Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2151: Giải pháp quản lý các bộ phận trong nhà trường

See this content in the original post

Đặt vấn đề

Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh. Tuy nhiên sự phát triển của nhà trường không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều, thống nhất về mọi mặt.

Bên cạnh đó, các bộ phận cũng có vai trò nhất định trong sự phát triển chung của nhà trường. Các bộ phận trong nhà trường đó chính là tổ văn phòng.
Để tổ văn phòng hoạt động tốt và hiệu quả. Tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Giải pháp quản lý các bộ phận trong nhà trường” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này.

 Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm nhân viên thực hiện các công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ và các công tác khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó theo quy định.

Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

2. Giải pháp thực hiện:

Giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các bộ phận của Trường Tiểu học Phạm Văn Hai trong năm qua.

1. Đổi mới công tác quản lý trước hết là phải đổi mới từ kế hoạch, từ việc xây dựng kế hoạch của nhà trường

Kế hoạch của một nhà trường có vị trí và hết sức quan trọng, nếu kế hoạch khoa học, có tính khả thi thì sẽ thúc đẩy phong trào nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng ngược lại, nếu kế hoạch không khoa học thiếu tính khả thi mà chỉ mang tính hình thức, thì không thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc xây dựng kế hoạch có liên quan đến tất cả các thành viên từ chỉ tiêu, cách đánh giá xếp loại và coi đây là nghị quyết, do đó mọi người buộc phải quan tâm để tham gia góp ý từ đó đã thu hút và khai thác được trí tuệ của tập thể và như vậy là đã đổi mới được công tác quản lý từ việc xây dựng kế hoạch đơn phương của lãnh đạo, các thành viên tiếp nhận thụ động không cần quan tâm như trước nay thành người trực tiếp góp phần xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

2. Đổi mới việc xây dựng các quy định, quy chế trong công tác quản lý nhà trường: (Quy chế quản lý, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ…)

Việc xây dựng các nội quy, quy chế thực chất là triển khai cụ thể hoá của kế hoạch nhà trường do đó vị trí tầm quan trọng cách thức xây dựng xin không nhắc lại mà xây dựng tương tự như kế hoạch, ở đây xin trình bày cách áp dụng vận dụng.

- Khi xây dựng các quy chế phải lấy hiệu quả và năng suất làm đầu, có như vậy thì quy chế mới có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác của các thành viên trong nhà trường.

- Đã có quy chế cụ thể, việc thực hiện sẽ thuận lợi vì đã có cơ sở để cán bộ giáo viên lấy đó làm thước đo, cán bộ phụ trách dễ dàng đánh giá công bằng, dân chủ và giảm được thời gian họp hành bàn cãi không cần thiết trong quá trình thực hiện (Như vậy chính là đang đổi mới nội dung họp hành - hội nghị sao cho giảm thời gian vô ích để cán bộ giáo viên có thời gian cho nghiên cứu chuyên môn…) tất nhiên thực hiện theo quy chế như trên người lãnh đạo sẽ bị giảm bớt quyền lực vì không được tuỳ ý đánh giá xếp loại mà bản thân lãnh đạo cũng phải theo quy chế (Chính là đang đổi mới công tác quản lý theo hướng tích cực có hiệu quả, chứ không phải chỉ hô khẩu hiệu đổi mới một cách chung chung). 

3. Để đổi mới công tác quản lý có hiệu quả thiết thực cần khai thác triệt để các phương tiện hiện đại và khoa học tiên tiến vào công tác quản lý

- Nhà trường thực hiện phần mềm quản lý học sinh, quản lý chất lượng học sinh trong đó tất cả các biểu mẫu, các loại danh sách dùng trong nhà trường qua Cơ sở dữ liệu MOET.

- Nhà trường vận hành trang Website với mục đích giúp cho công tác quản lý, tuyên truyền và lưu trữ tư liệu của nhà trường góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công tác cũng như chất lượng giáo dục một cách toàn diện.

4. Sau khi đã có kế hoạch, quy chế và các phương tiện phục vụ cho công tác quản lý thì việc phân công công tác cho các thành viên trong tổ văn phòng có vị trí quan trọng

Việc phân công, công việc cho các thành viên sao cho đúng người đúng việc, mỗi thành viên đều có điểm mạnh, điểm yếu, ta cần phát huy tối đa những ưu điểm đồng thời hạn chế được những tồn tại của từng cá thể để tạo ra sức mạnh tổng thể, có như vậy mới nâng cao được chất lượng công việc được giao.

5. Đánh giá thi đua

Thực chất đây có thể xem là việc bình công cho các thành viên trong nhà trường, do đó phải thật sự khách quan dân chủ đúng công trạng của từng thành viên nhất thiết phải theo quy chế thi đua đã được tập thể xây dựng không tuỳ tiện, thiên vị.

    - Có chỉ tiêu cụ thể để từng cá nhân theo đó mà phấn đấu.

    - Có phương thức đánh giá xếp loại theo thứ tự và tất cả phải trên nguyên tắc lấy hiệu quả công việc làm thước đo, lấy thi đua làm động lực thúc đẩy phong trào và tất nhiên là kèm theo không chỉ là những lời động viên không, mà còn kèm theo các quyền lợi về kinh tế mà họ phải được hưởng thụ.

6. Đổi mới sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tạo ra sự đồng nhất và sức mạnh tổng hợp

    Trong nhà trường mỗi tổ chức đều hoạt động theo điều lệ và những quy định riêng của tổ chức đó, nhưng lại cùng chung mục đích, lãnh đạo nhà trường phải biết cách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát huy sức mạnh của họ, nhưng nếu chỉ tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động thì chưa đủ, mà lãnh đạo còn phải biết cách tạo điều kiện cho các tổ chức liên kết và phối kết hợp với nhau để tạo ra sức mạnh tổng thể có như vậy thì chât lượng giáo dục mới tốt được

7. Cuối cùng để thực sự đổi mới công tác quản lý là người quản lý phải biết khơi dậy phong trào đổi mới trong đơn vị mình và biết cách “quản lý sự đổi mới”

     Đổi mới công tác quản lý không phải là chỉ ở người đứng đầu cơ quan, mà sự đổi mới đó phải được mọi thành viên trong đơn vị thực hiên một cách tự giác trong mọi việc làm, mọi thời điểm.

     Đổi mới công tác quản lý cũng có nghĩa là tất cả những người lãnh đạo trong đơn vị biết khai thác cái mới của mọi thành viên trong đơn vị, biết khích lệ mọi người tìm ra cái mới, vận dụng cái mới. Người lãnh đạo biết quản lý cái mới hay nói một cách khác là biết “quản lý sự đổi mới”. Có như vậy thì mới thực sự đổi mới và có hiệu quả.

 

Thông tin

Tên tác giả: PHẠM TRUNG HỮU

Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông