Mã số N2159: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
Học sinh tiểu học, nhất là các em ở các lớp đầu cấp rất hiếu động, hay bắt chước, dễ bị lôi cuốn với các diễn biến của môi trường xung quanh. Vì vậy, đối với lứa tuổi này, giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, gẫn gũi với các em, phát hiện những biểu hiện lệch lạc, chia sẻ kịp thời những vướng mắc của các em, dạy cho các em biết phân biệt cái đúng, cái sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. Giáo dục kĩ năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, phụ huynh và các tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường, địa phương. Giáo dục kĩ năng sống là một chương trỡnh giỏo dục hết sức cần thiết với các em học sinh. Chính sự cần thiết ấy, tôi đó chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3”.
II. Nội dung thực hiện:
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, tôi thấy các em còn thiếu những kỹ
năng sống trầm trọng. Chính vì vậy tôi đã đưa ra một số phương pháp giáo dục
kỹ năng sống cho các em. Dựa trên thực trạng học sinh nông thôn và thành thị tôi hướng dẫn các em hình thành một số các kỹ năng cơ bản sau:
1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh.
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu và những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu
hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi của các em để bắt đầu có điều
chỉnh phù hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
2. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học.
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Toán .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trongcuộc sống thực.Ví dụ: Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ýkiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩnăng sống cần thiết.
3. Động viên, khen thưởng.
Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được thưởng một phần quà nhỏ
4. Kỹ năng tự phục vụ:
Giáo dục cho các em từ những việc nhỏ nhất như: Giao tiếp cư xử với cácbạn bè trong và ngoài lớp, nói năng phải lễ độ với tất cả mọi người xung quanh và biết làm một số công việc nhỏ phù hợp với độ tuổi của các em như vệ sinhcá nhân, vệ sinh xong phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải rửa tay. Ngoài ra các em biết quét lớp, chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường, hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng.
5. Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong trong lớp ,khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu tố.
6. Kỹ năng quản lý thời gian:
Giúp các em quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các côngviệc theo thời khoá biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lí. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân, góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân.
7. Kỹ năng thể hiện sự tự tin:
Các em biết tự tin vào bản thân, hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trởthành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Các em thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống, là yếu tốcần thiết trong giao tiếp.
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong tập và trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần nhiều kỹ năng sống khác: Giao tiếp , xác định giá trị , tư duy phê phán , tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ.
9. Kỹ năng hợp tác:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên
trong lớp, trong giờ học nhóm, hoặc những nơi khác. Sự hợp tác trong học tập
hay trong công việc các em điều biết giúp đỡ cho nhau hỗ trợ cho nhau, bổ
sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó
khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong học tập, trong công việc
chung.
Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các bạn. Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân. Đồng
thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người. Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khác trong quá
trình hoạt động.
Biết cùng chia sẻ đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc đểhoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung. Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại, về những sản phẩm do mình tạo ra.
10. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ:
Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đếnsự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sựhỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhậnđược những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấnđề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc.
Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.
Giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là
điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có
được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen
xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã
hội sau này.
Thông tin
Tên tác giả: LÊ THỊ THANH THÚY - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông