Mã số N2176: Một số phương pháp vẽ nét cơ bản và hình chiếu trong môn công nghệ 8

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

I.Vấn đề đặt ra

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nhất là ngành cơ khí chế tạo thì đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng các vật thể được biểu diễn bằng các nét vẽ và hình chiếu vuông góc là phương pháp cơ bản dùng để xây dựng các bản vẽ kĩ thuật.

Phân môn vẽ kĩ thuật của Công nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp HS hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. Đồng thời cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, HS nắm được phương pháp sử dụng các nét vẽ, phép chiếu, các hình biểu diễn (hình cắt, mặt cắt) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng bộ môn, khả năng thực hành của học sinh để tham gia giải thưởng của cuộc thi Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022.

II. Quá trình thực hiện/ Đã giải quyết

1. Một số loại nét vẽ cơ bản

Để học tốt phần vẽ kĩ thuật, học sinh phải tư duy, tưởng tượng cao, phải liên hệ được giữa thực tế và nội dung bài học, các em phải tuân thủ các nét vẽ cơ bản để vẽ chính xác từng nét các khối vật thể.

* Các nét vẽ

* Chiều rộng nét vẽ

Chiều rộng của nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2 mm.

- Chiều cao chữ số 0.4mm, chữ viết hoa: 0.7mm, chữ viết thường 0.5mm.

* Cách vẽ

Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét đậm thường lấy bằng 0,5 mm và chiều rộng của nét mảnh lấy bằng d/2 (0,25mm).

- Khe hở các nét đứt, nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 1,5d.

- Các gạch ngắn trong nét đứt lấy khoảng 6d.

- Các chấm trong nét gạch chấm mảnh 0,25d.

- Các gạch trong nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 12d.

Từ những nét vẽ cơ bản trên các em tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần giúp các em quen dần với nét vẽ và khi quan sát hình chiếu các em có thể tự linh động và vẽ theo đúng yêu cầu của hình và đạt chuẩn nét vẽ.

2. Một số hình chiếu cơ bản

*Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản

- Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất.

- Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai.

- Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước như hình dưới đây:

Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số gián vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mặt đó trên bản vẽ dưới dạng các mặt phẳng. 

Qua phương pháp vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản giúp các em nhận diện được các mặt phẳng 1,2,3 chứa hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể.

* Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo

Giáo viên vẽ mẫu một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các mặt phẳng hứng trên trục tọa độ Oxyz để hứng các hình chiếu, phương pháp vẽ này khó hơn đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy và nhìn được hình chiếu trong không gian ba chiều. Ta tiến hành vẽ theo các hình dưới đây:

Trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2 và P3 vuông góc với nhau:

- Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (hình chiếu đứng)

- Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng)

- Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh)

*Cách ghi kích thước

Một số quy định cơ bản về nguyên tắc ghi kích thước:

- Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thật của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.

- Trên bản vẽ kĩ thuật không ghi đơn vị đo sau trị số đo độ dài (mm)

- Chữ số kích thước viết ở phía trên đường kích thước.

- Các đường giống không được cắt qua các đường kích thước.               

Với một số phương pháp như đã nêu ở trên, tôi thiết nghĩ tất cả giáo viên đang giảng dạy môn Công nghệ 8 đều có thể giúp học sinh áp dụng rất dễ dàng  để nâng cao chất lượng của của môn học và qua đó các em có thể tự thưc hành bản vẽ vật thể.

III. Ý nghĩa

Trong môn Công nghệ 8, tôi cung cấp cho các em những nội dung cơ bản,  những vấn đề một số nét vẽ và hình chiếu cơ bản là nền tảng giúp cho các em được trang bị đầy kiến thức về chương vẽ kĩ thuật được vững vàng và tự tin tham gia hội thi về lĩnh vực vẽ  kĩ thuật do trường, huyện tổ chức.

Định hướng cho các em học sinh, tiếp tục phát huy khả năng và sử dụng kiến thức đã học để học hỏi cao hơn và phát triển những ngành nghề liên quan vẽ kĩ thuật: kiến trúc, xây dựng, thiết kế đồ họa giúp ích cho đất nước với mục đích nâng cao ý thức của các em từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

IV. Tính sáng tạo

Giáo viên đưa ra những vật mẫu từ đơn giản đến phức tạp, và giúp cho học sinh hiểu khi nào chiếu ta phải chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể mẫu, tạo tính tự tin và sáng tạo trong học tập để làm các khối mô hình, các cải biến được những mô hình tái chế để trồng cây xanh trường học và gia đình.

V. Hiệu quả kinh tế

Môn Công nghệ lớp 8 trang bị một số kiến thức cơ bản về kiến thức vẽ kĩ thuật. Trên tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp cho các em, gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất, gia công cơ khí, thiết kế chi tiết máy của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi địa phương cũng như trên cả nước.Công nghiệp vẽ kĩ thuật là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống. Giúp năng suất lao động được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống, thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật.

VI. Tác động xã hội

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội thì đòi hỏi trước hết phải phát triển nguồn lực con người, cụ thể là phát triển thế hệ tương lai có trí thức, năng lực, biết cách tự học, rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế vì thế mỗi giáo viên phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của đào tạo góp phần cùng ngành Giáo dục thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục, cung cấp một lực lượng lao động có tay nghề, có phẩm chất tốt đẹp đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa -  hiện đại hóa.

Thông tin

Tên tác giả: Lê Thị Kiều Nương - Trường THCS Nguyễn Thị Hương


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông