Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2143: Thiết kế 3D ứng dụng trong học tập

See this content in the original post

Đặt vấn đề:

Thiết kế đồ họa 3D hay tạo hình 3D là một lĩnh vực vô cùng rộng mở trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay. Những định dạng hình ảnh 3 chiều xuất hiện trên phim ảnh, những sản phẩm In 3D là công nghệ chỉ mới xuất hiện cách đây 40 năm. Tuy nhiên, nó đang được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người: từ những vật dụng đơn giản sử dụng trong gia đình, đồ chơi cho trẻ em, đồ trang sức đến những ứng dụng trong các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, công nghiệp ô tô, công nghệ vũ trụ, công nghệ chế tạo robot, y học, và nghệ thuật. Máy in 3D cho phép chúng ta hiện thực hóa mọi khái niệm trừu tượng thành một vật thể cụ thể.

2. Nội dung thực hiện:

Trong thiết kế 3D, học sinh sẽ tìm hiểu các khái niệm về hình học, toán học và sự kết hợp của các hình khối trong tạo hình. Từ những kiến thức hình học, toán học, học sinh sẽ ứng dụng để phân tích cấu trúc của các vật thể và kiến trúc đơn giản và từ đó thiết kế nên các sản phẩm theo ý tưởng của bản thân. Nhờ bộ công cụ thiết kế, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo các mô hình 3D trong không gian 3 chiều và từ đó cũng rèn luyện tư duy thiết kế và khả năng sáng tạo.

Phát triển tư duy:

  • Tư duy thiết kế, dựng hình.

  • Các khái niệm về hình học, toán học và sự kết hợp của các hình khối trong tạo hình.

  • Cấu trúc của các vật thể và kiến trúc đơn giản.

 

Kiến thức học được

 

  • Kiến thức toán học liên quan đến các loại hình khối nâng cao: hình khối đa giác, hình nửa bán cầu…

  • Khối đồng dạng, cách tạo ra khối đồng dạng từ một khối có sẵn.

  • Cách tạo khối rỗng thông qua cách Group khối “Solid” và khối “hold”.

  • Xuất thiết kế thành file 3D cho các ứng dụng khác.

  • Thay đổi kích thước cơ bản của các loại hình khối theo 3 trục X,Y,Z.

  • Các thuộc tính của hình khối trong thiết kế (Bevel, Radius, Sides,…).

  • Cách thức hoạt động và vận hành máy in 3D.

 

Phát triển kỹ năng phần cứng phần mềm:

 

  • Các kỹ thuật dựng hình trong không gian 3 chiều với môi trường 3D.

  • Thiết lập quy trình vẽ, in 3D.

 Phát triển 4 kỹ năng cần thiết:

 Kỹ năng giao tiếp (Communication): Thông qua hoạt động trình bày, truyền đạt ý tưởng dưới dạng nói và viết.

  • Tư duy phản biện (Critical Thinking): Thông qua việc tự tin nói lên quan điểm và các lập luận cá nhân.

  • Năng lực sáng tạo (Creativity): Thông qua việc sáng tạo sản phẩm mới mẻ và hiện thực hoá, học sinh được đóng nhiều vai trò của lập trình viên, nhà sản xuất, người kể chuyện, nhà thiết kế, nhà soạn nhạc.

  • Kỹ năng hợp tác (Collaboration): Thông qua việc chia sẻ hiểu biết cho nhau, cộng tác, làm việc theo nhóm, hợp tác hoặc phản biện để nâng cao hiệu quả.

 Ngoài ra còn định hướng phát triển dựa theo STEAM.

Thông tin

Tên tác giả: Nguyễn Như Ngọc Quỳnh - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông