Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2141: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1

See this content in the original post

Thực trạng của vấn đề:

Qua thực tế giảng dạy lớp 1 ở trường tiểu học, bản thân tôi thấy kĩ năng sống của học sinh còn chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.

2. Biện pháp cơ bản của sáng kiến:

 Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh.

Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình”. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.

Sau đó, tôi cho thành lập Hội đồng tự quản thông qua sự lựa chọn, biểu quyết của các em. Nhằm mục đích tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể.

           Tiếp theo trong tuần đầu, tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.

Biện pháp 2:  Rèn kĩ năng tự phục vụ:

Giáo dục cho các em  từ những việc nhỏ nhất như giao tiếp cư xử với các bạn bè trong và ngoài lớp, nói năng phải lễ độ với tất cả mọi người xung quanh và biết làm mộr số công việc nhỏ phù hợp với độ tuổi của các em như vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa hàng ngày, vệ sinh xong phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải rửa tay. Ngoài ra các em biết quét nhà, quét lớp, rửa ấm chén, như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng. Mỗi ngày, chăm sóc cây xanh, thân thiện với  môi trường, hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng.

Biện pháp 3: Rèn kĩ năng giao tiếp:

 Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em  biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả. Cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm ­xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong lớp,khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em. Đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui trong cuộc sống.

Biện pháp 4: Rèn kĩ năng quản lí thời gian:

 Giúp các em  quản lí thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thời khoá biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lí. Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó. Đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm .

         Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng làm chủ bản thân. góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân .

Biện pháp 5: Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin:

Các em biết tự tin vào bản thân, hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Các em thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định. Đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống là yếu tố cần thiết trong giao tiếp.   

Biện pháp 6: Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề: 

Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong tập và trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần nhiều kĩ năng sống khác như giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán , tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ.

Biện pháp 7: Rèn kĩ năng hợp tác:

 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong lớp, trong giờ học nhóm, hoặc những nơi khác. Sự hợp tác trong học tập hay trong công việc các em điều biết giúp đỡ cho nhau hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong học tập, trong công việc chung. 

  - Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các bạn.

  - Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người .

  - Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khác trong quá trình hoạt động.

  - Biết cùng chia sẻ đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.

  - Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại, về những sản phẩm do mình tạo ra.

Biện pháp 8: Rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ:

Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ. Các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.

Biện pháp 9: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học.

Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả tôi đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; Tự nhiên và xã hội, Ngoài ra trong chương trình GDPT 2018 có thêm môn Hoạt động trải nghiệm. Để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.

Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.

Biện pháp 10: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi.

          Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè ... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.

Biện pháp 11:  Động viên, khen thưởng

Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một mặt cười. Vì vậy, các em thi đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được nhận mặt cười.

Thông tin

Tên tác giả: Đỗ Thị Kim Ngân - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông