Mã số N2119: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. Đặc biệt trong xu thế phát triển của nước ta hiện nay, tiếng Anh đã trở thành một môn học vô cùng cần thiết để giúp cho học sinh-những chủ nhân tương lai của đất nước-tự tin hội nhập với thế giới.
Không chỉ người lớn mong muốn có thể nói chuyện lưu loát với người nước ngoài mà ngay cả các em học sinh cũng muốn giao tiếp được bằng tiếng Anh với bạn bè quốc tế. Qua thực tế dạy lớp, tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói cho học sinh tiểu học. Đây là lí do tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh tiểu học”.
II. THỰC TRẠNG
a/ Thuận lợi:
- Việc học tiếng Anh từ bậc tiểu học ngày càng được sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh.
- Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học; việc nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy học đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.
- Học sinh tiểu học hồn nhiên, thích bắt chước, tiếp thu nhanh, ghi nhớ tốt …cũng là điều kiện thuận lợi cho việc học tiếng Anh.
b/ Khó khăn:
- Do tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, không được sử dụng hằng ngày trong đời sống của học sinh nên các em sẽ thấy khó khăn, chán nản vì không biết cách phát âm, từ đó dẫn đến việc các em chưa hứng thú với môn học.
- Do thời gian học tiếng Anh ở trường không nhiều, sỉ số học sinh/lớp lại đông nên học sinh không có nhiều cơ hội để luyện tập, tương tác với thầy cô, bạn bè khiến các em rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp tiếng Anh và khả năng phản xạ tiếng Anh cũng bị hạn chế.
III. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Tạo không khí lớp học sinh động, vui vẻ
Tiếng Anh là môn học mới mẻ với phần lớn học sinh Tiểu học. Chắc chắn các em sẽ có nhiều bỡ ngỡ, lo lắng khi tiếp cận bộ môn này. Vì vậy, trong mỗi giờ dạy, giáo viên cần vui vẻ hòa nhập với thế giới trẻ thơ của các em để giúp các em cảm thấy tự tin, gần gũi, không sợ hay mặc cảm khi mình nói sai, làm sai.
Giáo viên phải là người bạn để cùng học, cùng chơi với các em, từ đó sẽ tạo được môi trường học thân thiện, “học mà chơi, chơi mà học”.
Học sinh tiểu học rất thích được động viên, khen ngợi. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên khuyến khích các em nói tiếng Anh, kịp thời khen ngợi để các em tự tin, hào hứng với môn học. Đó cũng chính là động lực giúp các em kiên trì luyện tập để hình thành thói quen
2. Sử dụng Tiếng Anh thường xuyên trong hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên tăng cường nói tiếng Anh trên lớp kết hợp với điệu bộ, động tác và nên bắt đầu bằng những câu mệnh lệnh đơn giản. Có thể, lúc đầu học sinh sẽ lúng túng vì các em chưa có vốn từ vựng nhưng dần dần các em sẽ hiểu và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ:
+ Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên và học sinh thường giao tiếp với nhau bằng những câu tiếng Anh đơn giản.
Teacher: Hello, class!
Students: Hello, Ms.Linh!
Teacher: How are you, today?
Students: I’m fine, thank you. And you?
Teacher: I’m fine, thanks.
+ Sau hoạt động chào hỏi, để củng cố lại bài học của tiết học trước, giáo viên sử dụng các hoạt động trò chơi làm cho tiết học thêm sinh động, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái. Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng tiếng Anh, không cần câu nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại.
Teacher: Do you like game?
Students: Yes.
Teacher: Play game “Slap the board”. Are you ready?
Students: Ready.
Teacher: I divide our class into three groups: Group 1, 2 and 3.
Each group I need four students (2 boys and 2 girls). Now, who volunteers? Raise your hand!
- Sau khi dạy cho học sinh 1 từ, 1 câu mới, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh sử dụng nó ngay trong tình huống thực tiễn hằng ngày để giúp các em nhớ lâu hơn và thấy rõ lợi ích của việc học tiếng Anh.
Ví dụ:
+ Những câu đố về các con vật bằng tiếng Anh với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu như:
1. “I eat insects. I live in the pond. I can hop and I’m green.”
Đáp án: I’m a frog.
2. “I eat carrot. I can run fast and I have two long ears.”
Đáp án: I’m a rabbit.
+ Thiết kế trò chơi “English Word Pursuit” game – “Đuổi hình bắt chữ” giúp học sinh ghi nhớ những danh từ được ghép bởi hai từ có nghĩa.
Picture 1
Answer 1: dragon + fly = dragonfly
Answer 2: water + melon = watermelon.
- Tạo môi trường xung quanh kích thích các em ham thích học Tiếng Anh. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi, xem tranh ảnh, phim hoạt hình có màu sắc, hình ảnh, âm thanh sinh động, hay hát theo các bài hát Tiếng Anh nhằm làm cho các em có ấn tượng, hứng thú với các từ, các câu Tiếng Anh mà giáo viên cần dạy cho các em.
Ví dụ: Giáo viên tổng hợp nội dung từng bài học theo sơ đồ tư duy và cho học sinh thuyết trình lại.
- Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kể chuyện, sắm vai những nhân vật trong câu chuyện để các em tự do phát triển ngôn ngữ
- Thành lập đôi bạn học tập, nhóm bạn học tập tiếng Anh và giao tình huống, nhiệm vụ học tập cụ thể cho các em cũng sẽ giúp các em có điều kiện luyện tập nhiều hơn
- Thường xuyên khuyến khích học sinh chủ động giao tiếp với giáo viên bản ngữ
- Khuyến khích học sinh tự rèn luyện thêm ở nhà thông qua các kênh học tiếng Anh trực tuyến trên internet như: Little baby bum, Baby big mouth, Peppa big, Dream English kids..
IV. KẾT QUẢ
Qua áp dụng biện pháp “Phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh tiểu học”, tôi nhận thấy chất lượng học tập môn tiếng Anh nói chung và chất lượng kĩ năng nói của học sinh lớp tôi có tiến bộ hơn trước: không khí lớp học sôi nổi; học sinh tự tin hơn; các em biết sử dụng các câu tiếng Anh thông thường để giao tiếp.
Số liệu kiểm tra đánh giá kỹ năng nói
V. KẾT LUẬN
Việc học ngôn ngữ thực chất là sự bắt chước. Khi học tiếng Anh cũng vậy, nếu học sinh được nghe, được nói và được luyện tập nhiều lần trong môi trường phù hợp, với tâm thế thoải mái thì các em sẽ ghi nhớ tốt, từ đó khả năng giao tiếp cũng sẽ tốt hơn. Để đạt được điều đó, người giáo viên cần xây dựng không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ; tạo nhiều tình huống giao tiếp hấp dẫn nhằm rèn khả năng phản xạ nhanh bằng tiếng Anh cho học sinh.
Thông tin
Tên tác giả: Hồ Thị Thùy Linh - Trường Tiểu học Bình Hưng
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông