Mã số N2138: Giải pháp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ngành giáo dục

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

. Đặt vấn đề

Giáo dục khởi nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả ý tưởng khởi nghiệp. Đây được xem là động lực thúc đẩy cũng như tạo định hướng để ý tưởng khởi nghiệp trở nên rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn. Tuy nhiên, cách thức để xây dựng một chương trình giáo dục khởi nghiệp hiệu quả đang là câu hỏi lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thực tiễn hướng nghiệp trong những năm gần đây tại Việt Nam phần lớn được hình thành, phát triển ở mức định hướng qua 4 giai đoạn, gồm: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề. Những năm trước đó ở cấp độ trung học, giáo dục khởi nghiệp chưa nhận được sự quan tâm đúng mực. Các hoạt động giáo dục khởi nghiệp chưa thực sự thiết thực, chưa có các chương trình đào tạo bài bản về các kỹ năng và môn học trong lĩnh vực khởi nghiệp nên học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học chưa tiếp cận được những nguyên lý cơ bản về kinh tế học và thực tiễn kinh doanh cần thiết.

2. Một số giải pháp phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

* Giải pháp 1: Phải thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp ngành Giáo dục nói chung, nhất là hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nhà trường và các thầy, cô giáo phải là người truyền cảm hứng, truyền lửa để học sinh, sinh viên xác định rõ mục đích của việc học tập, có tinh thần học tập, thay đổi tâm thế khi ra trường. Đồng thời, khuyến khích sinh viên có những sáng kiến, đổi mới sáng tạo, tạo ra  mô hình kinh doanh mới, có đề tài nghiên cứu ứng dụng có thể thương mại hóa hoặc áp dụng vào thực tế, hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra giá trị cho cộng đồng và toàn xã hội.

* Giải pháp 2:  Đưa khởi nghiệp thành một môn học tự chọn tại các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể, các chương trình giáo dục khởi nghiệp thường được tổ chức thành một buổi vào một vài dịp đặc biệt mà không được tổ chức thường xuyên. Với thời lượng một vài buổi nhỏ và không liên tục, điều này không đảm bảo có thể thúc đẩy động lực nội tại bên trong sinh viên hay cải thiện các kỹ năng về tư duy phản biện, đánh giá rủi ro,... Chính vì vậy, việc tổ chức khởi nghiệp thành một bộ môn tự chọn sẽ giúp cải thiện những vấn đề này. Những sinh viên có sẵn động lực về khởi nghiệp hoặc những sinh viên mong muốn được tiếp cận với khởi nghiệp sẽ dễ dàng đăng kí học và được tiếp cận một cách cụ thể, thường xuyên hơn. Từ đó, sinh viên phần nào thích thú và quan tâm nhiều hơn, quá trình tiếp cận thường xuyên sẽ rèn luyện tinh thần kiên quyết hơn trong khởi nghiệp, đồng thời quá trình rèn luyện các kỹ năng cũng trở nên hiệu quả hơn.

Giải pháp 3:  giáo dục khởi nghiệp cần được xây dựng thành một hệ thống giáo dục hợp lý, đồng bộ, thống nhất. Đây là cơ sở để công tác giáo dục khởi nghiệp trở nên hiệu quả, chất lượng hơn. Vấn đề giáo dục khởi nghiệp cần thiết được thực hiện, tuy nhiên thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? Điều này yêu cầu giáo dục khởi nghiệp phải xây dựng hệ thống giảng dạy thống nhất chất lượng.

Giải pháp 4:  Đáp ứng tỉ lệ cung và cầu. Về phía các bậc phụ huynh và học sinh, các bậc phụ huynh càng quan tâm đến chất lượng giáo dục thì càng chi tiêu nhiều cho con em đi học và coi đó như một khoản đầu tư trong tương lai.

Về phía các doanh nghiệp, vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng luôn là một bài toán nan giải. Vì vậy, doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động đào tạo khi tuyển dụng nhân sự mới. Rất nhiều lao động Việt Nam dù đã qua đào tạo nhưng khi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp và phải mất thời gian đào tạo lại. 

Giải pháp 5:  Thương mại hóa giáo dục đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội. Sản phẩm của ngành giáo dục rất đặc thù vì đó là đào tạo con người – khởi đầu cho tất cả các ngành. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam có những chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư giáo dục và cho phép nhận viện trợ giáo dục. 

Cụ thể,  Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi pháp lí khi thực hiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Có 5 mô hình khởi nghiệp trong thị trường đầy hứa hẹn để giúp chọn lựa con đường phát triển cho riêng mình.

- Mở trung tâm: Hiện nay, hình thức thành lập các trung tâm giáo dục đã trở nên rất quen thuộc và được coi là mô hình ít rủi ro nhất và có nhiều thuận lợi khi thực hiện. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế như chi phí duy trì khá tốn kém hay mức độ tiếp cận người học bị giới hạn. 

- Viết sách dạy kĩ năng: Ở mảng này, các đầu sách thường tập trung hướng vào lĩnh vực ít có nhu cầu học tập, phụ thuộc vào nhiều yếu tố hoặc trong những sự kiện đặc biệt, chủ yếu là kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng sống và kĩ năng mềm. Hơn nữa, thị phần sách kỹ năng do người Viết đứng tên tác giả chưa thực sự phổ biến và được quan tâm do sách nước ngoài trong lĩnh vực này chiếm ưu thế hơn cả về số lượng lẫn nội dung. Bên cạnh đó, một hạn chế của việc tự học qua sách kĩ năng là không hề có sự tương tác nào giữa người viết và học viên.

Lớp học kỹ năng sống ở TPHCM

- Tổ chức khóa học ngắn hạn, hội thảo, sự kiện đào tạo có thu phí: Thường là dưới dạng các khóa học ngắn hạn từ 1 – 2 ngày hoặc các nói chuyện chuyên đề. Người tham gia hướng dẫn giảng dạy hoặc người tham gia trò chuyện là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực có uy tín và được nhiều người biết đến.

- Gia sư online: Tuy gia sư đã xuất hiện từ rất lâu nhưng gia sư online lại là một mô hình còn khá mới và tiềm năng với sự xuất hiện ở thị trường . Phụ huynh và học sinh có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Đồng thời cung cấp hình thức học trực tuyến, nghĩa là thay vì đến tận nhà, gia sư có thể thực hiện buổi học trực tuyến thông qua các phương tiện hỗ trợ khác như Skype, Facetime, GG Docs, GG Drive,… Để có thể tham gia mô hình giáo dục này bạn cần một nền tảng có hệ thống rõ ràng nhằm đảm bảo việc kết nối giữa gia sư và người có nhu cầu diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó phải quản lí quyền lợi và nhiệm vụ của các bên liên quan, minh bạch thông tin tài chính.

- Dạy học online trên các khóa học trực tuyến: Giáo dục trực tuyến đang chuyển đổi mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt các khóa học mở trực tuyến. Bất cứ người nào có kiến thức và khả năng truyền đạt tham gia giảng dạy và bán khóa học, đồng thời bất cứ ai có nhu cầu học ở mọi lĩnh vực cũng sẽ đều được đáp ứng.

3. Kết luận:

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn. Với những lợi thế sẵn có và sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương, hệ thống các giải pháp nêu trên đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết, đặc thù để hỗ trợ, thu hút nhiều nhà đầu tư, khai phá được tiềm năng phát triển cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn biến nhanh chóng hiện nay.

Do đó, không chỉ ở các trường đại học, doanh nghiệp mà các trường học nói chung cần xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các Trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm kỹ năng sống, trung tâm ngoại ngữ,  vườn ươm của các trường đại học khác trong và ngoài nước cùng với các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, start-up để xây dựng hệ sinh thái nuôi dưỡng ươm mầm cho các dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.

Thông tin

Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lam- Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông