Mã số N2165: Phương pháp sơ chế và bảo quản dược liệu Giảo cổ lam

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Phương pháp sơ chế Giảo cổ lam của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM giúp tăng hàm lượng saponin từ 10 - 15% so với phương pháp thông thường.

Cây Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino. Cây có nhiêu tên gọi như Cổ yếm, Thư tràng 5 lá, Thất diệp đởm, Tiểu khổ, Dược (Nhật Bản), Giảo cổ lam ( Trung Quốc), Cam tra man, Công la oa đổ, Biển địa, Sinh căn, Giao dịch căn,… là cây thân thảo có dạng dây mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Nó  được xem được là một trong những loại thảo dược quý hiếm, đã được dân gian sử dụng từ lâu cho việc điều trị bệnh.

Theo y học cổ truyền, Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, chống ho tan đờm, dưỡng tâm an thần. Chủ trị suy nhược sau khi mắc bệnh, ho khạc ra đờm do phế nhiệt, khí suyễn, tim loạn nhịp, mất ngủ.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, Giảo cổ lam thể hiện nhiều thuộc tính dược học như: kháng viêm, chống oxy hóa, điều hòa chuyển hóa lipid, ức chế khối u, bảo vệ thần kinh, chống căng thẳng. Ngoài ra, theo tạp chí y dược Trung Quốc 2008, bột Giảo cổ lam được xem là sản phẩm trong việc chống stress oxy hóa hiệu quả ở tế bào não, chống hen suyễn và giảm các triệu chứng viêm trên mô hình chuột.

Theo nhiều nghiên cứu, giảo cổ lam có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa, điều hòa chuyển hóa lipid, ức chế khối u, bảo vệ thần kinh, chống căng thẳng. Thành phần chính của giảo cổ lam là saponin và flavonoid. Trong đó, saponin là hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng ứng dụng rất nhiều trong y học bao gồm hoạt tính làm giảm cholesterol, chống ung thư, kháng viêm, chống oxy hóa…

Saponin được tìm thấy trong một số những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chẳng hạn cây họ đậu và cũng hiện diện trong nhiều cây dược liệu, chẳng hạn nhân sâm. Giảo cổ lam chứa hơn 189 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có 4 saponin có cấu trúc giống hệt và 11 saponin gần giống với nhân sâm và tam thất.

Số lượng loại saponin của Giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Ngoài ra, Giảo cổ lam có chứa nhiều vitamin, chất khoáng (sắt, kẽm, selen, phốt pho, mangan). Với vị tương đồng trà xanh, bột Giảo cổ lam có vị đắng được khuyến nghị uống 1-2 lần/ngày.

Hiện nay, lượng Giảo cổ lam tiêu thụ trên thị trường rất lớn do nhu cầu nguồn nguyên liệu này cho dược phẩm ngày càng tăng cao. Đa phần các sản phẩm từ Giảo cổ lam được sử dụng dưới dạng trà uống trực tiếp hoặc trà túi lọc.

Quy trình từ khâu sơ chế đến khâu sử dụng rất ngắn. Thông thường, người dân thu hái giảo cổ lam sau đó chủ yếu sơ chế bằng cách rửa qua nước hoặc thậm chí không rửa, rồi phơi hoặc sấy khô thủ công. Phương pháp này không đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng dược liệu. 

Do vậy, vấn đề cần quan tâm hiện nay là bảo đảm an toàn và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản Giảo cổ lam để tạo ra được nguyên liệu đồng nhất, cải thiện chất lượng và hạn chế mức dư lượng hóa chất độc hại đến sức khỏe con người và môi trường. Đồng thời đảm bảo chất lượng dược liệu, đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Giảo cổ lam, trong đó cần quan tâm đến chỉ tiêu định lượng thành phần hoạt chất có tính dược lý đặc trưng của Giảo cổ lam là saponin và flavonoid.

Theo quy trình của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM, giảo cổ lam được thu hái phần thân và lá sau 5 tháng trồng, rồi ngâm 30 phút trong nước vôi sống (CaO) với nước tạo dung dịch nước vôi trong có nồng độ 1,5%, pH 8. Rửa sạch lại nguyên liệu bằng nước có sục khí ozon để loại bỏ một phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu.

Giảo cổ lam tươi sau làm sạch đem cắt khúc khoảng 5cm và sấy khô bằng sấy bơm nhiệt (sấy lạnh ở nhiệt độ 30°C). Khi nguyên liệu đạt độ ẩm 9,5% thì hoàn tất quá trình sấy. Giảo cổ lam sau sấy lạnh có lá màu xanh đậm, xoăn nhẹ. Mùi thơm hăng, vị đắng ngát, hậu vị ngọt đặc trưng. Tỷ lệ thu hồi giảo cổ lam (so với nguyên liệu tươi ban đầu) là 18 - 20%.

Quy trình công nghệ sơ chế, xử lý nguyên liệu và sấy dược liệu Giảo cổ lam bằng phương pháp sấy lạnh giúp đảm bảo chất lượng dược lý, an toàn với con người và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, phân tích hàm lượng dược chất saponin có trong Giảo cổ lam cũng cho thấy, sản phẩm được sơ chế và sấy khô bằng phương pháp sấy lạnh có hàm lượng saponin (> 37mg/g) cao hơn so với sản phẩm Giảo cổ lam khô bán ngoài thị trường (6mg/g).

Sản phẩm Giảo cổ lam sấy khô từ quy trình ứng dụng công nghệ sấy lạnh sẽ giữ được màu xanh đặc trưng của nguyên liệu tươi và có mùi thơm. Trong khi đó, Giảo cổ lam khô bán ngoài thị trường đã bị biến đổi màu sắc (không giữ được màu sắc đặc trưng của nguyên liệu Giảo cổ lam tươi), không có mùi thơm đặc trưng.

Với điều kiện bảo quản thường (nhiệt độ 28°C), hạn sử dụng 3 tháng, nguyên liệu vẫn đảm bảo chất lượng (độ ẩm ≤ 12%, hàm lượng saponin > 37mg/g), lá màu xanh đậm, xoăn nhẹ, mùi thơm, vị đắng ngát, vị ngọt đặc trưng.

Đồng thời, để nguyên liệu đạt chất lượng tốt nhất thì từ bốn tháng đến sáu tháng sau khi trồng (tùy theo độ sinh trưởng và phát triển của cây) có thể tiến hành thu giảo cổ lam. Tránh thu cây sau những đợt mưa dài, lúc đó hàm lượng hoạt chất thấp và tỷ lệ nước trong dược liệu cao.

Cũng từ kết quả nghiên cứu trên, Giảo cổ lam đã trở thành nguồn nguyên liệu ưu tiên trong công nghệ chiết xuất thành phẩm. Giảo cổ lam trở thành 1 trong những lựa chọn của người tiêu dùng trong việc hỗ trợ chuyển hóa đường, hỗ trợ giảm nguy cơ đường huyết cao.

Thông tin

Tên tác giả:


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông