Mã số N2114: Biện pháp giúp học sinh mở rộng vốn từ

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

1. Thực trạng:

- Giáo viên chưa tổ chức được cho học sinh các chương trình ngoại khóa lý thú, bổ ích để rèn cho học sinh kĩ năng mở rộng vốn từ.

Thiếu văn hóa phẩm (sách, báo, truyện tranh...) dành cho các em trong giờ sinh hoạt đầu tuần, giờ ra chơi.

Nội dung sinh hoạt Sao, Đội đơn điệu chưa góp phần tích cực rèn cho học sinh kĩ năng mở rộng vốn từ.

Do hạn chế về vốn từ nên trong các giờ học Luyện từ và câu học sinh còn trầm, chưa hăng say phát biểu xây dựng bài, nhiều em còn thụ động ,thiếu mạnh dạn tự tin, con rụt rè khi bày tỏ ý kiến…Điều này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học trong học sinh.

Tình trạng dùng từ sai do nắm nghĩa từ chưa chính xác vẩn còn phổ biến ở học sinh nên việc sử dụng từ ngữ đặt câu chưa phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Vì vậy ít nhiều hạn chế đến khả năng diễn đạt bằng lời, viết đoạn.

2. Nội dung giải pháp:

F1. Giáo viên cần nắm được nội dung cũng như mức độ yêu cầu về mở rộng vốn từ  qui định của chương trình tiểu học

Như chúng ta biết, Tiếng việt được xây dựng mang tính đồng tâm, kế thừa theo từng mạch kiến thức từ các lớp dưới. Để giúp việc dạy học mở rộng vốn từ có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải hệ thống được nội dung về phần kiến thức nào có trong chương trình Tiểu học cũng như chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt ở các lớp dưới và lớp mình đang dạy. Có như vậy người giáo viên biết được học sinh đã học được những gì, mở rộng vốn từ đến mức độ nào. Điều này rất thuận lợi cho việc hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập.

F2. Xác định về khả năng nhận thức, kĩ năng sử dụng vốn từ của từng học sinh để chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp

Tiếng Việt là môn học giúp học sinh Tiểu học học tốt tất cả các môn học khác. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã khảo sát chất lượng học sinh bằng nhiều hình thức như xây dựng phiếu bài tập, quan sát việc diễn đạt của học sinh, việc học sinh học các môn học khác và phân nhóm đối tượng học sinh như sau:

- Đối tượng 1: 12/43 em có vốn từ phong phú, kĩ năng diễn đạt tốt.

- Đối tượng  2:  Có 20/43 dùng từ còn sai, kĩ năng diễn đạt còn lúng túng

- Đối tượng 3: 11/43 Vốn từ còn hạn chế, sử dùng từ đặt câu chưa đúng yêu cầu, chưa phù hợp mục đích giao tiếp.

Sau khi nắm được từng đối tượng học sinh, tôi phải lập kế hoạch bám sát từng em để xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Từ đó, tôi sẽ chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.

F3. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong việc mở rộng vốn từ thông qua các dạng bài tập.

2.1. Mở rộng vốn từ qua quan sát (nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng, dựa vào tranh tìm từ tương ứng.)

Với lứa tuổi học sinh tiểu học, bài giảng của người thầy chỉ đơn giản với bảng đen, phấn trắng cùng với cách giảng giải, thuyết trình không thể tạo nên sự hứng thú cho học sinh. Đối với những dạng bài tập này, giáo viên cần biết khai thác triệt để  kênh hình ở sách giáo khoa, vật thật giáo viên và học sinh sưu tầm được. Giáo viên có thể thiết kế các nội dung này trên máy chiếu để giúp học sinh quan sát, như thế vừa không mất thời gian gắn tranh, tìm tranh. Việc ứng dụng công nghê thông tin trong giảng dạy giúp tôi đưa các hình ảnh tư liệu phục vụ cho bài giảng, mở rộng vốn từ có hiệu quả rõ rệt. Giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến các đối tượng học sinh.

2.2. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: (“Tìm từ ngữ theo chủ điểm”, “Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn”…)

Đây là dạng bài tập khó vì có phần xa lạ với học sinh, vì các từ ngữ phải theo chủ đề mang tính trừu tượng. Để hiệu quả dạy dạng bài tập này, giáo viên sử dụng đa dạng hình thức dạy học như  tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn, các mảnh ghép. Trong trường hợp tìm từ theo chủ điểm mà  học sinh tìm từ còn hạn chế, giáo viên có thể gợi mở bằng cách cho học sinh quan sát tranh, clip đã chuẫn bị .

2.3. Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ (tìm thêm từ mới, ghép nghĩa của từ với cụm từ thích hợp…):

Dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có liên quan đến từ đã cho. Dạng bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ. Trong các tiết có những loại bài tập này, người giáo viên có thể thiết kế một số trò chơi giúp học sinh mở rộng vốn từ: trò chơi tiếp sức tìm từ, ghép từ, trò chơi ghép nhanh tên sự vật, trò chơi thi đoán từ , ai tài đối đáp.

Cách dạy như thế giúp học sinh không nhàm chán mà lớp học sẽ sinh động tăng hứng thú học tập cho học sinh.

2.4. Mở rộng vốn  từ qua dạng bài tập hỏi – đáp:

Đây là hình thức học sinh sử dụng ngôn ngữ của mình để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, khả năng hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Sử dụng dạng bài tập này như một hình thức giúp học sinh phát hiện kiến thức dựa vào hiểu biết bản thân qua cuộc sống hằng ngày. Dùng dạng bài này để kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức mới. Thông qua hỏi đáp giúp hoc sinh củng cố vốn từ, giúp giáo viên sửa lỗi việc dùng từ sai cho hoc sinh hiệu quả. Dạng bài tập này giúp hoc sinh phát triển tư duy, tạo nên sự tư tin của các em trong học tâp và trong giao tiếp

F4. Mở rộng vốn từ thông qua môi trường giao tiếp ở trường và gia đình, cộng đồng.

Trong các hoạt động tập thể giáo viên có thể tham gia cùng học sinh, tổ chức cho các em xem các chương trình : câu đố vui dân gian , hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị áp lực bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, giáo viên  cần phối hợp tổ chức các sân chơi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp như Câu lạc bộ “Tiếng Việt của chúng em”, “Đố vui tiếng Việt” “Thế giới quanh em”; "Trạng nguyên Tiếng Việt",... nhằm giúp học sinh tự tin  hơn trong giao tiếp; khuyến khích học sinh tham gia các trò chơi phát triển Tiếng Việt trên Internet khi có điều kiện.

F5. Xây dựng cây từ vựng Tiếng Việt trong mở rộng vốn từ

 Giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh khổ lớn theo các chủ đề: có thể dùng tranh vẽ, ảnh màu hoặc đen trắng về cảnh vật, cây cối, động vật... có kích thước lớn (A3, A4) để đảm bảo học sinh dễ quan sát từ nhiều góc độ. Cây từ vựng được giáo viên bài trí đẹp và khoa học trong không gian lớp học để tăng cường sự tiếp xúc của học sinh với các từ vựng quan trọng của bài học trong ngày (hoặc trong tuần, trong chủ đề) làm cho việc học từ và ngôn ngữ gắn với sinh hoạt thường xuyên ở lớp và gắn với cuộc sống.

F6. Công tác phối hợp trong giảng dạy.

- Ngay từ đầu năm học thông qua buổi họp Cha mẹ học sinh, tôi thực hiện công tác tuyên truyền tới bậc phụ huynh về nội dung chương trình, thống nhất một số biện pháp để mở rộng vốn từ cho học sinh.

- Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, nhân viên thư viện, xây dựng  “ Thư viện xanh, góc đọc”… trang bị phong phú truyện tranh, báo , sách cho các em đến đọc vào các giở giải lao góp phần tăng thêm vốn từ cho học sinh.

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các em tham gia các hoạt động Ngoài giờ lên lớp, đưa học sinh đi tham quan thực tế nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, bồi bổ kiến thức về thế giới xung quanh,  giúp các em giao tiếp tự tin, mạnh dạn nói trước đám đông góp phần mở rộng vốn từ, sử dụng vốn từ, củng cố vốn từ trong giao tiếp hằng ngày.

3. Hiệu quả mang lại:

Qua thời gian thực hiện các biện pháp về mở rộng vốn từ, học sinh học tập tích cực hơn, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.  Kết quả học tập nói chung và kết quả việc mở rộng vốn từ cho học sinh nâng lên thấy rõ. Các em tự chọn lựa vốn từ cho mình phù hợp khi giao tiếp, kĩ năng diễn đạt của các em cũng rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Song điều đáng nói hơn cả là hiện tượng nói câu không rõ nghĩa, không trọn ý của học sinh không còn nữa, Câu văn của các em ít sai từ hơn. Học sinh đã biết dùng các từ ngữ giàu hình ảnh, câu viết khá sinh động, khi viết về các sự vật  xung quanh mình. Xuất hiện nhiều câu văn hay do các em thành thạo trong việc chọn từ, đặt câu, thậm chí có nhựng từ trừu tượng đựơc các em vận dụng chính xác  mà từng câu văn viết có cảm xúc thu hút người đọc, người nghe. Đoạn văn các em viết đã biết sắp xếp ý hợp lý, mạch lạc, ý không còn lủng củng như trước, sử dụng từ đặt câu đúng chủ đề. Được những lời nhận xét tốt từ thầy cô, từ bạn bè đã tạo cho các em sự hứng thú, sảng khoái, ham thích trong học tập. Cho nên  các tiết Tiếng Việt  bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước. Trước đó, khi mới bước vào học các phân môn TiếngViệt không ít học sinh lớp tôi rất sợ học nhưng giờ đây  học sinh rất mong muốn, phấn khởi chờ đón.

Để minh chứng cho sự tiến bộ của các em, sau đây là  kết quả khảo sát của các em trong từng đợt của môn Tiếng Việt trong năm học: 2021 - 2022 như sau:

4. Bài học kinh nghiệm:

Qua quá trình thực hiện và kết quả đạt được, tôi rút ra được một số kinh nghiệm để dạy học giúp học sinh mở rộng vốn từ đạt hiệu quả mà người giáo viên cần phải thực hiện:

- Giáo viên cần nắm bắt nội dung cũng như mức độ yêu cầu về mở rộng vốn từ có trong chương trình tiểu học.

- Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập.

- Mở rộng vốn từ bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh.

- Mở rộng vốn từ thông qua môi trường giáo tiếp trong trường, gia đình, cộng đồng.

- Xây dựng cây từ vựng trong mở rộng vốn từ.

- Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, dù đối tượng học sinh thế nào, trình độ tiếp nhận và hoạt động ngôn ngữ khác nhau do ảnh hưởng của môi trường, gia đình, xã hội nhưng với long tình tâm huyết của người thầy, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của tiết học, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, luôn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm thì chắc chắn đạt được kết quả tốt.

- Nắm chắc những ưu, nhược điểm của các em trong việc mở rộng vốn từ, đồng thời với vai trò chủ đạo của người thầy, động viên tạo niềm tin, hưng phấn và độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của học sinh là những yếu tố quyết định sự thành công.

Thông tin

Tên tác giả: ĐẶNG THỊ KIM XUYÊN

Trường tiểu học Hưng Long

Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông