Mã số N2146: Sử dụng ứng dụng QUIZIZZ trong hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng môn Tin học
. Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện giải pháp:
Hiện nay, với thời đại Công nghệ thông tin, các em học sinh sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều để phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên, vẫn có một số ích học sinh dùng điện thoại thông minh phục vụ cho việc giải trí là chủ yếu, đam mê các trò game trên mạng dẫn đến kết quả học tập ngày một sa sút.
Trước thực tế đó, tôi trăn trở: Làm thế nào để thu hút học sinh vào các hoạt động học, để các bài học lôi cuốn được các em, để các em tự nguyện tham gia vào các hoạt động học một cách chủ động mà không gò bó? Và công cụ trực tuyến Quizizz là lựa chọn của tôi.
Tôi đã tìm hiểu và biết đến công cụ học liệu trực tuyến Quizizz. Công cụ trực tuyến được thiết kế dưới dạng các trang Web và được tổ chức dưới dạng các trò chơi sinh động và hấp dẫn. Vẫn là giải trí, nhưng giải trí để nắm bắt kiến thức, thay vì hỏi đáp nhàm chán hay những lần kiểm tra điểm miệng khiến cho các tiết học trở nên nặng nề.
2. Nội dung giải pháp:
a. Giới thiệu về Quizizz:
Quizizz là một phần mềm, ứng dụng được Ankit và Deepak thành lập vào năm 2015, dùng để thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến và cho phép nhiều người tham gia trả lời câu hỏi trong cùng một thời điểm dưới dạng trò chơi.
Quizizz là một phần mềm, một ứng dụng có thể sử dụng trên mọi thiết bị: máy tính để bàn, Laptop, Tablet, Smartphone… miễn là thiết bị đó kết nối mạng Internet được.
Để sử dụng Quizizz giáo viên truy cập vào trang web: https://quizizz.com/ sau đó tiến hành tạo tài khoản và đăng nhập để sử dụng.
Quizizz cho phép tạo các dạng bài tập trắc nghiệm có thể tích hợp hình ảnh và video làm cho câu hỏi thêm sinh động hơn.
b. Thiết kế Quizizz trong các hoạt động:
Phần mềm Quizizz có thể áp dụng được vào dạy học ở nhiều hoạt động, nhưng riêng với bản thân tôi sau khi đã xây dựng kế hoạch bài học, tôi tiến hành tổ chức các hoạt động với Quizizz trong hai hoạt động chính của bài học đó là hoạt động mở đầu và hoạt động luyện tập.
Đối với hoạt động mở đầu: Tôi sử dụng các câu hỏi về phần kiến thức của bài trước để kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, hoặc sử dụng các câu hỏi gợi mở để tạo sự tò mò hứng thú cho bài mới.
Đối với hoạt động luyện tập: Học sinh muốn trả lời được các câu hỏi ở phần củng cố luyện tập cần phải chú ý theo dõi và tham gia vào các hoạt động hình thành kiến thức trước đó mới có được điểm số cao. Từ đó cũng tạo được động lực để thu hút học sinh vào các hoạt động trước đó.
c. Quy trình sử dụng phần mềm Quizizz trong dạy học:
Để tiến hành thực hiện dạy học một chủ đề/bài học tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu về phần mềm Quizzi.
Tìm hiểu các tính năng nội trội của phần mềm để đưa vào sử dụng hợp lí với kế hoạch bài dạy, tôi tìm hiểu các cách thức tổ chức trò chơi, các kiểu chơi có thể áp dụng, các dạng bài tập có thể đưa vào… Mục đích làm cho buổi học không nhàm chán, phát huy được tính đa dạng của bài học và quan trọng là đạt được mục đích yêu cầu cần đạt.
Bước 2: Thiết kế kế hoạch nội dung bài học, chủ đề.
Sau khi xác định được mục tiêu bài học/chủ đề: Bao gồm mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, các năng lực hướng tới giáo viên tiến hành xây dựng bộ câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy.
Bước 3: Quy trình tổ chức bài học sử dụng phần mềm Quizizz.
Sau khi xây dựng được kế hoạch bài học, khi sử dụng phần mềm Quizizz sẽ tiến hành thực hiện các hoạt động theo trình tự:
- Hướng dẫn học sinh tham gia vào phần mềm.
- Phổ biến luật chơi và cách chơi cho học sinh.
- Học sinh tham gia chơi.
- Đánh giá nhận xét sau khi kết thúc.
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh.
Sau khi kết thúc, giáo viên có thể sử dụng bảng kết quả để đánh giá mức độ nhận thức hoàn thành bài học của học sinh; và đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh thông qua nhiệm vụ học tập.
d. Vận dụng dạy học:
+ Dạy học trực tuyến:
Ví dụ minh họa: Chủ đề Microsoft Excel, Bài 5: Thao tác với bảng tính (Tiết 2) bằng công cụ trực tuyến Quizizz.
Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động mở đầu
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tham gia chơi trên Quizizz.
Thao tác 1: Truy cập vào địa chỉ https://quizizz.com/join.
Thao tác 2: Nhập mã Giáo viên đưa ra để vào trò chơi.
Thao tác 3: Nhập tên của mình và nhấn vào Đăng nhập (Enter) dể tham gia chơi.
Bước 2: Phổ biến luật chơi
Giáo viên hướng dẫn cách chơi rõ ràng để tạo cho học sinh chuẩn bị tốt hơn khi tham gia. Ở chế độ chơi cổ điển thì trên màn hình trình chiếu của giáo viên sẽ hiển thị đầy đủ tên của học sinh và kết quả thay đổi cũng như vị thứ của từng học sinh trong suốt quá trình tham gia trò chơi, còn trên màn hình thiết bị của học sinh sẽ hiển thị câu hỏi và đáp án đầy đủ. Cùng với vị thứ xếp hạng, điểm số của bản thân mình trong cả cuộc chơi. Khi trả lời câu hỏi học sinh cần chú ý về thời gian và tính chính xác.
Bước 3: Học sinh tham gia chơi: Phần mở đầu tôi để 4 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi 20 giây.
Ở câu hỏi này mục đích gây tò mò về nội dung sao chép công thức trong ô tính, để học sinh dự đoán kết quả Đúng hay Sai, từ đó dẫn dắt học sinh về nội dung của bài học và cũng gây được sự hào hứng, chú ý của tất cả học sinh để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của bài học.
Bước 4: Đánh giá nhận xét khi kết thúc hoạt động.
Có biện pháp nhận xét, đánh giá và khích lệ học sinh khi kết thúc hoạt động như tuyên dương, phát kẹo hay tặng quà cho các bạn đạt điểm cao, động viên các bạn còn lại. Đồng thời tôi sẽ đánh giá được sự tiến bộ của mỗi học sinh và điều chỉnh về phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế các lớp giảng dạy.
Khi kết thúc hoạt động mở đầu tôi vừa cho học sinh ôn được những kiến thức của bài học trước để kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, vừa gây sự hứng thú cho tiết học mới.
+ Dạy học trực tiếp.
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động luyện tập
Đối với giải pháp dạy học trực tiếp thì các bước hoạt động tương tự như đối với dạy học trực tuyến chỉ khác ở bước tổ chức chia nhóm hoạt động. Đối với trực tuyến thì mỗi em độc lập thi trên máy của mình. Nhưng khi học trực tiếp các em có thể trao đổi thảo luận với nhau trong quá trình học tập nên đôi lúc tôi chia nhóm nhỏ. Cách thức chia nhóm để hoạt động được tôi tổ chức như sau:
Tiến hành chia cặp hai máy ngồi gần nhau là 1 cặp, 1 học sinh học tốt ngồi với 1 học sinh học chưa tốt. Sau đó tôi phân nhiệm vụ rõ ràng chẳng hạn như: bạn học tốt hơn đọc câu hỏi, bạn học kém hơn sẽ nhận nhiệm vụ là cùng suy nghĩ và bấm chọn đáp án trên máy tính của cặp mình.
Như vậy ngay trong phần chia nhóm tất cả các học sinh sẽ đều có trách nhiệm riêng khi tham gia hoạt động và học sinh sẽ có cơ hội sử dụng máy tính nhiều hơn.
Từ việc chia nhóm để học sinh hoạt động, sẽ phát triển được năng lực hợp tác của học sinh. Rèn cho học sinh phẩm chất trung thực và trách nhiệm.
Đây là hoạt động nhằm mục đích củng cố, ôn lại nội dung kiến thức bài vừa học, học sinh muốn hoàn thành được các nội dung trong hoạt động này thì bắt buộc học sinh phải nắm vững kiến thức của bài vừa học, mà muốn nắm vững được kiến thức thì điều kiện tiền đề là học sinh phải chú ý lắng nghe bài, và tương tác, hoạt động nhiều trong phần xây dựng bài. Ở hoạt động này tôi khuyến khích học sinh tham gia tích cực bằng nhiều phương pháp như trao giải cho những người top 3, hoặc cho điểm cho từng thành viên lọt top 5… Đối với hoạt động củng cố, luyện tập tùy vào mức độ kiến thức, nội dung bài học mà tôi thiết kế từ 7 đến 15 câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ minh họa: Chủ đề Microsoft Excel - Tiết 64: Ôn tập bằng công cụ trực tuyến Quizizz.
Đây là một tiết học có nội dung kiến thức nhiều và rộng, nên khi xây dựng tôi lựa chọn thiết kế mạch kiến thức đi từ dễ đến khó theo mức độ nhận biết của bài học, ở phần luyện tập này tôi để tối đa là 15 câu hỏi và chia về 3 mức độ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dung.
Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đăng nhập vào phần mềm và nhắc lại cho học sinh cách chơi và luật chơi của phần mềm.
Bước 2: Chọn hình thức chơi, ở hoạt động này tôi vẫn lựa chọn chế độ chơi cổ điển.
Bước 3: Học sinh tham gia chơi.
Bốn câu hỏi đầu tiên, tôi để mỗi câu hỏi có thời gian tối đa là 20s, nội dung ở mức độ nhận biết.
Bước 4: Đánh giá nhận xét khi kết thúc hoạt động.
Kết thúc hoạt động trên màn hình học sinh sẽ xuất hiện kết quả tổng hợp của cá nhân học sinh đó, còn trên màn hình của giáo viên sẽ là bảng kết quả của cả lớp được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Nhờ vậy học sinh có thể xem lại bài làm của mình.
Sau khi hoạt động luyện tập vừa kết thúc giáo viên nhận xét, đánh giá và khích lệ học sinh bằng cách nhìn vào màn hình giáo viên (sau khi kết thúc) sẽ xuất hiện kết quả hoạt động của cả lớp, cũng như đáp án trả lời của các em qua từng câu trắc nghiệm, giáo viên có thể cho học sinh xem lại kết quả hoạt động của từng em đó và sửa lỗi các câu hỏi có số đông các em trả lời sai hoặc có thể nhấn mạnh lại các nội dung trọng tâm của bài thông qua bảng kết quả hoạt động mà các em vừa tham gia. Đồng thời qua phần hoạt động này giáo viên sẽ đánh giá được sự tiến bộ của mỗi học sinh và điều chỉnh về phương pháp dạy học cho phù hợp với từng năng lực học sinh.
Thông tin
Tên tác giả: Nguyễn Tấn Minh – THCS Bình Chánh.
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông