Mã số N2113: Sản phẩm gậy dẫn đường thông minh ứng dụng công nghệ OCR
Sản phẩm gậy dẫn đường của nhóm đã được đưa tin bởi báo giáo dục thành phố Hồ Chí Minh - chuyên mục nhịp cầu sư phạm.
Theo tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 253 triệu người trên thế giới bị khiếm thị, trong đó 36 triệu người bị mù và 217 người bị tổn thương thị lực từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Vì vậy, một sản phẩm giúp hỗ trợ những người gặp vấn đề về thị lực là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Ngày nay, việc sở hữu một “con mắt” - thiết bị công nghệ dẫn đường ngày càng xa vời đối với những người cần nó, điều này đã tạo động lực giúp nhóm tác giả thuộc CLB KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (THE GENIUS) thuộc trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn Tp.HCM đã sáng tạo ra một sản phẩm phù hợp với thị trường hiện nay, “Gậy dẫn đường thông minh ứng dụng công nghệ OCR”.
OCR tạm dịch là nhận dạng ký tự quang học, ứng dụng công nghệ chuyên dùng để đọc text ở file ảnh. Đặc biệt, công nghệ OCR có thể đọc được nhiều tài liệu khác nhau như hóa đơn, hộ chiếu, danh thiếp… Sản phẩm gậy dẫn đường thông minh đã ứng dụng hiệu quả công nghệ OCR để phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người khiếm thị
Với sự hỗ trợ của cô Lê Thị Thúy (giáo viên bộ môn công nghệ, trường THPT Lê Quý Đôn), nhóm đã cho ra đời sản phẩm “Gậy dẫn đường thông minh ứng dụng công nghệ OCR” với 5 thành viên Đỗ Anh Kiệt - lớp 12A6, Nguyễn Hữu Quốc Trung - lớp 12A2, Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm - lớp 12D3, Lê Ngọc Minh Khuê - lớp 12B2, Phạm Minh Triết - lớp 11AB3.
“Người khiếm thị hay người già thường gặp khó khăn trong việc di chuyển. Dù họ luôn được những người xung quanh hỗ trợ khi đi đường nhưng đôi lúc không tránh khỏi được sự nguy hiểm, nhất là khi đến những ngã tư có đèn tín hiệu giao thông hoặc qua đường. Đã có không ít trường hợp người khiếm thị, người già gặp tai nạn khi đi đường một mình, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Từ thực tế ấy, bạn Quốc Trung và Anh Kiệt đã nhờ cô Lê Thị Thúy (giáo viên môn công nghệ của trường) tư vấn và nghiên cứu mô hình “Gậy dẫn đường thông minh công nghệ OCR”. Cô Thúy cho biết, khi Quốc Trung và Anh Kiệt bày tỏ mong muốn làm gậy thông minh giúp đỡ người già, người khuyết tật, cô rất xúc động. Bởi ở lứa tuổi các em, việc vận dụng kiến thức đã học trong sách vở vào thực tế là điều đáng được hoan nghênh. Vì vậy, cô đã dành thời gian hỗ trợ, tư vấn cho các em để cho ra đời sản phẩm tốt nhất với chi phí không quá đắt, bất cứ ai cũng có thể sử dụng.”
(Trích bài phỏng vấn của nhóm từ báo Giáo dục)
“Gậy dẫn đường thông minh ứng dụng công nghệ OCR” của nhóm gồm những bộ phận sau: Camera nhận biết đèn tín hiệu giao thông và hệ thống cảm biến các vật cản, hệ thống định vị GPS kết nối với điện thoại thông minh nhằm hỗ trợ người thân có thể giúp đỡ, quản lý vị trí người dùng từ xa, khe lắp sim giúp gửi các trạng thái sử dụng về điện thoại như số kilomet đã di chuyển, dung lượng pin…
Sản phẩm có thể cải tiến và nâng cấp thêm nhiều chức năng và các bước sử dụng của gậy vẫn vô cùng đơn giản giúp người khiếm thị có thể dùng như những cây gậy bình thường nhưng đồng thời có thêm khả năng phát hiện những mối nguy hiểm khác nhau bằng cảm biến siêu âm và hồng ngoại, có khả năng quét diện rộng. Khi phát hiện vật cản, hố, biến báo, gậy sẽ gửi tín hiệu về mạch, mạch gửi tới loa và loa phát âm báo cho người dùng. Mong muốn của nhóm là sản phẩm dẫn đường cho người khiếm thị có các ưu điểm vượt trội so với các gậy dẫn đường thông thường và có giá thành vừa phải..
Bên cạnh đó về thiết kế của gậy, nhóm chưa thực hiện nhiều thử nghiệm trên nhiều địa hình, vị trí khác nhau nên vẫn chưa thể đánh giá sản phẩm đạt được hiệu quả tối ưu và tiện lợi nhất. Trong tương lai, nhóm vẫn sẽ cố gắng cải thiện sản phẩm và thử nghiệm thực tế nhiều nhằm giúp sản phẩm hoàn chỉnh hơn để phục vụ nhu cầu của người dùng.
Sản phẩm sẽ có một vài cải tiến đáng lưu ý: Camera của gậy sẽ được tăng thêm chức năng nhận diện cả vật cản, con người và tín hiệu giao thông, tăng độ nhạy, âm báo sẽ được chỉnh sửa để phát ra rõ hơn, làm lại vật liệu tạo gậy để có tính thẩm mĩ hơn, tiện lợi hơn cho từng độ tuổi và nhu cầu sử dụng, đồng thời ứng dụng công nghệ GPS để giúp người khuyết tật di chuyển đến vị trí mong muốn nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. Nhưng hiện tại, vì kinh phí có hạn nên việc làm ra các mẫu thử để cải thiện sản phẩm vẫn còn là một vấn đề.
Các thành viên nhóm cũng kì vọng sẽ đưa “Gậy dẫn đường thông minh ứng dụng công nghệ OCR” trở thành một dự án khởi nghiệp thật sự chứ không dừng lại ở việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mẫu.
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thuý - GVBM Công nghệ trường THPT Lê Quý Đôn, GVCN CLB KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Thành viên nhóm tác giả:
Đỗ Anh Kiệt - lớp 12A6
Nguyễn Hữu Quốc Trung - lớp 12A2
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm - lớp 12D3
Lê Ngọc Minh Khuê - lớp 12B2
Phạm Minh Triết - lớp 11AB3
Giải thưởng:
Giải ba cuộc thi “Tin học Trẻ lần thứ 31”
Giải khuyến khích cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 17 năm 2022”
Vào vòng Chung kết cuộc thi Thiết kế, sáng tạo sản phẩm công nghệ dành cho người khuyết tật
Top 20 cuộc thi Master Robot Builders của Đại sứ quán Phần Lan
Email: thuycaohoc.ckm11b2011@gmail.com
Trích nguồn một số thông tin và hình ảnh tại: https://www.giaoduc.edu.vn/gay-thong-minh-giup-nguoi-khuyet-tat.htm
Thông tin
Nhóm tác giả:
Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn Tp.HCM
Đỗ Anh Kiệt - lớp 12A6
Nguyễn Hữu Quốc Trung - lớp 12A2
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm - lớp 12D3
Lê Ngọc Minh Khuê - lớp 12B2
Phạm Minh Triết - lớp 11AB3
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông