Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N4009: Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (HCMUT-TBI) - Trường Đại học Bách khoa

See this content in the original post

Trung Tâm Ươm Tạo Doanh Nghiệp Công Nghệ - Trường ĐH Bách Khoa (HCMUT-TBI) là một tổ chức nhà nước, hoạt động không vì lợi nhuận, do trường Đại Học Bách Khoa quản lý, nhằm phát hiện và ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp nhanh chóng phát triển thành các công ty lớn mạnh. Với mong muốn xây dựng và phát triển một lực lượng doanh nghiệp công nghệ mạnh về chất và lượng, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dần đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế tri thức.

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách khoa được thành lập trên cơ sở dự án thử nghiệm hợp tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM và Trường Đại học Bách khoa trong triển khai ứng dụng kết quả của đề tài nghiên cứu về xây dựng vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ trong trường đại học. Với mục tiêu ươm tạo, lồng ấp những ý tưởng/doanh nghiệp công nghệ khả thi vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và có khả năng thương mại hoá, đồng thời bồi dưỡng, đào tạo tăng cường năng lực quản lý cho các tổ chức cá nhân  trong và ngoài Vườn ươm, đào tạo khởi nghiệp, HCMUT-TBI là nhân tố thúc đẩy cho việc phát triển khoa học công nghệ ở TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

PGS.TS Phạm Đình Anh Khôi – Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách khoa phát biểu khai mạc chương trình hội thảo: “Thúc đẩy hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2023”

 

HCMUT-TBI là nơi kết nối đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu, cơ sở vật chất nghiên cứu hiện đại, mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng lớn nhằm hiện thực hóa ý tưởng công nghệ thành doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện tại, Vườn ươm đang mở rộng nhiều dịch vụ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như hỗ trợ văn phòng làm việc, hỗ trợ đào tạo tư vấn, hỗ trợ khoa học công nghệ, hỗ trợ tìm kiếm nguồn vốn tài chính…Ngoài ra các starup còn có tư vấn tiền ươm tạo, cung cấp các kỹ năng mềm hay chăm sóc sau tốt nghiệp.

Các nhiệm vụ chính:

- Phát triển và hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo nhằm hỗ trợ công tác ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ (start-ups, spin-off) gắn với trường đại học và từ cộng đồng khởi nghiệp;

- Xây dựng nền văn hóa đổi mới sáng tạo trong trường đại học để phát triển các hoạt động khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên trường Đại học Bách khoa. 

CÁC HOẠT ĐỘNG / DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHÍNH

A. Ươm tạo Doanh nghiệp Khởi nghiệp (start-ups, spin-off)

1. Không gian làm việc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật

2. Tư vấn – Đào tạo

3. Khoa học công nghệ

4. Tài chính

5. Liên kết mạng lưới

6. Tư vấn tiền ươm tạo

7. Chăm sóc sau tốt nghiệp

B. Hỗ trợ Khởi nghiệp

1. Đào tạo khởi nghiệp và hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp

2. Phối hợp tổ chức sự kiện (hội thảo, cuộc thi, diễn đàn...)

3. Xây dựng và liên kết mạng lưới

4. Truyền thông

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG (GIAI ĐOẠN 2010 – 2020)

A. Ươm tạo Doanh nghiệp Khởi nghiệp

  • 60 doanh nghiệp khởi nghiệp đã và đang được ươm tạo

  • 10 doanh nghiệp tốt nghiệp

  • 03 doanh nghiệp được chứng nhận KH&CN

  • 13 doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư

B. Hỗ trợ Khởi nghiệp

  • Đào tạo hơn 1500 sinh viên, 1100 học viên cao học, 318 giảng viên về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

  • Đào tạo 849 học viên từ các doanh nghiệp khởi nghiệp, công ty nhỏ và vừa (trong 20 khóa về khởi nghiệp tinh gọn)

  • Đào tạo 623 học viên là nhân viên của doanh nghiệp và cán bộ nghiên cứu (trong 15 khóa đào tạo nâng cao năng lực về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo)

  • Phối hợp tổ chức trung bình 01 cuộc thi phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên hằng năm nhằm tìm kiếm các hạt giống khởi nghiệp (giai đoạn 2015 đến nay)

  • Tổ chức hơn 50 hội thảo, diễn đàn, phiên chợ khởi nghiệp…

ĐỀ TÀI / DỰ ÁN

 

1. Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” (BIPP) giai đoạn 2016-2018;

2. Phiên chợ khởi nghiệp (Startup and SME Fair) năm 2016;

3. 05 chương trình đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (TOT) theo chương trình khung và chuyên gia từ Dự án đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP) giai đoạn 2016-2018;

4. Nhiệm vụ “Kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST với tập đoàn, hiệp hội doanh nghiệp/doanh nhân, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp ở trong và ngoài nước” thuộc Đề án 844 “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” giai đoạn 2019-2020;

5. Dự án “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo trường Đại học Bách khoa” giai đoạn 2019-2021;

6. Hỗ trợ 05 dự án tiếp cận chương trình Speedup của Sở KHCN TP.HCM

ĐỐI TÁC

- Tổ chức KH&CN: Bộ KH&CN, các Sở KH&CN TP.HCM, Bình Dương và Bình Định, Tiền Giang, Tây Ninh…;

- Trung tâm Ươm tạo: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (AHBI), Khu Công nghệ Phần mềm – ĐHQG TP.HCM (ITP), Công ty Ươm tạo Doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung (QTSC), Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP-IC), Saigon Innovation Hub (SIHUB), Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi Nghiệp (BSSC), Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG TP.HCM (IEC);...

- Chuyên gia: Nhà nghiên cứu và Hội đồng chuyên môn đào tạo khởi nghiệp sáng tạo Trường Đại học Bách khoa;…

- Quỹ đầu tư: Quỹ đổi mới KHCN, Quỹ Phát triển KHCN ĐHQG-HCM, Quỹ đầu tư Startup VietNam Foundation;…

- Nhà đầu tư: Javis Venture, ESP Capital, Cyber Agent, Reapra;…

- Trường/Viện: Viện Đổi mới sáng tạo (UEH), Trường Đại học Quốc Tế, Kyushu University, Pukyong  National University;…

- Doanh nghiệp: Công ty cổ phần phát triển UP; Thaco Trường Hải, Tập đoàn Hưng Thịnh, Điện lực Tây Ninh…

- Các báo đài, tổ chức truyền thông: Báo Tuổi trẻ, Ban Kinh Tế, Báo Sài Gòn Times, Trung tâm NC và Phát triển Truyền Thông KH&CN, Trung Tâm Thông Tin Và Thống Kê Khoa Học Và Công Nghệ CESTI;…

Thông tin

Tên tác giả: Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (HCMUT-TBI) - Trường Đại học Bách khoa


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông