Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N4012: Startup Vietnam Foundation (SVF) – Bà đỡ của các startup

See this content in the original post

Thành lập từ năm 2014, Startup Vietnam Foundation (SVF) là tổ chức xã hội hóa phi lợi nhuận hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua hai phương tiện: đổi mới sáng tạo và hệ tư duy khởi nghiệp. Bước sang năm thứ 6, 90% đơn vị đánh giá tốt lợi ích mà SVF mang lại.

Trọng tâm chính của SVF là phát triển một hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, với phương thức tiếp cận từ dưới lên như sau:

• Nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp của chính quyền địa phương

• Tăng cường năng lực quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp gia đình, tăng cường mức độ ứng dụng công nghệ và cải thiện bộ kỹ năng kỹ thuật số của họ.

• Tăng cường mức độ tham gia của các công ty lớn với các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển.

• Trao quyền cho các chương trình và hoạt động trong tương lai

• Phát triển cơ sở hạ tầng đầu tư giai đoạn đầu thông qua quan hệ đối tác công tư.

• Tăng cường mối liên kết giữa các bên liên quan với các chương trình hiện có, để sắp xếp và tối ưu hóa các nguồn lực cho tất cả các mục tiêu giàu ý nghĩa.

Các chương trình trọng điểm đang triển khai của SVF bao gồm: Phát triển Hệ thống Đổi mới Sáng tạo Quốc gia; Mạng lưới Tình nguyện viên Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp; Phát triển Doanh nhân Khởi nghiệp; Chắp cánh Đầu tư; Liên minh Đổi mới sáng tạo người Việt toàn cầu; Cộng đồng Cố vấn tri thức Việt toàn cầu.

Đốivới các doanh nghiệp, SVF là xây dựng các chương trình, dự án để hỗ trợ các nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), người khởi nghiệp để lập nghiệp, khởi nghiệp để thoát nghèo theo 3 bước:

Đầu tiên, SVF là năng cao về mặt nhận thức cho các thành tố và bản thân các doanh nghiệp. Họ cần gì và phải làm gì. Thứ hai là kết nối họ với những nguồn lực cần thiết, từ đó họ có thể sử dụng để phát triển doanh nghiệp. Ngay từ đầu, SVF chú trọng định hướng nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương, cán bộ hỗ trợ, nhà đầu tư khởi nghiệp, cố vấn khởi nghiệp để mọi thứ đi đúng hướng.


Không chỉ rèn luyện kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các chương trình đào tạo, từ tổ chức quản lý doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cho đến bán hàng, phát triển kênh phân phối, SVF còn giúp kết nối người khởi nghiệp với các nhà khoa học, nhà sáng chế, doanh nhân, đối tác phân phối trong nước và nước ngoài.

Điểm khác biệt giữa SVF với các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp khác là tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Mục tiêu của SVF là làm sao nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, cũng như trở thành cầu nối để liên kết các nguồn lực trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp sạch Việt Nam phát triển.

Hiện tại, 70% danh mục hỗ trợ và đồng hành của SVF chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như trang trại nuôi thỏ ứng dụng kỹ thuật sinh học ở Tây Nguyên, thu mua và chế biến sản phẩm từ trái thanh long ở Nam bộ, chiết xuất tinh chất curcumin với kích thước nano từ nghệ tươi ở một số tỉnh miền Bắc. Các chương trình này đang trong giai đoạn hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm.

Hoạt động của SVF không còn gói gọn tại Việt Nam mà còn kết nối đến 13 nước là Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật, Úc, Mỹ, Canada, một số nước châu Âu, bắt đầu đưa nguồn lực từ các nước đó về Việt Nam.

Mỗi năm, SVF hỗ trợ chính thức và trực tiếp khoảng 40 - 50 doanh nghiệp khởi nghiệp. Số lượng doanh nghiệp, tài năng trẻ tiếp nhận chương trình đào tạo khoảng 4.000 người/năm. SVF tạo nên nền tảng mà trên đó nhiều người có thể tương tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Năm 2019, SVF là một trong ba đơn vị phối hợp cùng Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can lần thứ 9. Trong khuôn khổ giải thưởng, SVF giúp thí sinh xây dựng ý tưởng kinh doanh có yếu tố công nghệ, xây dựng kế hoạch kinh doanh sát với thực tế nhất, cung cấp kỹ năng trình bày bài dự thi. Bên cạnh đó, SVF cung cấp công cụ tư vấn, giúp các anh chị doanh nhân truyền lửa đến sinh viên qua đối thoại, từ đó nuôi dưỡng sự sáng tạo đồng thời giúp thí sinh kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, SVF làm việc với sinh viên Việt Nam đang theo học ở Đức, Szech, Úc, cung cấp nền tảng kiến thức để các em có thể khởi nghiệp ở nước sở tại lẫn về Việt Nam.

 Đến nay đã có 28 tỉnh, thành được kết nối với các nguồn lực cần thiết; 100 cán bộ địa phương được huấn luyên; 375 cố vấn tham gia chương trình đào tạo cố vấn khởi nghiệp; 9999 cá nhân được truyền cảm hứng về khởi nghiệp thông qua các sự kiện và hoạt động.

Thông tin

See this content in the original post

Đơn vị tài trợ

See this content in the original post