Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2179: Một số biện pháp “Tạo hứng thú cho học sinh học môn toán khi học trực tuyến”

See this content in the original post

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Theo "chiến lược phát triển con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể làm chủ sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chính vì vậy, mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết mọi vẫn đề. Trong hệ thống giáo dục đó thì bậc học nền tảng, “nền móng vững chắc cho tòa nhà phổ thông” đó chính là bậc Tiểu học. Bậc học này giáo dục cho học sinh hình thành nên những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về cả bốn yếu tố: “Đức, Trí, Thể, Mĩ” cùng một số kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

   Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong Giáo dục học đường, đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng CNTT đối với việc thiết kế giảng dạy và học tập, có thể đánh giá rằng trong những năm gần đây ngành Giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi , không ngừng phát triển và đổi  mới Tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp công lao to lớn trong việc đưa Giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác cùng phát triển trên Thế giới. Sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cùng với tình hình dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp học sinh không thể đến trường như trước đây để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng không dừng việc học tập bản thân tôi cũng nhận  thức được trách nhiệm của mình. Là giáo viên giảng dạy lớp 4, một khối lớp được quan tâm hàng đầu bởi lẽ các em mới hoàn thành chương trình học tập ở lớp 3 do vậy sự ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nhiều. Nếu cứ dừng việc học tập trên lớp các em sẽ khó có thể theo kịp chương trình khi quay trở lại học. Hơn nữa sự chú ý của học sinh lớp 3 còn ít do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp tôi. Với mong muốn giúp các em có những tiết học toán trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp lực, tiết học quấn hút gây được hứng thú học sinh học tập, dễ tiếp thu kiến thức. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn biện pháp: Tạo hứng thú cho học sinh học môn toán khi học trực tuyến.

       II. PHẦN NỘI DUNG

1/Tìm hiểu và lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp

  Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trục tuyến là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần không nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẵn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng không còn trở nên khó hiểu với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn.

   Qua tìm tòi tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng ZOOM trong phần mềm rất phù hợp. ZOOM là một công cụ hội thoại trực tuyến, gần giống như Skype không cần phải vào các nhóm chat mới gọi điện được nên dễ dùng hơn. Tất cả những cần là một đường link ZOOM hoặc một mã ZOOM để tham gia vào cuộc họp online. Khi mà dịch COVID-19 vẫn còn căng thẳng thì họp hành, thậm chí tổ chức lớp học online qua ZOOM là giải pháp rất tốt. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng CNTT trong nhà trường và trong Giáo dục. Chính vì vậy Tôi đã lựa chọn ứng dụng ZOOM và giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Sau khi lụa chọn được ứng dụng tôi thông báo đến toàn thể phụ huynh tải ứng dụng và truy cập vào lớp học do tôi tạo để các em tham gia học tập hàng ngày qua smas phone hoặc máy tính.

   Để đảm bảo cho việc liên lạc thông suốt, chuẩn bị cho việc tổ chức tiến trình dạy học qua mạng.

• Tôi lập nhóm Zalo cho từng lớp; thống nhất với phụ huynh về khung giờ nhất định để học sinh được sử dụng thiết bị và phối hợp giám sát HS.

2/ Xây dựng kế hoạch bài dạy:

*Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng tư liệu dạy học.

   So với việc dạy học trên lớp, việc biên soạn kế hoạch bài dạy khi thực hiện dạy học trực tuyến đòi hỏi một cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả. Tôi tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, biên soạn tiến trình dạy học phù hợp. Tùy theo từng bài học mà có những thiết kế bài dạy khác nhau, làm sao để bài dạy hay nhất, có chiều sâu nhất, học sinh vừa dễ tiếp nhận kiến thức lại hào hứng học tập phát huy hết năng lực phẩm chất của bản thân

• Chẳng hạn, tăng cường chỉ dẫn để học sinh sử dụng có hiệu quả SGK và môi trường xung quanh HS tại gia đình sống

• Chẳng hạn, chuyển thể một số kiến thức cốt lõi của bài học thành PowerPoint; dùng điện thoại hoặc phần mềm quay màn hình máy tính để ghi hình trước một số nội dung cần giảng); ghi chú lại những chỉ dẫn cần thiết cho HS. Giúp các em dễ hiểu bài hơn, ghi nhớ lâu hơn

  Sưu tầm hoặc xây dựng tư liệu dạy học phù hợp với bài học.

• Mục đích:

(1) đánh giá thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không (nội dung hỏi nằm trong video bài giảng, SGK và tài liệu mà GV đã giao nhiệm vụ); (2) kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; (3) tích luỹ điểm số để đánh giá quá trình.

• Ví dụ, đối với mỗi buổi học, biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức liên quan; sử dụng các phần mềm online để soạn nội dung kiểm tra, đánh giá và gửi yêu cầu cho HS

Giao cho HS một số bài tập tự luận để luyện tập, vận dụng và củng cố kiến thức sau mỗi bài học.

• Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh làm bài vào vở, chụp kết quả bài làm và nộp bài (qua LMS, Zalo, Email hoặc những công cụ thay thế khác mà nhà trường đang sử dụng).

* Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến.

- Trước khi kết nối trực tiếp.

Tôi giao nhiệm vụ cho HS trên Zalo hoặc gửi đường link bài học cho HS thông qua công cụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, ...) để HS có thể thực hiện trước.

-        Kết nối trực tiếp.

  Tôi và HS kết nối qua nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực để bắt đầu thực hiện tiến trình dạy học.

Về cơ bản, việc tổ chức thực hiện giai đoạn này có thể tiến hành như đã gợi ý ở trên. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung bài học và thời lượng, tôi linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, sau khi báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, tôi có thể dành một khoảng thời gian (không quá dài) của đầu buổi học để giảng bài, nhấn mạnh nội dung cốt lõi, hướng dẫn HS xem video và sử dụng SGK, ... để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

  Sau khi được hướng dẫn và nhận nhiệm vụ, HS tự chủ thực hiện với tư liệu đã được cung cấp. GV “quan sát”, hỗ trợ:

- Nhận cuộc gọi qua Zalo của HS để trợ giúp (đối với HS chủ động);

·        Gọi kiểm tra xác suất việc thực hiện hoạt động tự chủ của HS (thường là những HS chưa thực sự tích cực, hoặc xoay vòng kiểm tra, …);

·        Xem thông tin phản hồi kết quả học tập của HS qua bài trắc nghiệm nhanh kiến thức (nếu có).

Qua đó, tôi nắm được thông tin, tổng hợp lại những điểm mấu chốt cần thảo luận và kết luận cho HS ở cuối giờ học.

   Tiếp tục dùng nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực Zoom để kết nối lại lớp học. Tổ chức hoạt động: Báo cáo và thảo luận; đánh giá và chốt kiến thức; giao nhiệm vụ về nhà.

   Thực hiện tiến trình dạy học qua mạng đòi hỏi tôi cần có sự trau đồi về kĩ năng CNTT, nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng. Kết quả học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức tiến trình dạy học.

3/ Tích cực tương tác giữa giáo viên và học sinh

   Tôi  đã chuẩn bị bài giảng thật tốt, cẩn thận chu đáo. Trong giờ dạy Tôi tăng sự tương tác giữa các hoạt động học để khơi gợi hứng thú giúp học sinh tăng thêm cơ hội luyện tập cùng tôi. Tôi luôn luôn đặt ra vấn đề có ví dụ cụ thể dựa trên tri thức bài học để các em có cơ hội suy nghĩ, có cơ hội thể hiện bản thân. Giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ nội dung bài học.

  Một số lưu ý Tôi đã thực hiện chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; Tôi kết luận và nhận định về kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh ("chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh chính thức ghi nhận, vận dụng):

4/  Đổi mới linh hoạt phương pháp dạy học trực tuyến

Phương pháp vấn đáp

  Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

- Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học

- Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn.

- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.

       Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

  Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.

   Phương pháp động não

  Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.  Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.
- Cách tiến hành như sau:

+ Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
+ Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp

+ Phân loại ý kiến và làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.

5/ Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi học trực tuyến.

 Tạo không gian chờ thật thú vị: Trước khi buổi học diễn ra, tôi sẽ vào phòng Zoom sớm hơn tầm 10 phút để duyệt cho các con vào sớm. Khi các con nghe âm thanh sẽ thấy thú vị, mới mẻ và gây chú ý hơn. Tôi mở các bản nhạc, bài hát để to không khí vui tươi khi chuẩn bị buổi học. Có số ít buổi thì tôi gửi lên zoom 1 bức tranh giấu đồ vật, giấu chữ yêu cầu các con trong lúc chờ sẽ tìm chữ, tìm đồ vật lẫn trong tranh. Việc này giúp to tâm thế vui tươi và hứng thú, thích vào học đúng giờ.

- Phần khởi động không bỏ qua mà cho các con đứng dậy, vận động hình thể theo một bài hát vận động vui nhộn. Các con rất thích.

- Cần to âm thanh cho một số đối tượng trên slide. Để tránh các con chỉ nhìn, buồn ngủ, khi thiết kế slide, tôi cố gắng mỗi slide to một số âm thanh đi kèm cho các đối tượng của slide. Cái này có sẵn trong powerpoint nên rất nhanh và đơn giản. Thầy cô vào phần efect opstion và chọn âm thanh là được.

- Thỉnh thoảng cho học sinh được vẽ lên màn hình để gạch chân, khoanh tròn các âm, tiếng, từ…đáp án. Có thể đồng loạt nhắn vào ô chat. Chú ý từ không có dấu.

- Chú trọng tổ chức cho HS vận dụng kiến thức vào các tình huống và thực tế cuộc sống.  Dạy số thì tìm số lượng đồ vật trong nhà đủ số lượng số đang học. Năng lực giải quyết vấn đề.

Tăng cường tính tương tác, cho học sinh được hoạt động nhiều.

Tôi cố gắng không để học sinh chỉ nhìn. Tôi cho các con được thao tác, vận động tay chân. Tạo cho các em các hoạt động chân tay để các em được thao tác nhiều

Tăng cường trò chơi trực tuyến tương tác. Phần này tôi thấy rất hữu hiệu. Không chỉ giúp các con hào hứng hơn hẳn mà còn học kiến thức thông qua trò chơi.

6/ Chủ động đánh giá quá trình học tập của học sinh, động viên khích lệ kịp thời.

Có chế độ thi đua khen thưởng: Tôi thường tặng sao cho các con ngay khi trả lời đúng, có cố gắng, có tiến bộ. Quy định đủ 10 sao thì đổi quà. Qùa cô ghi sổ và sẽ gửi lại các con khi quay lại trường. Cuối buổi học, luôn cho học sinh bình chọn 3 bạn tích cực nhất và tặng.

Có chế độ lớp trưởngBạn được nhiều sao nhất, tích cực nhất của buổi học trước sẽ được làm lớp trưởng của buổi học hôm sau. Lớp trưởng được những quyền gì. Lớp trưởng được điều hành các bạn luyện đọc ở 1 phần nào đó trong buổi học. Các con hoàn toàn làm được dù là lớp 1. Làm đơn giản thôi. Lớp trưởng được tặng sao cho 1 bạn bất kì trong buổi học. Các con rất thích.

Cố gắng gọi được khá nhiều học sinhNhiều bạn không thích học vì cô không gọi.

Khi luyện đọc, cho 1 bạn đọc nhưng cả lớp đều phải chỉ tay vào màn hình và đọc theoCô giáo nhắc tên nếu có bạn không đọc. Có thể cho đọc đồng thanh nhưng chọn chế độ tắt mic cả lớp và không cho bật li mic. Không gây tiếng ồn mà các con cả lớp đều được đọc và phải đọc.

Có thư khen cuối tuần đăng lên nhóm lớp có dán ảnh các conThiết kế thư khen con tiến bộ, con đọc tốt, con viết đẹp….dán ảnh các con vào gửi nhóm lớp. Phụ huynh cho con xem. Cuối tuần đưa vào slide choc ả lớp xem. Kích thích thi đua.

Có padlet để làm quen học sinh, tổ chức các cuộc thi. Có trao giải thưởng 5 quyển vở. Có yêu cầu chia sẻ, kêu gọi bình chọn để tạo sự lan tỏa.

Chia nhóm luyện nói. Mở cài đặt wweb zoom chọn chế độ mở breackrout. Sẽ xuất hiện biểu tượng 4 ô vuông. Khi cần chia nhóm luyện nói tôi ấn vào biểu tượng. Có thẻ chia bất kì theo ý. Có thể vào từng nhóm xem thảo luận.

Quay video nội dung trọng tâm bài học thời lượng chỉ 5 – 10 phút đăng kênh you tube. Ngày nào tôi cũng đăng video dạy viết. Gửi lên nhóm lớp cho HS xem lại nếu sau bài học vẫn chưa nắm chắc kiến thức. Điều này, GV có thể sử dụng luôn tính năng quay video có sẵn trong powerpoint là được.

 Các buổi học trực tuyến, tôi đã linh hoạt công tác đánh giá học sinh theo phương pháp tự học, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức để tham gia các hoạt động trò chơi qua các ứng dụng phần mềm… Bước đầu, những đổi mới này đã đem lại hiệu quả, đồng thời giúp học sinh thích thú, khám phá, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề, kiến thức trước khi tham gia lớp học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ có giáo viên là người “ Cầm cân nảy mực” mà nên cho học sinh tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập của bạn cũng như của bản thân mình. Ví dụ: + Khi học sinh hoàn thành tốt bài tập, tôi nhận xét như sau: “Hiểu và làm đúng bài tập, trình bày rõ ràng, em thật đáng khen !”

+ Khi học sinh hoàn thành bài tập nhưng trình bày chưa đẹp tôi có thể nhận xét: “Em làm đúng bài tập, nhưng em nên trình bày sạch sẽ và cẩn thận hơn”

+ Khi học sinh chưa hoàn thành bài tập, hoặc làm sai nhiều, có thể nhận xét: “Em chưa hoàn thành bài, em cần cố gắng nhiều hơn nữa”…

Trong quá trình dạy, tôi luôn kiểm tra, theo dõi, giám sát tiến trình hoạt động, kết quả của các hoạt động của từng học sinh để có sự động viên khuyến khích hay giúp đỡ kịp thời.

III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

   Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em học tập trong sự hứng khởi, rất hào hứng mỗi khi đến tiết học trực tuyến. Tất cả học sinh lớp tôi đều thực hiện việc học tập đều đặn đúng giờ và nghiêm túc. Không có học sinh trốn học trực tuyến hay gặp khúc mắc gì về phương tiện học tập. Phụ huynh thì quan tâm đến việc học tập của các em. Phối hợp chặt chẽ với tôi để cùng thực hiện một mục tiêu chung là giáo dục các em học tập lĩnh hội tri thức tiến bộ. Rèn các phẩm chất đạo đức tốt, rèn nền nếp học tập phát huy sự chủ động trong học tập.

    Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có một số giáo viên, học sinh là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn chưa có nguồn vaccine tiêm ngừa Covid-19 cho đối tượng dưới 18 tuổi mà học sinh phổ thông chiếm tỷ lệ đa số. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm. Mô hình dạy học mới được áp dụng tiêu biểu là một trong những giải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong học tập, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học và những mặt tích cực mà phương pháp này mang lại trong quá trình giảng dạy và học tập.

 CÁC HÌNH ẢNH HỌC SINH HỌC TRỰC TUYẾN

Thông tin

Tên tác giả: Hứa Thị Thùy Linh - Trường Tiểu học Vĩnh Lộc 1


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông