Mã số N2154: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

1. Thực trạng của vấn đề:

         Xuất phát từ tình yêu thương học sinh và mong muốn giúp học sinh phát triển  toàn diện mà tôi chọn giải pháp: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1.

2.  Các biện pháp để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1:

2.1Biện pháp 1:  Xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật

       - Hướng dẫn học sinh các nội quy học tập của lớp học, những quy định của nhà trường, nhiệm vụ của học sinh.

      - Phổ biến một số nội quy riêng đến học sinh như: cách giơ tay phát biểu, tư thế ngồi học, cách trình bày ý kiến, cách nhận xét bạn trả lời, bổ sung ý kiến cho bạn

       - Không để học sinh làm việc riêng trong giờ học, phát huy tối đa năng lực hoạt động nhóm, khi hoạt động lớp cần yêu cầu học sinh phải chú ý lắng nghe giảng dạy và hoàn thành bài tập của các môn học theo yêu cầu của giáo viên.

2.2 Biện pháp 2:  Làm gương và nêu gương

- Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh vì thế giáo viên luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, dạy dỗ các em tình yêu thương, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập.

        - Giáo viên cần bồi dưỡng cho các em các gương điển hình, gương người tốt, việc tốt, những chuẩn mực đạo đức tốt, kỹ năng sống mà quan trọng hơn là tạo niềm tin, sự yêu thương trong mỗi học sinh.Có như vậy mới giúp các em hình thành các ý thức tốt trong đạo đức cũng như trong học tập.

2.3 Biện pháp 3: Qua các hoạt động học tập giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

         - Qua các kiến thức có trong mỗi bài học trong các môn học được sắp xếp tiến trình phù hợp giúp học sinh hướng tới sự tìm tòi khám phá, phù hợp năng lực nhận thức của các em học sinh lớp một, học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động học tập, có cơ hội trả lời các câu hỏi tìm hiểu kiến thức giúp phát triển tư duy, khả năng sáng tạo bên cạnh đó giúp phát triển phẩm chất chủ yếu: nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm….

        - Những nội dung có trong bài học còn giúp học phát triển năng lực bản thân thông qua việc tự thực hiện những công việc cơ bản để giúp các em hình thành thói quen tự phục vụ cho bản thân, có ý thức trách nhiệm với bản thân, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

        - Thông qua các hoạt động học tập giúp hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu thiên nhiên, đức tính chăm chỉ, ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, ý thức tiết kiệm, giữ gìn và bảo vệ tài sản, tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

2.4 Biện pháp 4: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh qua các hoạt động tập thể .

Bồi dưỡng khơi dậy ở các em là niềm say mê, hứng thú học tập thông qua các hội thi, hoạt động ngoại khóa. Thông qua các hội thi, hoạt động ngoại khóa như vậy các em được thả tâm hồn mình vào các trò chơi , các em say sưa hứng thú, thỏa sức sáng tạo, thư giãn đầu óc sau những giờ học. Qua đó các em được giao lưu, học hỏi và biết thêm nhiều điều mới lạ.Từ đó năng lực và phẩm chất các em dần hình thành và phát triển theo chiều hướng tốt.

2.5 Biện pháp 5: Tạo môi trường học tập thân thiện:

        - Bên cạnh đó, giáo viên cần rèn cho các em thói quen tự giác làm việc phù hợp với lứa tuổi, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh qua việc đọc sách, xem ti vi các kênh thiếu nhi .

- Giáo viên cùng với phụ huynh học sinh thường xuyên theo dõi quá trình học tập như giáo dục các em ý thức chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho các em theo thời khóa biểu, nhắc nhở các em ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi ở nhà và ở trường .

- Giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì uốn nắn dần, giao cho các em một số việc làm phù hợp với năng lực, sau đó động viên, khuyến khích kịp thời những việc làm tốt khi các em làm được.

- Giáo viên  phải gần gũi, thân thiện, biết lắng nghe để học sinh cá biệt được giải bày tâm tư. Chú ý tránh phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí và cảm thấy xấu hổ. Luôn khích lệ, động viên kịp thời, cùng với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh để  phối hợp giáo dục giúp các em bước đầu có thể hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của bản thân.

 3. Kết quả:

Qua thời gian giảng dạy không chỉ truyền dạy kiến thức cho các em mà tôi còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.Thường xuyên nhắc nhở các em trong các hoạt động học tập, hiện học sinh lớp tôi dạy cũng đã nhiều chuyển biến tích cực, học sinh đã vào nề nếp và thích nghi với môi trường tiểu học.  Trong suốt quá trình học các em  biết quan tâm, giúp đỡ bạn, biết đoàn kết, yêu quý bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động học tập  qua đó cũng giúp các em lớp 1 phát triển năng lực, phẩm chất phù hợp với lứa tuổi.

Thông tin

Tên tác giả: Lương Trần Bích Châu - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông