Mã số N2129: Sử dụng phiếu học tập bằng hình ảnh tạo hứng thú khi học toán lớp 6

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

I. Đặt vấn đề

          Trong năm học 2020 – 2021, tôi được nhà trường giao cho nhiệm vụ dạy học môn Toán và chủ nhiệm lớp 6A6 với sĩ số là 46 học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thấy được những thuận lợi và khó khăn của lớp như sau:

          Thuận lợi

- Gia đình, nhà trường tạo điều kiện cho các em học tập.

- Học sinh rất vui vẻ, hòa đồng, rất thích khám phá.

Khó khăn

- Lớp 6A6 là lớp có tỉ lệ học sinh đầu vào có điểm số thấp.

- Đa số các em còn ham chơi, lười học.

          Tôi đã khảo sát và thống kê những vấn đề học sinh lớp 6A6 quan tâm về học tập và giải trí như sau:

 

            Tôi thấy được rằng, khi giáo viên yêu cầu làm bài tập để củng cố kiến thức và kĩ năng sau tiết học thì nhiều em chưa quan tâm, chưa hứng thú.

          II. Giải pháp sử dụng phiếu học tập – tạo hứng thú khi học Toán lớp 6

CáCác bước thiết kế phiếu học tập

Phiếu học tập khá quen thuộc với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, cái mới trong giải pháp này là tôi sẽ thiết kế phiếu học tập có các hình ảnh sinh động, các trò chơi để thu hút học sinh làm bài. Dựa vào đó tôi thiết kế phiếu học tập gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của phiếu học tập cần thực hiện.

Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, hình thức thể hiện và cách thức tổ chức phiếu học tập.

Bước 3:

- Tên phiếu: Tên phiếu không nhất thiết phải trùng với tên bài học, có thể là một vấn đề nào đó thú vị phụ thuộc vào thông tin và cách tiếp cận của phiếu học tập.

- Phiếu học tập cần có nhiều hình ảnh liên quan tới nội dung bài tập và hấp dẫn học sinh, có màu sắc phù hợp và bắt mắt. 

 1.  Phiếu học tập bài: TẬP HỢP

Mục tiêu

- Phiếu được thiết kế nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Nội dung:

+ Bài tập trong sách giáo khoa (trang 6).

+ Đổi cách tiếp cận bài 1, bài 3 và bổ sung dạng bài tập trắc nghiệm.

Hình thức

- Bài 1, bài 3: Dạng trò chơi tìm đường về trong mê cung.

- Bài 2 và bài 4: Đổi thiết kế sinh động hơn.

Hướng dẫn sử dụng

- Phiếu được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ bài tập sách giáo khoa.

- Phiếu được thực hiện trên lớp.

- Nhiệm vụ 1: Dùng bút nối các ô có khẳng định đúng để tìm đường đi giúp bạn Giang về được nhà.

- Nhiệm vụ 2, 3: Viết kết quả vào chỗ trống theo yêu cầu.

1.  Phiếu học tập bài: “SỐ NGUYÊN TỐ”

- Mục tiêu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

- Nội dung

+ Bài tập 91, 92, 94, 97, 100 trong sách giáo khoa (trang 38, 39).

+ Bổ sung một số câu hỏi tương tự nội dung các bài trên.

- Hình thức

+ Trò chơi ô số.

+ Khám phá tri thức.

- Hướng dẫn sử dụng

+ Phiếu được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ bài tập sách giáo khoa.

+ Phiếu được thực hiện trên lớp sau khi hoàn thành lý thuyết.

+ Nhiệm vụ: Giải quyết các nhiệm vụ Toán học tương ứng với các số và điền kết quả tìm được vào ô số tương ứng.

1.  Phiếu học tập bài: “LŨY THỪA”

- Mục đích: Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tự học.

- Nội dung

+ Bài tập 56, 57, 59, 60 trong sách giáo khoa (trang 27, 28).

+ Các công thức được học trong phần lý thuyết, có bổ sung một số kết quả sai lầm mà học sinh hay mắc phải.

+ Bổ sung dạng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra công thức.

- Hướng dẫn sử dụng

+ Phiếu được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ bài tập sách giáo khoa và kiểm tra lại công thức.

+ Phiếu được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Có thể làm nhóm đôi ở nhiệm vụ 1 tạo không khí tranh đua (bạn nào khoanh được nhiều đáp án đúng hơn sẽ thắng).

+ Nhiệm vụ 1: Dùng bút khoanh vào các khẳng định đúng.

+ Nhiệm vụ 2, 3: Viết kết quả và trình bày bài giải vào chỗ trống theo yêu cầu.

5. Phiếu học tập bài: “Tính chất chia hết của một tổng”

- Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Nội dung

+ Bài tập 83 đến 87 trong sách giáo khoa (trang 35, 36).

+ Bài tập 117 Sách bài tập (trang 17).

- Hướng dẫn sử dụng

+ Phiếu được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ bài tập sách giáo khoa và sách bài tập.

+ Phiếu được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

+ Nhiệm vụ 1: Tham khảo lại lý thuyết để giải bài toán vào vở.

+ Nhiệm vụ 2: Đánh giá các khẳng định đúng hay sai và vẽ các mặt cười, mặt buồn tương ứng.

+ Nhiệm vụ 3: Đọc nhiệm vụ và hoàn thành vào phiếu.

6. Phiếu học tập bài: “Ước chung lớn nhất”

 

- Nội dung

+ Các ví dụ trong phần xây dựng bài trong sách giáo khoa (trang 54, 55).

+ Bổ sung phần nhắc lại các thuật ngữ Toán học trong bài.

- Hướng dẫn sử dụng

+ Phiếu được sử dụng để học sinh tự xây dựng kiến thức của bài.

+ Phiếu được thực hiện trên lớp ngay sau phần giới thiệu bài của giáo viên.

+ Nhiệm vụ 1: Viết vào chỗ trống theo yêu cầu của bài.

+ Nhiệm vụ 2: Trình bày bài giải vào chỗ trống theo yêu cầu.

+ Nhiệm vụ 3: Tìm trong ô chữ 8 thuật ngữ Toán học được học trong bài.

+ Nhiệm vụ 4: Tìm từ điền vào chỗ trống.

7. Trò chơi ĐÔ MI NÔ

- Mục tiêu: Phát triển năng lực tính toán, năng lực làm việc nhóm.

- Nội dung: Các bài tập 85, 86, 87 trong sách giáo khoa (trang 93) và một số câu trong bài 128 sách bài tập (trang 70) được tiếp cận dưới hình thức trò chơi Đô mi nô nổi tiếng của phương Tây.

- Hướng dẫn sử dụng

+ Ở mỗi số, sẽ có 1 ô vuông bài toán chưa giải. Học sinh sẽ làm các bài toán đó.

+ Ghép các con số sao cho số đuôi của hình này là số đầu của hình kia.

+ Mảnh ghép cuối cùng sẽ có số trùng với số của mảnh ghép đầu tiên thì đội đó thắng.

8. Tên phiếu: “Những con số ấn tượng facebook”

- Mục tiêu: Phát triển năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu thông tin ICT.

- Nội dung: Các bài tập 111, 114, 116 trong sách giáo khoa hoặc tương tự dạng (trang 99) được tiếp cận dưới hình thức cung cấp thông tin thú vị về trang mạng xã hội facebook – một trang mà các em rất quan tâm hiện nay.

- Hình thức: Khám phá các thông tin thú vị trong cuộc sống (dạng 2).

- Hướng dẫn sử dụng

+ Phiếu được sử dụng để học sinh ôn tập chương 2, dạng bài tính toán các số nguyên.

+ Phiếu được thực hiện trên lớp ngay sau phần giới thiệu bài của giáo viên.

+ Nhiệm vụ: Viết vào chỗ trống các con số là kết quả của bài tập trong ô có số tương ứng.

III. Kết quả

- Học sinh hứng thú học hơn trong các tiết Toán.

- Tăng khả năng tư duy cho học sinh.

- Làm bài tập bằng hình ảnh, trò chơi thì học sinh sẽ nhớ lâu hơn.

- Kết quả học tập của học sinh tốt hơn.

Tôi đã khảo sát và thống kê những vấn đề học sinh lớp 6A6 quan tâm về học tập và giải trí lần 2 như sau:

IV. Bài học kinh nghiệm

- Giáo viên tìm các kiến thức mới.

- Đầu tư công nghệ thông tin.

- Giải pháp còn tốn nhiều chi phí.

Thông tin

Tên tác giả: Lê Thị Hương Giang + Lê Thị Ánh Hòa

Trường THCS Lê Thành Công


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông