Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2160: Ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết bước vào lớp một phù hợp với bối cảnh địa phương

See this content in the original post

I.        ĐẶT VẤN ĐỀ:

Là một giáo viên mầm non, tôi cũng nhận thấy việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong việc giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ ... Mặt khác, việc ứng dụng của công nghệ thông tin còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin là cách giúp các em làm quen chữ viết, làm cơ sở để vào lớp 1 trong tình hình bối cảnh hiện nay. Phần mềm ứng dụng hữu ích giúp các hoạt động giáo dục mang hình ảnh đến trẻ 5 - 6 tuổi ở nhà và khi các em trở lại trường. Nói cách khác, để trẻ làm quen chữ viết được hiệu quả trong tình hình hiện nay cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của các bậc phụ huynh.

Chính vì lẽ đó, là một giáo viên mầm non công tác trong tình hình hiện nay tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ làm quen chữ viết hiệu quả và tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết bước vào lớp một phù hợp với bối cảnh địa phương” giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong năm học 2021 - 2022.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

Biện pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, internet, thiết kế đoạn phim tuyên truyền giáo dục và xây dựng kế hoạch làm quen chữ viết cho trẻ khi ở nhà.

- Tự nghiên cứu tài liệu qua sách vở, internet, tham khảo giáo án điện tử:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục làm quen chữ viết trong tình hình bối cảnh địa phương khi trẻ ở nhà và trẻ đến trường:

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục làm quen chữ viết trong tình hình bối cảnh địa phương khi trẻ ở nhà:

- Bước 1: Tôi tạo nhóm zalo có tên là “Lá 2 (2021-2022)”, kết bạn tất cả phụ huynh qua số điện thoại.

- Bước 2: Tôi họp phụ huynh online nhờ phần mềm Google Meet. Nội dung họp tôi tuyên truyền các nội dung giáo dục làm quen chữ viết độ tuổi 5-6 tuổi, trao đổi phương pháp giáo dục cùng phụ huynh thống nhất giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất. Tiếp theo nội dung cuộc họp là hướng dẫn phụ huynh cài đặt phần mềm ActivInspire để giúp trẻ tương tác các bài làm quen chữ viết và các bài tập tư duy một cách hứng thú, tích cực tham gia. Với phần mềm này phụ huynh có thể cùng con thực hiện để tạo môi trường gia đình thân thiện, gắn bó hơn.

- Bước 3: Tôi xây dựng kế hoạch tuần và thiết kế các hoạt động làm quen chữ viết, các bài tập tư duy và các trò chơi chữ viết qua nhóm để phụ huynh tải về cho trẻ thực hiện.

- Bước 4: Thường xuyên liên lạc phụ huynh để hỏi thăm tình hình bé thực hiện các bài tập như thế nào để tôi nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch kịp thời phù hợp khi giáo dục trẻ làm quen chữ viết không đến trường.

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục làm quen chữ viết trong tình hình bối cảnh địa phương khi trẻ đến trường:

Biện pháp 2: Sử dụng một số phần mềm cần thiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Phần mềm Microsoft Word: Tôi dùng phần mềm Microsoft Wold vào việc soạn giáo án, các kế hoạch năm học, hồ sơ theo dõi sự phát triển trẻ 5 tuổi, kế hoạch vui chơi. Thiết kế các bài tập tư duy và môi trường chữ trong lớp.

Trẻ tương tác trực tiếp trên phần mềm ActivInspire trong hoạt động giáo dục làm quen với chữ viết.

- Phần mềm ActivInspire: Đây là phần mềm mà được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục ứng dụng trong Giáo dục và đào tạo mầm non. Phần mềm hỗ trợ trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiệu quả nhất trẻ có thể tương tác trực tiếp trên bài tập mà giáo viên đưa ra yêu cầu hoặc hai trẻ có thể cùng nhau tương tác. Phụ huynh ở nhà mở file cho trẻ tương tác trực tiếp trên máy tính

Một số phần mềm hỗ trợ trong việc thiết kế:


Để tạo ra giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ đồng thời kích thích sự hứng thú của trẻ phải cần có một số phần mềm hỗ trợ như: Phần mềm cắt, ghép nhạc, phim: Movie maker, hero supper player, Adobe Audition 1.5, Video cutter Joiner, GoldWave, CapCut, Vivavideo

Phần mềm xử lý hình ảnh: Photoshop đây là phần mềm hết sức phức tạp nhưng rất hữu ích cho giáo viên trong việc cung cấp hình ảnh theo ý muốn của giáo viên.

 Phần mềm hỗ trợ soạn giảng, thiết kế: Photo story (tạo album ảnh động), Flash Player (tạo hiệu ứng chữ), Violet (trắc nghiệm), Proshowgold (đồng hồ),

 Một số phần mềm hỗ trợ trong việc giáo dục trẻ:

Phần mềm hỗ trợ trong việc giáo dục trẻ tổ chức trò chơi tương tác gồm: Kidstmart, vui học mầm non, Quizzizz, WordWall, Kahoot, bamboozle.

Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ làm quen chữ viết khi trẻ ở nhà trong tình hình đại dịch Covid-19:

Trong khi đó, thời đại công nghệ 4.0 hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý lớp, nhắn tin, trao đổi phụ huynh như: Zalo, Facebook, Messenger, ClassDojo. Tình hình thực tế tại lớp, đa số phụ huynh sử dụng ứng dụng Zalo để tiện cho giáo viên phối hợp phụ huynh. Tôi đã tạo nhóm Lá 2 (2021-2022) trên ứng dụng Zalo, đây cũng là phương tiện giúp tôi làm việc với cha mẹ một cách dễ dàng trong bối cảnh hiện nay.

Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động làm quen chữ viết khi trẻ đến trường trong tình hình đại dịch Covid-19:

- Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen văn học - chữ viết:

+ Góc chữ viết: Nhìn ảnh con vật và tên để trẻ sao chép thì tôi đã tìm trên internet và dùng phần mềm word chỉnh sửa để tạo những trò chơi cho trẻ như trò chơi “Tìm hình ảnh chứa từ”, “Ai tài giỏi”, “Sao chép từ”, “Nối từ tương ứng với chữ” .... giúp trẻ nhận dạng các chữ cái tiếng Việt qua các từ, tô, đổ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình và đồng thời sử dụng phần mềm ngôi nhà sách Baily’s để trẻ làm quen nhận dạng chữ cái tiếng Việt, biết chơi nhiều trò chơi chữ hay và bổ ích Rèn luyện trẻ có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết để trẻ chuẩn bị vào học ở tiểu học. Thường xuyên thay đổi góc viết sẽ thúc đẩy sự hứng thú của trẻ và kích thích khả năng học tập ở trẻ.

+ Góc bé đọc sách: Tôi sử dụng “Bút điện tử thông minh” có thể giúp trẻ nghe các câu chuyện cổ tích một cách sinh động. Đây là thiết bị có hiệu quả giúp trẻ tự chủ động trong hoạt động đọc sách để làm quen chữ viết. Trẻ thích đọc truyện gì chỉ việc lựa chọn sách sau đó mở thiết bị trẻ sẽ nghe được từng đoạn trong câu truyện kèm theo âm thanh sống động phù hợp với tranh vẽ. “Bút điện tử thông minh”: có thể thu âm giọng kể của trẻ sau đó trẻ nghe lại giọng kể có diễn cảm hay không. Thiết bị thông minh giúp trẻ hiểu và “Đọc” truyện qua các tranh vẽ và mặt chữ trong truyện. Ngoài ra trẻ sẽ rất hứng thú với cây bút thông minh hơn tích hợp âm thanh sống động như tiếng nói của chị Tấm, tiếng bắt cá, tiếng chim hót, ...

 

 

 

+ Môi trường chữ: Tôi sử dụng các phần mềm hỗ trợ để thiết kế các trò chơi “Tìm từ trái nghĩa”, “Bài tập phát triển tư duy”, “Tìm chữ”, Sử dụng wold để làm thẻ từ dán trên các đồ dùng, đồ chơi trong lớp tạo môi trường trường chữ giúp trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. Cho trẻ sao chép tên của mình để gắn trên tủ cá nhân.

Thông tin

Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Phương Thư


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông