm của học sinh lớp 6
Hình 1 là sơ đồ tư duy được thực hiện trên giấy, để thực hiện được sơ đồ này học sinh mất khá nhiều thời gian, và khó hợp tác trong nhóm nhỏ.
Hình 2a, 2b, 2c là sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung Chủ đề B - Bài 3 Mạng có dây và mạng không dây Tin học 6.
* Sản phẩm của học sinh lớp 9
Hình 3a, 3b, 3c, 3d là sơ đồ tư duy trình bày tóm tắt nội dung hệ thống kiến thức Môn Sử lớp 9 chương III Bài 8, Bài 9, Bài 10
e) Bước 5. Nhận xét quá trình thực hiện của các nhóm
* Các nhóm học sinh lớp 6 hoạt động học tập đa số chủ động trong việc chuẩn bị bài trên phần mềm Coggle. Có ý thức được việc chia sẻ, trao đổi, thảo luận trên phần mềm, hợp tác tốt. Tuy nhiên thao tác chưa quen còn chậm khi tạo sơ đồ tư duy.
* Các nhóm học sinh lớp 9 hoạt động học tập có thảo luận sôi nổi, có tương tác trên phần mềm, hỗ trợ nhau trong học tập, các bạn thuyết trình sản phẩm sơ đồ tư duy trên phần mềm Coggle mạnh dạn. Tuy nhiên cần chú ý cách trình bày sơ đồ tư duy cho rõ và đẹp hơn.
3 - Kết quả áp dụng:
Từ quan điểm lấy người học làm trung tâm đã phát huy tác dụng trong điều kiện giáo dục ở trường THCS Bình Tây Quận 6 TP. HCM như sau:
- Ý thức tự giác học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
- Nhiều học sinh học lực trung bình đã tiến bộ nhiều hơn trong học tập.
- Tình bạn, tình đoàn kết, ý thức tổ chức, tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau trong học tập ngày càng phát triển.
- Mức độ sử dụng phần mềm và trang thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh ngày càng thông thạo.
- Giáo viên dẫn dắt học sinh thảo luận trong nhóm hướng tới việc tìm ra và hoàn thiện kiến thức nhanh chóng và dễ nhớ hơn.
- Học sinh quen dần cách thức hoạt động học tập nhóm trên Internet, chủ động trong việc tự học tự nghiên cứu và hợp tác với nhau trong việc xây dựng bài học bài ôn tập. Nhờ thế mà việc giảm thời gian soạn bài và học bài trong các kì kiểm tra.
Sơ đồ tư duy là một trong những phương tiện trực quan sinh động, một lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học, qua đó kích thích khả năng sáng tạo của các em trong mọi lĩnh vực học tập.
Thông tin
Tên tác giả: CAO HOÀNG BẢO
Trường THCS Bình Tây
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông