Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N1151: MiSmart – Công nghệ sử dụng máy bay không người lái để tìm diệt sâu bệnh trên cây trồng

See this content in the original post

MiSmart sử dụng công nghệ máy bay không người lái (drone) bay trên những cánh đồng cây trồng để phát hiện những điểm sâu bệnh và phun thuốc, giúp tiết kiệm đến 99% thuốc trừ sâu, đồng thời tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch 100% không có thuốc trừ sâu.

Ứng dụng AI để tìm diệt sâu bệnh

Người nông dân thường đi bắt sâu trên cây trồng – đó là cách làm cũ vì không bao giờ bắt được hết. Vì vậy, họ chọn cách nhanh và triệt để hơn là phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, diệt côn trùng làm cho nông sản Việt Nam dư một lượng thuốc trừ sâu rất cao. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và mang lại giá trị thấp cho nông sản Việt.

Để góp phần giải quyết vấn đề này, MiSmart đã nghiên cứu công nghệ máy bay không người lái (drone) bay trên những cánh đồng cây trồng. Drone sẽ chụp ảnh và chuyển về máy chủ phân tích hình ảnh.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tự động phát hiện ra những điểm bị sâu bệnh, và sau đó chính chiếc drone này sẽ làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu đúng chỗ cây trồng bị sâu bệnh.

Cách làm này giúp tiết kiệm đến 99% thuốc trừ sâu. Ngoài ra, khi thu hoạch thì nông sản được trồng trong phần ruộng đã bị phun thuốc có thể được đánh dấu và bỏ ra, như vậy sẽ có sản phẩm nông nghiệp sạch 100% không có thuốc trừ sâu.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khảo sát cây trồng với drone Mis HV-50 bay được 50 phút

– Định vị độ chính xác centimet

– Thu thập dữ liệu chính xác cao

– Bộ sưu tập hình ảnh của 247 mẫu trong vòng 5 phút

Bước 2: Lập bản đồ và phân tích cây trồng với phần mềm Mis FTD

– Real-time Mapping

– 2D/3D Modeling

– AI Operation Planning

Bước 3: Quản lý hoạt động các máy bay từ xa với phần mềm Mis FTQ

– Quản lý dữ liệu hoạt động

– Sắp xếp nhân sự

Bước 4: Thực hiện phun thuốc theo kế hoạch với  Mis GA-23 tải được 23 lít

– Hiệu suất phun lên đến 10 ha/giờ

 Phù hợp với cây trồng và địa hình nông nghiệp Việt Nam

Trước đây, để triển khai giải pháp như vậy thì phải dùng drone có camera sensor cận hồng ngoại và giá thiết bị rất đắt. Nhưng với cách làm của Mismart thì không cần sử dụng camera AI, mà chỉ là camera có độ phân giải cao giá rẻ.

Sau khi drone chụp ảnh gửi về máy chủ sẽ được ứng dụng AI phân tích hình ảnh bất thường trên đồng ruộng. Drone sẽ bay đến những vùng có hình ảnh bất thưởng đó để tiếp tục chụp ảnh và nhận dạng vùng sâu bệnh để xử lý.

Điểm vượt trội của ứng dụng AI là hỗ trợ người dùng nhận định được hình ảnh đồ họa mà mắt người không nhìn thấy. Qua hình ảnh mà camera gửi về có thể phân tích được các loại sâu bệnh, phá hoại để có cách điều trị. Bên cạnh đó, ứng dụng AI còn giúp định vị thửa ruộng, sau đó máy cày sẽ tự làm đất, giúp nông dân dễ dàng hơn trong công việc và tăng thu nhập.

Với 2 thành viên chính là anh Trần Phi Vũ - tiến Sĩ về UAV của Đại học New South Wales, anh Phạm Thanh Toàn với 6 năm kinh nghiệm về Big data và machine learning, MiSmart đã dành 2 năm để chế tạo ra phần mềm bay hoàn toàn do người Việt làm chủ, đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân Việt nam.

Đặc điểm Drone của MiSmart là thiết kế hoàn toàn bằng sợi carbon fiber cứng hơn 5 lần so với titanium và nhẹ hơn nhôm. Do đó, Drone có khả năng chở được 23 lít nước/thuốc với thiết kế phun sương. Hạt thuốc sẽ được làm mịn với kích thước 100nm, tăng khả năng thẩm thấu của cây trồng lên đến 90% và tiết kiệm được 99%. Drone cũng được thiết kế với chế độ bay phù hợp nhiều loại địa hình, như đồng ruộng bằng phẳng, vườn cây ăn trái, đồi núi dốc.

MiSmart có quy trình sản xuất hàng loạt 100 drone/tháng. Hiện đã bán được hơn 20 Drone nông nghiệp và hợp tác với các công ty làm dịch cụ phun tưới, doanh thu đạt hơn 4 tỷ đồng, thực hiện hơn 400 chuyến bay với 1000ha tưới.

MiSmart dự kiến doanh thu trong năm 2020 là 10 tỷ đồng, và tăng trưởng 50% mỗi năm.

MiSmart cho biết đây là mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản trên các cánh đồng lúa mẫu lớn. Nhật Bản đã tạo sản phẩm gạo sạch không có thuốc trừ sâu, nông dân Nhật cũng không tốn kém vì trồng lúa trong nhà kính để tránh sâu bệnh. “Cách làm này phù hợp với nông nghiệp Việt Nam nếu có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp công nghệ”, đại diện MiSmart chia sẻ.

Thông tin

See this content in the original post

Đơn vị tài trợ

See this content in the original post