Mã số N2172: Game học Sử ta bằng tiếng Anh và thơ

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà

(Hồ Chí Minh) 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của lịch sử Việt Nam.  Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại. Với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn. Mặc dù chứa đựng nhiều sự kiện bi tráng nhưng bản thân Lịch sử không có lỗi, bởi đó là sự vận hành khách quan, có những sự kiện oai hùng, nhưng cũng có những bi thương, vì đó là không thể khác. 

Vì đâu học sinh ta học sử ta chỉ để thi và quên?

Trong thời gian gần đây, giáo dục môn Lịch sử trong trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sa sút nhiều, gây nỗi lo âu trong xã hội. Học sinh chán, sợ học môn Lịch sử, không thích học lịch sử biểu hiện trên nhiều phương diện.  Nguyên nhân là đâu?

Thứ nhất, là do sách giáo khoa quá nặng nề, lối học và thi cử nặng về truyền thụ và đo kiến thức.

Thứ hai, do chương trình và nhận thức không đúng về vị thế và yêu cầu giáo dục môn Lịch sử, không tôn trọng và nêu cao tính khoa học của môn học

Tuy nhiên, có một nguyên nhân rất quan trọng nhất đó là do mục đích mang tính thực dụng của học sinh, từ khi bước vào trung học phổ thông, học sinh đã đồng thời chuẩn bị cho cuộc đua, cạnh tranh vào đại học. Và thực tế cũng cho thấy, muốn vào những ngành có nhiều chỉ tiêu tuyển sinh, ra trường dễ xin việc làm, lương cao hơn thì các em phải thi các khối A, B, D. Như vậy, so với các khối thi trên, khối C thiếu hấp dẫn nhất. Các môn học như Toán, môn Tiếng Anh được đưa lên hàng đầu trong bố trí thời lượng học tập và nghiên cứu

Giải pháp cho thực trạng trên

Có thể kết hợp học sử thông qua việc học Tiếng Anh, qua thơ, qua làn điệu dân ca hay bài hát hay không, làm cho việc học môn lịch sử đỡ khô khan nhàm chán đối với số đông học sinh?!

Cơ sở lí luận

 “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”

Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm với cái mới, có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi học sinh, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. Định hướng cách dạy học này không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng, hiệu quả dạy học.

Theo qui luật của trí nhớ, đây là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo. Theo các nhà nghiên cứu, bộ não của con người thường chỉ còn lưu giữ khoảng 20% thông tin đã tiếp nhận sau 1 tháng. Do vậy việc ôn luyện thường xuyên là cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, não bộ của con người có xu hướng ghi nhớ một điều gì đó khi chúng được lặp lại ít nhất 21 lần. Trí nhớ dài hạn đề cập đến việc lưu giữ thông tin trong một thời gian dài. Con người có thể nhớ đến một kí ức nào đó, dù nó đã xảy ra từ hàng chục năm trước thì đó gọi là trí nhớ dài hạn.

 Chơi mà học - Phương pháp giáo dục tương lai dành cho thế hệ trẻ

 Khi được tham gia các hoạt động vui chơi có chất lượng, não bộ của trẻ linh hoạt hơn và khả năng tiếp thu kiến thức tăng lên, ngôn ngữ, trí nhớ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trẻ còn học được cách điều chỉnh hành vi của mình.

Cách thực hiện:

Làm một game cho học sinh chơi, gợi nhớ về các vị anh hùng dân tộc thông qua các mô tả bằng các đoạn văn, các câu, cụm từ Tiếng Anh

Sau đó, dịch nghĩa đoạn văn, câu văn tiếng Anh thành thơ lục bát tiếng Việt

Có đáp án

Viết trên nền Tin học văn phòng, cụ thể là powerpoint nhằm mang tính đại chúng, tất cả giáo viên đều có thể bổ sung thêm, mở rộng bổ sung thêm cơ sở dữ liệu…

Chi tiết xem tại clip này:

Có thể nói, trong cách dạy để đạt được cách học hiệu quả cho học sinh, người dạy sử không nhất thiết phải dạy cho học sinh các kiến thức phải “nhớ cơ học” với từng con số cụ thể, khô khan. Điều quan trọng nhất là giáo dục lòng yêu nước thông qua hình tượng các vị anh hùng dân tộc.

Giá trị thực tiễn của giải pháp mang lại đó chính là học sinh vừa học được Tiếng Anh, vừa học được lịch sử, đây là giải pháp chơi mà học hiệu quả. Trò chơi này có thể chơi đồng đội nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết phối hợp. Không mất chi phí khi ứng dụng. Có tính ứng dụng cao, phát triển và chia sẻ đại trà. Có thể phát triển nâng cấp độ khó để học sinh phát triển kỹ năng cao hơn. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Câu đố dân gian – Song ngữ Anh Việt (Phạm Văn Bình – NXB Thuận Hóa)

2.          Format Chương trình Rung Chuông Vàng (Đoàn Trường THCS TT Bần)

Thông tin

Tên tác giả: Ngô Thị Ngọc Uyên - Trường Tiểu học Lê Minh Xuân 2


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông