Mã số N4011: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Hành trình ươm mầm khởi nghiệp cho sinh viên và giảng viên

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Không chỉ thực hiện tốt công tác đào tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành còn được biết đến như một vườn ươm với phong trào sinh viên khởi nghiệp, xuất phát từ nền tảng và sự đầu tư vững chắc có hệ thống của nhà trường trong suốt hành trình dài.

Trường Đại học ĐH Nguyễn Tất Thành là trường trong doanh nghiệp, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục thông qua việc tập hợp sự chung sức của các giáo sư, nhà giáo tâm huyết và kêu gọi việc đóng góp của xã hội, hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước. Với mong muốn xây dựng một tòa nhà tri thức, đem lại những giá trị hạnh phúc cho người học, cho người thầy, cho nhà trường, cho doanh nghiệp và cho xã hội, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã không ngừng đầu tư và phát triển về mọi mặt.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) đã 17 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và khu vực trong đó có: 9 chương trình đào tạo đạt kiểm định theo thông tư 04 của Bộ GD&ĐT; 4 chương trình được gắn sao của hệ thống đối sánh chất lượng giáo dục UPM; hệ thống gắn sao QS Stars (Anh Quốc) xếp hạng Trường đạt 4 sao. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng là đơn vị giáo dục ngoài công lập có nhiều chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) với 8 chương trình đào tạo. Đặc biệt, tháng 5/2022, trường đã hoàn thành đánh giá ngoài cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và trở thành một trong số ít trường đại học thực hiện kiểm định cơ sở giáo dục đại học lần 2. Tháng 7/2022, UPM xếp hạng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đạt chuẩn 5 sao theo định hướng ứng dụng. Đáng chú ý, đây là trường ngoài công lập duy nhất đạt được xếp hạng này.

Hàng năm, Nhà trường dành từ 3% đến 5% ngân sách để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho giảng viên và sinh viên. Sau 23 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là trường đại học ứng dụng đa ngành đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học đại chúng. Bên cạnh công tác đào tạo, các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp luôn được nhà trường đưa vào một trong những công tác trọng tâm chiến lược. Và một trong những niềm tự hào, vinh dự của Trường là đã góp mặt trong Top 12 trường ĐH Việt Nam tại bảng xếp hạng thế giới URAP, là trường ĐH ngoài công lập duy nhất tại TP. HCM lọt Top 20 về các chỉ số NCKH tại bảng xếp hạng ĐH của Việt Nam UPM;  tháng 1/2022 Trường vươn lên vị trí thứ 7 trên tổng số 178 Trường ĐH tại Việt Nam trong bảng xếp hạng của Webometric.

Hiện nay trường đang đào tạo cho hơn 30.000 sinh viên đang theo học ở 54 ngành nghề. Tỷ lệ sinh viên của trường tốt nghiệp có việc làm đạt trên 95%. Điều đặc biệt là toàn bộ sinh viên của Trường đều được trang bị tinh thần Entrepreneurship và kỹ năng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp từ ghế nhà trường

Một quốc gia khởi nghiệp cần một thế hệ nhân lực được cài sẵn tinh thần khởi nghiệp và tư duy doanh nhân. Việc đó chỉ có thể hiện thực hoá thông qua giáo dục khởi nghiệp sáng tạo, bắt đầu từ vườn ươm trường đại học. Trong những năm gần đây, sinh viên của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đạt được nhiều thành tích đáng nể trong các cuộc thi, phong trào khởi nghiệp sinh viên trên toàn quốc. Những thành công này không chỉ cần sự cố gắng, lỗ lực của các bạn sinh viên mà chắc chắn phải cần có nền tảng và sự đầu tư vững chắc có hệ thống của nhà trường trong suốt hành trình dài.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của mình

Đại học Nguyễn Tất Thành là trường đại học đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình hành động quốc gia khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi xướng. Từ năm 2017, Nhà trường đã xây dựng và đưa môn học Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình giảng dạy tại tất cả các khoa và trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đã cho thấy Trường Đại học Nguyễn Tất Thành rất chú trọng trong công tác khởi nghiệp cũng như cho thấy tầm nhìn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên. Nhà trường còn kết nối tri thức khởi nghiệp của chuyên gia với sinh viên và cộng đồng khởi nghiệp nhằm đề cao tinh thần sáng tạo, lý tưởng hóa ước mơ của các bạn trẻ, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và cả nước nói chung. Để từ đó cung cấp nguồn nhân lực có năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hội nhập và có sức cạnh tranh cao trong thị trường lao động trong và ngoài nước. Đây là minh chứng cho thấy sự nhất quán trong định hướng phát triển của trường cũng như sự phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học nói riêng và xã hội nói chung.

 

Năm 2016, trường đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp với chức năng lan truyền cảm hứng khởi nghiệp sáng tạo và thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cán bộ giảng viên và cho sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên nếu mà chỉ học lý thuyết không thôi thì vấn đề khởi nghiệp, sáng táo rất là khó khăn. Các em muốn khởi nghiệp là các em phải có kiến thức thực tiễn. Và cái kiến thức thực tiễn không phải trong sách vở mà nó phải có môi trường, phải được nhà trường hỗ trợ rất là nhiều để các em có kiến thức đó. Do đó nhà trường thường xuyên tổ chức các sân chơi ý tưởng, xây dựng quỹ hỗ trợ sáng tạo khởi nghiệp, hình thành không gian đổi mới sáng tạo sinh viên. Việc tổ chức hội thảo, tập huấn, phát động tham gia cuộc thi khởi nghiệp, ký kết với các tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương… cũng được chú trọng. Thông qua các hoạt động này, những dự án, ý tưởng của sinh viên có cơ hội phát triển rộng hơn.

Bên cạnh đó, nhà trường còn ban hành Quy chế quản lý tài sản trí tuệ là chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo quyền lợi, đăng ký sáng chế cho nhà sáng tạo, nhà sáng chế với các tài sản trí tuệ do Cán bộ, Giảng viên và Sinh viên làm ra; Quy chế khen thưởng của nhà trường hàng năm, các danh hiệu chiến sĩ thi đua đều gắn với các hoạt động, sản phẩm sáng tạo trong nhà trường.

Đưa sản phẩm của sinh viên ra xã hội

Nhận thức được Trường Đại học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà phải là nơi đầu tiên gieo mầm những ước mơ sáng tạo, những khát vọng thành công cho sinh viên, đồng thời cũng là nơi tiên phong giúp các em biến ước mơ, khát vọng đó thành hiện thực Nhà trường cũng lồng ghép các nội dung như: đưa sinh viên đi tham quan thực tế một số mô hình kinh doanh, mời một số doanh nhân thành đạt tới để tới trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp sinh viên hun đúc tinh thần khởi nghiệp. Nhờ đó, tinh thần khởi nghiệp được sinh viên bắt kịp nhanh chóng, không chỉ tập trung học tập, nghiên cứu khoa học, nhiều sinh viên đã tham gia các hoạt động, thực hiện các dự án khởi nghiệp đạt kết quả tốt.

Hiện nay, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng phối hợp chặt chẽ với Chương trình khởi nghiệp Quốc gia, Vườn ươm WSAFE, Vietnam Silicon Valley Foundation, Câu lạc bộ IPO-SiHub... tăng cường năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, giúp các nhóm dự án tiếp cận nhà đầu tư dễ dàng hơn. Từ đó, các bạn có thêm động lực, cảm hứng và điều kiện để theo đuổi đam mê kinh doanh và sáng tạo của mình. Trường cũng là đơn vị duy nhất của tổ chức chương trình Đào tạo doanh nhân toàn cầu – Global Entrepreneurship Training (GET), do chính phủ Hàn Quốc và Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) tài trợ. Chương trình GET là một trong các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp lần đầu tổ chức tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo nhằm giới thiệu cho những nhà lãnh đạo tương lai những kỹ năng, kiến thức bổ ích trong việc khởi nghiệp, quản trị, marketing.

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thường xuyên tổ chức, tham gia những hoạt động khởi nghiệp khác để trường thực sự trở thành “vườn ươm” khởi nghiệp cho sinh viên. Với sự hậu thuẫn của nhà trường, các ý tưởng khởi nghiệp tốt của sinh viên sẽ được trường phát triển, hỗ trợ, đưa ra thị trường, giúp sinh viên gặt hái thành công ngay từ giảng đường đại học.

Để đưa sản phẩm của sinh viên đến với doanh nghiệp hoặc để các bạn tự khởi nghiệp thì tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, không chỉ hướng dẫn sinh viên trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà các thầy cô còn làm cố vấn để sinh viên có thể phát triển từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh, hướng dẫn tham dự các cuộc thi khởi nghiệp. Rất nhiều dự án khởi nghiệp của sinh viên đã thành công với sự hỗ trợ của nhà trường.

Câu lạc bộ Doanh nghiệp Nguyễn Tất Thành được thành lập từ năm 2008 cho tới nay luôn hoạt động tích cực với gần 2000 Doanh nghiệp thành viên.

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam; Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; Câu lạc bộ Doanh nhân IPO-Sihub; Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh; Nhà văn hóa Sinh viên TP. Hồ Chí Minh; Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia; Công ty Cổ phần Đầu tư SANDBOX STARTUP; Trường Đại học Ngoại thương; Sở Khoa học - Công nghệ Tỉnh Trà Vinh, Vườn ươm Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh; Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang, Câu lạc bộ Doanh nghiệp NTTU. Trường cũng ký kết hợp tác với các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ vốn cho các dự án của Sinh viên như: Quỹ đầu tư mạo hiểm ExparaVenture Capital, Quỹ WSAFE, Quỹ Vietnam Silicon Valley Accelerator... Ký kết hợp tác cùng Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ TpHCM (Sihub) trong các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thành lập Tổ chức thương mại hoá TTO tại trường đại học.

Hàng năm Nhà trường đều kết nối Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (VCCI), phối hợp Hội đồng Anh, Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia (Báo Diễn đàn doanh nghiệp), Đề án 844, các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp nước ngoài nhằm đào tạo, huấn luyện tăng cường năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sáng tạo xã hội trong cán bộ giảng viên và sinh viên, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong sinh viên hàng năm và ươm tạo các dự án khởi nghiệp khả thi cao. Tổ chức nhiều lớp tập huấn về tư duy khởi nghiệp sáng tạo, công dân tích cực, sở hữu trí tuệ cho Startup; giao lưu Doanh nhân ươm mầm khát vọng khởi nghiệp; tổ chức các cuộc thi Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.

Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có nhiều dự án đạt giải thưởng cấp toàn quốc như Quán quân khởi nghiệp Quốc gia 2020, Giải thưởng Eureka, Sáng tạo trẻ Bách Khoa, Sinh viên nghiên cứu khoa học cuả Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Một số thành tựu trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn năm 2020 - Tháng 6/2022

Nhóm sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận giải quán quân tại Festival khởi nghiệp 2021

-        Tham dự các cuộc thi cấp cao như: “Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp” do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức; Cuộc thi “Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam 2021” (Vietnam Social Innovation Chanllenge - VSIC 2021) với dự án Sản xuất vải tơ chuối thay thế vải công nghiệp đã vào TOP 12 cuộc thi; 2 dự án tham gia cuộc thi toàn cầu Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation – SBC do Trường Đại học HEC Montréal Canada (HEC) và Giáo sư Muhammad Yunus đoạt giải Nobel Hòa bình 2006 khởi xướng, tổ chức và bảo trợ chuyên môn ; 22 dự án tham gia Cuộc thi dự án khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo lần 8 – 2022, cuộc thi do BSA tổ chức ; 07 dự án Tham gia Cuộc thi “Sáng tạo trẻ” của Đại học Bách Khoa Hà Nội ; 04 dự án tham dự Cuộc thi "Dự án Khởi nghiệp thanh niên nông thôn 2021" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và đặc biệt là có 05 dự án tham gia “Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2021” do Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ;….

-        Tham dự 03 gian hàng triển lãm trực tuyến liên hoan tuổi trẻ sáng tạo TP. Hồ Chí Minh lần thứ 12 - năm 2021 nhằm giới thiệu, triển lãm các đề tài, sản phẩm sáng tạo, mô hình, ý tưởng, giải pháp khoa học kỹ thuật của thanh thiếu nhi thành phố;

-        Đào tạo lan toả cộng đồng các lớp về Kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp, tư duy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho 07 Trường Đại học và các ở các Tỉnh/ Địa phương trong cả nước;

-        Đào tạo và xây dựng mạng lưới cố vấn khởi nghiệp NTTU (48 chuyên gia cố vấn) nhằm tạo cơ hội kết nối mạnh mẽ với các doanh nghiệp để ươm tạo và thương mại hoá các dự án khởi nghiệp của Sinh viên đến thị trường, hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cho các tỉnh, sẽ cùng vận hành sandbox cho Sinh viên khởi nghiệp;

-        Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp  -Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh (I - Star) 2021 - Giải thưởng dành cho tổ chức có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021;

-        Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt Danh hiệu Trường Đại học cống hiến tích cực cho hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2021 tại chương trình Festival Khởi nghiệp 2022;

-        Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các Doanh nghiệp nhiều lĩnh vực, phù hợp với Nhà trường đào tạo nhiều chuyên ngành, sẵn sàng đồng hành cùng Nhà trường trong công tác đào tạo thực hành, bên cạnh đó còn hợp tác về Nghiên cứu khoa học, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và trên nhiều lĩnh vực khác;

-        Tổ chức thành công các hội thảo, chuyên đề, buổi giao lưu…với chủ đề về  khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đặc biệt là “Hội thảo kết nối Mentor cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” nhằm ươm tạo các dự án tiếp cận thị trường, trải nghiệm khách hàng, phát triển dự án nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, hoàn thiện quy trình công nghệ, phát triển các prototype, MVP và sản phẩm thật, phát triển bao bì sản phẩm, thương mại hoá sản phẩm

-        Ươm tạo dự án và đạt thành tích cao tại Cuộc thi Công nghệ Chế biến sau thu hoạch năm 2021 do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ với sự đồng hành của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tổ chức, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt Quán quân cuộc thi với “Dự án Điều – Quả giả dùng thật” và 01 Giải Khuyến khích với “Dự án ứng dụng Quy trình công nghệ sản xuất cao chiết từ rễ củ Đảng Sâm Việt Nam (Codonopsis javanica) để phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe”;

- Tổ chức thành công Cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” hàng năm . Năm 2022”: Thu hút được 55 dự án của 300 sinh viên, học viên tham gia đến từ 22 Trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước (cụ thể như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học RMIT, Trường ĐH Mở Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Tài chính – Marketing, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Thông tin,…).

Không chỉ hỗ trợ và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mà còn tạo nhiều dấu ấn trong cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Thông tin

Tên tác giả: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông