Mã số N2130: Biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số trong môn Giáo dục công dân

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

1. Thực trạng:

Qua thực tế giảng dạy nguyên nhân dẫn đến sự nhàm chán và ngại học môn Giáo dục công dân trong học sinh là do nguồn tư liệu trong bài giảng của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê trong học tập. Xuất phát từ thực tiễn trên cũng như từ chính kinh nghiệm của bản thân để phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh đóng vai trò trung tâm trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc “khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số trong môn Giáo dục công dân”.

2. Nội dung:

Môn Giáo dục công dân có nguồn tài nguyên, học liệu số rất đa dạng: từ sách điện tử, bài kiểm tra dưới dạng tệp tin, các bài phát biểu, chương trình truyền hình, cho đến các loại hình ảnh, đồ họa thông tin, video, phim ảnh, hay các trang web chia sẻ tài nguyên, học liệu số. Một số nguồn học liệu số phục vụ cho việc dạy học môn Giáo dục công dân như:

- Kho Tri thức Việt số hoá https://igiaoduc.vn/

- Kho bài giảng e-Learning - Bộ GD&ĐT https://elearning.moet.edu.vn/

- Nền tảng sách điện tử https://hanhtrangso.nxbgd.vn/                                       

- Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT: http://rgep.moet.gov.vn/

- Chương trình truyền hình https://vtv.vn/video/. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến hiện nay chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam.

- Phim về các mạch nội dung của môn học: Đạo đức, kinh tế, kĩ năng sống, pháp luật: https://www.youtube.com/. Một trong những ứng dụng phổ biến là Youtube.

 - Ngoài ra còn nhiều nguồn cung cấp học liệu số từ các website khác ví dụ như: Trang https://vbpl.vn; http://thuvienphapluat.com

ò  Về phía giáo viên: Dạy học theo phương pháp này, người giáo viên không còn đóng vai trò thuần tuý là người truyền đạt tri thức, mà trở thành người thiết kế, tổ chức, chỉ dẫn các hoạt động của học sinh giúp các em tự lực chiếm lĩnh nội dung kiến thức qua các bước:

- Bước 1: “Hướng dẫn học sinh làm quen với phương pháp học tập” dẫn dắt gợi mở cho học sinh từ thấp đến cao trong vài tuần đầu tiên của năm học bằng cách chia nhóm học tập theo tổ hoặc theo năng lực học sinh, chú ý có học sinh giỏi để kèm cặp các bạn yếu cùng tiến bộ. Mỗi lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 - 8 học sinh. Mỗi tiết học sẽ có 2 hoặc 3 nhóm trình bày trong thời gian 10 phút/nhóm, các nhóm còn lại phát vấn, bổ sung.

- Bước 2: “Định hướng” trước ở mỗi chủ đề giúp học sinh có thể khai thác kho học liệu số phục vụ bài học.

- Bước 3: “Tổ chức điều hành” các hoạt động học. Sản phẩm của học sinh có thể là bài thuyết trình, phần sân khấu hóa tái hiện 1 tiểu phẩm ngắn (khi học trực tiếp), clip sưu tầm được, tranh học sinh vẽ, bài hát...

- Bước 4: “Nhận xét, đánh giá việc khai thác kho học liệu số” rút ra nội dung trọng tâm.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng thang điểm cộng bổ sung (5 - 10 điểm) cho các nhóm xuất sắc. Ngoài ra, học sinh các nhóm còn lại có thể đạt điểm cộng của giáo viên (1-2 điểm) nếu đặt câu hỏi hay, trả lời tốt phát vấn của giáo viên, hỗ trợ các nhóm khác trả lời tốt vấn đề khó, tương trợ những kiến thức pháp luật có liên quan với chủ đề bài học....

ò  Về phía học sinh:

- Biết tự sắp xếp, tổ chức nhóm khoa học thông qua việc bầu nhóm trưởng, lên kế hoạch, tổ chức họp nhóm online, phân công nhiệm vụ,... qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc khoa học, có kế hoạch, có tổ chức, biết bố trí, sắp xếp thời gian hợp lí. Phát huy tính năng động, sáng tạo sau này phục vụ cho các cấp học cao hơn

- Học sinh phải có ý thức tự học, tự rèn và phải ý thức được mục đích động cơ của việc học - tự tiếp cận kiến thức là điều cần thiết đối với bản thân. Trong dạy học theo phương pháp này, nếu học sinh chưa có sự chuẩn bị cho một bài học mới thì hiệu quả giờ học sẽ là không.

- Sử dụng thành thạo công cụ tìm kiếm

- Tự rèn luyện các kĩ năng có liên quan từ hướng dẫn của giáo viên

Có như vậy, nội dung dạy học, giáo dục sẽ được học sinh chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng một cách hiệu quả. Cụ thể:

Ví dụ thực hiện

- Khi dạy (Bài 12. GDCD9) “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” sẽ không hề khô khan, giáo điều khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác kho học liệu số: tra cứu, tìm hiểu những quy định của pháp luật để xử lí những tình huống có liên quan. Khi học sinh tự mình khai thác nguồn học liệu số mà giáo viên gợi ý, các em bước đầu tìm hiểu nội dung kiến thức, vào giờ học cùng các bạn chia sẻ, thảo luận. Khi ấy, học sinh không chỉ khắc sâu được kiến thức nội dung bài học mà các em còn tự biết rút kinh nghiệm cho nhau khi khai thác nguồn học liệu vô tận tận này, cùng nhau chia sẻ để phân biệt được các cụm từ “từ 18 tuổi, đủ 18 tuổi và từ đủ 18 tuổi; “đã kết hôn”, “đang kết hôn”... vận dụng kiến thức liên môn để giải thích những trường hợp pháp luật cấm kết hôn: tảo hôn, cùng chung huyết thống, có họ trong phạm vi ba đời, kết hôn giả tạo... Hiểu được vì sao phải dùng từ thật chính xác khi trình bày những quy định của pháp luật. Lúc này kiến thức sẽ được học sinh tiếp cận một cách chủ động và hiệu quả hơn.

- Ví dụ khi dạy bài “Chí công vô tư” (GDCD9, bài 1) trong phần liên hệ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên có thể khai thác và sử dụng kho học liệu số dùng một đoạn phim tư liệu hoặc một câu chuyện về Bác. Sau đó, giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi: đoạn phim/câu chuyện em vừa xem nói về phẩm chất cao đẹp nào của Bác? Ngoài đức tính trên vị cha già kính yêu của dân tộc còn có những đức tính, phẩm chất đạo đức tốt đẹp nào nữa? (Giản dị; yêu thiếu nhi; siêng năng, kiên trì; sống chan hòa với mọi người; yêu thương con người; tôn trọng kỉ luật…) Qua đó giáo viên không chỉ củng cố được kiến thức cũ mà còn mở rộng nhận thức sâu trong học sinh: mọi người không chỉ rèn luyện chí công vô tư thôi là đủ mà còn phải rèn luyện thêm những đức tính khác nữa mới trở thành người công dân tốt. Những kiến thức rập khuôn, giáo điều theo kiểu “biết rồi ... nói mãi” sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn từ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên.

Hình ảnh minh họa

3. Hiệu quả mang lại: Phương pháp này được áp dụng chính thức tại Trường THCS Tân Kiên từ 9/2021 đến 5/2022 với hiệu quả là:

- Học sinh yêu thích bộ môn, có ý thức tự giác hơn trong học tập.

- Học sinh chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu và chiếm lĩnh bài học, luôn mong chờ đến giờ học để được thể hiện mình. Ngoài ra phương pháp này còn góp phần rèn cho học sinh một số kỹ năng cơ bản - những kĩ năng không thể thiếu của con người trong thời kì hội nhập.

- Kết quả học tập của học sinh tiến bộ hơn. Cụ thể qua bảng thống kê kết quả học tập của các lớp 6/1 đến 6/4 và 9/1 đến 9/8 năm học 2021 - 2022:

Thông tin

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông