Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2108: Ứng dụng các phần mềm tương tác phổ biến tăng hiệu quả giảng dạy trực tuyến và trực tiếp với các môn học trong giai đoạn đất nước bình thường mới

See this content in the original post

I. Thực trạng:

Trong năm học vừa qua 2021-2022, tôi cũng như các giáo viên trong trường chủ yếu sử dụng các phầm mềm bổ trợ itool và powerpoint để giảng dạy trực tuyến ở các môn học. Tôi nhận thấy có nhiều mặt hạn chế như: tiết học nhàm chán và học sinh không tương tác trực tiếp nhiều với giáo viên. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp, người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy vừa trực tuyến qua zoom, google meet hay google classroom vừa trực tiếp tại lớp để đảm bảo hiệu quả chất lượng giảng dạy.

Đối với bản thân tôi, để tăng sự tương tác của học sinh và mang lại hiệu quả giảng dạy, tôi đã mạnh dạn xây dựng sáng kiến mang tên: “Ứng dụng các phần mềm tương tác phổ biến tăng hiệu quả giảng dạy trực tuyến và trực tiếp với các môn học trong giai đoạn đất nước bình thường mới”.

II. Nội dung giải pháp:

1. Vận dụng các phần mềm tương tác Blooket & Wordwall vào các trò chơi học tập.

* Các bước thực hiện của giáo viên:

- Tìm hình ảnh, âm thanh phù hợp với nội dung hoạt động học tập.

- Tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm, khởi chạy phần mềm trò chơi Blooket & Wordwall.

- Hướng dẫn học sinh cách đăng nhập với đường link hay mã game.

- Thiết kế trò chơi ôn tập mở rộng theo mục tiêu nội dung của bài học.

- Hướng dẫn cách tham gia trò chơi tương tác.

* Các bước thực hiện của học sinh:

- Tham gia tương tác bằng cách đăng nhập vào trò chơi với thiết bị di động, ipad hay laptop có đường truyền mạng ổn định.

- Đặt tên và chọn icon dễ thương khi tham gia trò chơi Blooket & Wordwall.

Đa dạng trò chơi và phong phú hình thức thiết kế các bộ câu hỏi tương tác.

Học sinh thích thú tham gia trò chơi và tích cực tương tác.

Dễ dàng thống kế kết quả và số lượng học sinh tham gia tương tác.

2. Vận dụng phần mềm tương tác Google Jamboard & Classkick để tạo các sản phẩm và bài tập tương tác nhằm cá thể hóa học sinh.

* Các bước thực hiện của giáo viên:

- Tìm hình ảnh, âm thanh và bài tập phù hợp với nội dung hoạt động học tập.

- Hướng dẫn học sinh cách đăng nhập với gmail tự tạo hay nhấp vào đường link của bài tập.

- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các công cụ thao tác trên Google Jamboard & Classkick: bút viết, bút vẽ, tô màu, ghi chú, ghi âm….

- Phản hồi và sửa bài trực tiếp với các stickers khi học sinh tương tác trực tuyến.

- Tạo các bài tập với nội dung đa dạng trên các trang bảng trắng hoặc trang giấy trắng khác nhau.

* Các bước thực hiện của học sinh:

- Tham gia tương tác bằng cách đăng nhập vào phần mềm với thiết bị di động, ipad hay laptop có đường truyền mạng ổn định.

- Thể hiện sự sáng tạo qua các sản phẩm và bài tập tương tác được thiết kế với các công cụ sẵn có trên Google Jamboard & Classkick.

3. Vận dụng phần mềm iSpring Suite 10 vào thiết kế bài giảng E-learning.

- Ispring Suite 10 là phần mềm được dùng trong lĩnh vực E-learning kết hợp với phầm mềm power point giúp cho giáo viên soạn giảng và học sinh tương tác trực tiếp trên bài giảng.

- Các hoạt động tương tác thiết kế trong bài giảng: hệ thống các bài tập tương tác trắc nghiệm, đúng sai, kéo thả hay nối câu trả lời đúng.

- Học sinh chỉ cần nhấp vào đường link bài giảng sẽ vừa nghe giảng bài từ giáo viên vừa có thể tự học tương tác trực tuyến với các trò chơi hay bài tập đã được lồng ghép.

- Ưu điểm nổi bật của iSpring Suite:

+ Sử dụng bộ công cụ giáo dục trực tuyến chuyên nghiệp nhất cho powerpoint để phát triển các bài giảng video, E-learning và đánh giá trên mọi thiết bị di động, máy tính, laptop hay ipad.

+ Dễ dàng tạo video theo từng chủ điểm bài học và đồng bộ hóa cùng các slide trình chiếu của powerpoint.

+ Xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá toàn diện và linh hoạt theo từng cấp độ.

+ Hiển thị nội dung giảng dạy dưới hình thức tương tác hấp dẫn.

+ Xuất bản nội dung iSpring Suite lên hệ thống quản lý học tập cá nhân.

+ Học mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi không kết nối wifi.

III. Hiệu quả mang lại:

* Đối với học sinh: Thái độ học tập tích cực, phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo các sản phẩm học tập, chủ động tương tác hơn với giáo viên và khả năng sử dụng công nghệ thông tin tiến bộ hơn.

* Đối với giáo viên: Tự tin sử dụng công nghệ thông tin, tiết học trở nên sinh động hơn với bài giảng được thiết kế chỉn chu, thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động học tập tương tác.

* Đối với xã hội: Các phần mềm tương tác phổ biến là công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần giải quyết những khó khăn của nhà giáo nói riêng cũng như ngành giáo dục nói chung khi học sinh không thể đến trường.

Thông tin

Tên tác giả: Phan Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu Học Đinh Tiên Hoàng


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông