Mã số N2152: Biện pháp giúp học sinh học tốt một số dạng toán theo hướng phát triển năng lực ở lớp 3
Thực trạng:
- Một số em chưa có sự hứng thú, cảm thấy chán và sợ mỗi khi đến giờ học môn Toán.
- Một số em chưa có ý thức tự học tốt.
- Về phía sách giáo viên, hướng dẫn dạy phân môn Toán hình theo khuôn mẫu, chỉ cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho học sinh làm bài tập. Chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, chưa tạo nhiều cơ hội cho học sinh thực hành và trải nghiệm nên:
+ Một số em nhận diện góc (góc vuông, góc không vuông) chưa chính xác.
+ Một số em còn nhầm lẫn khi nhận diện hình và đặc điểm của hình (hình vuông, hình chữ nhật).
+ Một số em chưa hiểu rõ khái niệm chu vi và diện tích (hình vuông, hình chữ nhật) nên khi làm toán còn nhầm lẫn giữa cách tính chu vi và diện tích.
2. Nội dung giải pháp:
1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
1.1. Tổ chức các trò chơi học tập
Trò chơi: Tiếp sức: Với mỗi bài tập khác nhau tôi luôn thay đổi hình thức thi đua tiếp sức để thu hút các em tham gia vào trò chơi, giúp các em tích cực và hứng thú mỗi khi học môn Toán.
Trò chơi Truyền điện: Để củng cố và giúp học sinh học thuộc bảng nhân, chia.
Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy các em thuộc và nhớ rất nhanh bảng nhân và chia.
Trò chơi: Ong tìm hoa: Để củng cố về tính giá trị biểu thức
Qua trò chơi, tôi thấy các em không còn nhầm lẫn quy tắc tính và tính chính xác hơn. Em Hoàng Phi, Minh Đăng, Trọng Nhân có sự tiến bộ rõ rệt.
Những trò chơi về hình học:
Ngoài các trò chơi, các em về nhà còn sưu tầm các bài thơ, các câu đố về
tính chu vi, diện tích các hình để đến lớp đố bạn. Qua đó, các em nắm vững công thức về tính chu vi, diện tích.
Trong quá trình tham gia trò chơi học sinh cần huy động các thao tác tư duy: Phân tích tổng hợp, khái quát hoá, tương tự, các hoạt động khác một cách có chủ định, hình thành ý thức vượt khó, phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, việc tổ chức trò chơi học tập mang lại hiệu quả rất cao.
Ngoài ra, tôi còn ôn tập và củng cố kiến thức cho các em qua ứng dụng Quizizz.
1.2. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Với mỗi bài học, tôi thường khơi gợi sự thích thú, tò mò, thích tìm hiểu và khám phá của các em về nội dung bài học mới bằng việc sử dụng hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Với phần hình thành kiến thức mới, giáo viên tổ chức các hoạt động cho tất cả học sinh được tham gia, các em được tương tác và tự tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề. Thông qua đó, các em tự chiếm lĩnh tri thức mới, các em cảm thấy hứng thú, tích cực và chủ động trong học tập hơn, chất lượng học tập ngày càng nâng cao.
các em rất hứng thú và tích cực học tập; giờ học sôi nổi và các em nhớ kiến thức rất lâu.
1.3. Tổ chức thi đua cá nhân, nhóm, tổ
2. Phát huy năng lực tự học cho học sinh
Giúp các em hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tự học.
Tôi hướng dẫn các em cách ghi sổ tay toán học, giới thiệu cho các em những quyển sách hay, những trang web về toán học để các em tự tìm tòi kiến thức mới.
Kịp thời khen ngợi, tuyên dương những em có sự chuẩn bị bài và ý thức tự học tốt. Những em thực hiện chưa tốt tôi sẽ động viên, khích lệ để các em thực hiện tốt vào những lần sau.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình học tập ở nhà của các em.
Sau mỗi tiết học, tôi mời các em nêu những điều em thích và chưa thích, những điều em mong muốn ở tiết học sau để thiết kế bài giảng tốt hơn, tạo hứng thú học tập cho các em.
Tôi hướng dẫn cho các em chuẩn bị tiết học ở phần dặn dò.
3. Tăng cường thực hành, trải nghiệm cho học sinh
Khi học các bài về hình học, tôi tổ chức cho các em thực hành, trải nghiệm. Từ đó, các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực và hứng thú học tập hơn.
Ví dụ: Với bài Góc vuông. Góc không vuông trang 41 SGK Toán 3
Hoạt động 1: Tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4, quan sát kim đồng hồ, đặt tên góc vuông, góc không vuông dưới mỗi hình đồng hồ.
Hoạt động 2: Tổ chức cho các em thực hành kiểm tra góc bằng thước ê – ke.
- Tất cả học sinh đều được thực hiện.
- Một vài em thực hiện trước lớp, học sinh nhận xét cách làm.
- Giáo viên nhận xét và hệ thống hóa kiến thức cho lớp.
Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh tìm vật được tạo hình có dạng như góc vuông, góc không vuông trong cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tạo hình các góc bằng các bộ phận cơ thể.
Hoạt động 5: Gấp tờ giấy theo hình để được góc vuông
Ví dụ: Khi dạy bài Hình chữ nhật:
Hoạt động 1: Cho học sinh chơi trò chơi đoán tên hình.
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm thêm các đồ dùng khác có dạng hình chữ nhật. Ở đây giáo viên có thể cho học sinh hệ thống lại các đồ dùng có dạng hình chữ nhật bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của hình.
- Giáo viên cho học sinh vẽ và trang trí hình chữ nhật vào giấy A4.
+ Treo sản phẩm vẽ của học sinh lên bảng. Bình chọn hình đẹp nhất.
+ Giáo viên hỏi học sinh sau khi tìm hiểu về hình chữ nhật thì hình chữ nhật có đặc điểm gì?
+ Giáo viên cho học sinh nhận hình để xác định các đặc điểm.
+ Giáo viên chốt.
Hoạt động 4: Giáo viên phát cho học sinh một số hình: hình vuông, tam giác, hình chữ nhật… yêu cầu học sinh từ các hình đó sẽ ghép hình để tạo thành các hình khác nhau theo sự sáng tạo của học sinh.
3. Hiệu quả mang lại:
Các em có ý thức tự học, tích cực, hứng thú học tập hơn, không còn thấy sợ mỗi khi đến giờ học toán. Kĩ năng quan sát hình, sử dụng ê ke xác định góc, tính chu vi, diện tích hình đã tiến bộ hơn. Hiệu quả dạy học toán được nâng cao và đặc biệt là phát huy được hết năng lực của học sinh trong quá trình học tập.
Thông tin
Tên tác giả: VĂN THỊ BÍCH LOAN
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông