Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2139: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí trong trường tiểu học

See this content in the original post

Thực trạng:

Học sinh còn ngỡ ngàng, lúng túng, chưa hình dung được chương trình Địa lí lớp 4 có nội dung nào.

-        Học sinh chưa có kỹ năng cần thiết để tham gia học phân môn Địa lí.

-        Học sinh chưa hứng thú tích cực tham gia học phân môn Địa lí.

2. Nội dung cơ bản của sáng kiến:

Biện pháp 1: Cung cấp cho học sinh những kiến thức biểu tượng đơn giản về phân môn Địa lí.      

+ Hình thành biểu tượng Địa lí:

         Đây là bước rất quan trọng. Vì vậy phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí tốt nhất là giáo viên phải biết lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện của lớp, của địa phương để cho các em quan sát trực tiếp các đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh,…

      + Hình thành khái niệm Địa lí:

        Hình thành khái niệm Địa lí là một trong những mục đích của việc dạy Địa lí. Vì thế bước này rất quan trọng. Vậy muốn hình thành khái niệm Địa lí cho học sinh, tôi yêu cầu các em phải nắm được các dấu hiệu của đối tượng Địa lí mà các em quan sát được từ thực tế, từ băng hình, tranh ảnh để các em tìm ra những dấu hiệu, bản chất của đối tượng Địa lí nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng.

    + Giải thích hiện tượng Địa lí:

        Trong quá trình dạy Địa lí, tôi không để học sinh tiếp nhận suông các hiện tượng Địa lí mà tôi tập cho các em phải biết quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm, thu thập tư liệu về Địa lí từ các nguồn khác nhau để tự mình giải thích được các hiện tượng Địa lí gần gũi, đơn giản bằng vốn hiểu biết của các em. Trong quá trình quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm, thu thập tư liệu, tôi tạo điều kiện cho các em nêu thắc mắc, đặt câu hỏi để các em giải thích, nhận biết đúng các hiện tượng Địa lí. Rồi sau đó tôi tổ chức cho các em trình bày kết quả làm việc của mình. Nếu làm được điều này, tức là đã gây hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của các em.

+ Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố Địa lí:

          Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố địa lí là một bước rất quan trọng. Nó không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy Địa lí. Vì thế tôi luôn hướng dẫn học sinh biết xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế - xã hội, để các em thấy được sự tương quan, hỗ trợ giữa các yếu tố địa lí. Mặt khác, các em sẽ làm quen với cách tìm nguyên nhân khi biết kết quả.

  Biện pháp 2: Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong quá trình học phân môn địa lý lớp 4.

*      Kỹ năng đọc, làm việc với bản đồ:

Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ (có thể viết trên hoặc viết ở dưới).

*       Kỹ năng xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ:

Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ: đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố,…

*      Kỹ năng tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ.

Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau:

·  Chỉ điểm (thành phố , khoáng sản, …)

·  Chỉ đường (sông, dãy núi, …)

·  Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố,…)

*      Kỹ năng các thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí:

- Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh… Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. Giáo viên chỉ theo đường ranh giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, giáo viên chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc chỉ các phương tiện đi lại của các vùng miền (Xem chú giải trên bản đồ, lược đồ)

- Chỉ về biển, sông ngòi, đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp.       

*      Kỹ năng Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới).

- Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc giáo viên thuận tay nào.

- Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác.

- Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai.

- Bản đồ, lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được (trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát).

Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi lên học lên lớp trên.     

Biện pháp 3: Nghiên cứu tài liệu nâng cao hứng thú học tập phân môn địa lý cho học sinh mọi lúc mọi nơi.

*      Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi:

Trong những yếu tố quyết định cho phần kiểm tra, củng cố kiến thức sau bài học đạt chất lượng cao đó là “Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi”. Muốn làm tốt điều này tôi phải luôn thay đổi trò chơi với nhiều hình thức mới lạ nhằm tạo hứng thú cho học sinh để thu hút các em học tập. Các trò chơi có nội dung gần gũi với các kiến thức địa lý mà học sinh đã học. Tổ chức các trò chơi trong quá trình học, trò chơi qua giờ sinh hoạt, trò chơi qua các cuộc thi nhà trường tổ chức,…

Qua những tiết học, những tiết ôn tập và những tiết thực hành trên bản đồ, qua các trò chơi hàng ngày, học sinh sẽ tự mình giải thích được các hiện tượng địa lí đơn giản bằng những kiến thức mà mình đã học, và tự mình tìm hiểu các vùng, miền trên đất nước về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm kinh tế của từng nơi, biết phân tích các mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí. Trong quá trình học, các em biết được các vùng, miền, thành phố… nằm ở phía nào (phần nào) của bản đồ: Địa hình khí hậu, sông ngòi, thực vật, động vật nơi đó ra sao? Tóm lại các em có thể du lịch vòng quanh đất nước Việt Nam bằng tấm bản đồ. Từ đó các em sẽ biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với các em.

*      Tổ chức cho học sinh tham gia các buổi dã ngoại, các di tích lịch sử, ôn các các kiến thức, vị trí địa lí của các điểm tham quan, di tích lịch sử…

*      Nghiên cứu tài liệu qua trang giáo dục, qua mạng internet, sách báo. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp khi tổ chức giờ học cho học sinh

*      Tìm hiểu nguyện vọng của học sinh muốn học phân môn địa lý theo phương pháp như thế nào. Khi biết được suy nghĩ của học sinh, giáo viên thiết kế giáo án, giáo án điện tử, thu hút học sinh tham gia học tập. Học sinh được học theo nhu cầu, theo ý thưởng, trẻ sẽ trở nên hứng thú hơn và sẽ thích phân môn Địa lí.

  1. Hiệu quả mang lại:

Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho học sinh tôi nhận thấy trẻ đã đạt được những kết quả sau:

-      Học sinh có Kỹ năng kiến thức biểu tượng đơn giản về phân môn Địa lí đầu năm 27/38 học sinh đạt 71,1%, cuối năm 35/38 đạt 92,1%.

-      Học sinh có kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích bảng số liệu, các mối quan hệ Địa lí đơn giản đầu năm 20/38 học sinh đạt 52,6%, cuối năm 34/38 đạt 89,5%.

-      Học sinh có Kỹ năng đọc, làm việc với bản đồ đầu năm 24/38 học sinh đạt 63,1%, cuối năm 35/38 đạt 92,1%.

-      Học sinh có Kỹ năng xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ đầu năm 30/38 học sinh đạt 78,9%, cuối năm 36/38 đạt 94,7%.

-      Học sinh có Kỹ năng Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ đầu năm 31/38 học sinh đạt 81,6%, cuối năm 35/38 đạt 92.1%.

-      Học sinh có Kỹ năng các thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí đầu năm 26/38 học sinh đạt 68,4%, cuối năm 35/38 đạt 92,1%.

-       Học sinh có Kỹ năng Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng đầu năm 29/38 học sinh đạt 76,3%, cuối năm 36/38 đạt 94,7%.

 

Thông tin

Tên tác giả: Lê Thanh Long - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông