Các bước để tạo ra một sản phẩm tốt hơn

Nếu bạn nghĩ sales sẽ bán được bất kì sản phẩm nào bạn xây dựng ra thì bạn quá ngây thơ. Việc đó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

——-
Start with why
——-
Nếu công ty bạn là một công ty startup thì khả năng cao công ty bạn sẽ hết tiền trước khi sales có thể xoay sở được. Vậy ngay từ đầu, tại sao bạn không tạo nên một sản phẩm tốt hơn để giảm bớt rủi ro cho công ty của bạn nhỉ?
——-
How?
——-
Bước 1: Choose the right product to build
Nếu bạn xây dựng sai cái thị trường cần, khả năng cao công ty của bạn sẽ sụp đổ hoặc ít nhất là sẽ tốn không ít thời gian và nguồn lực. Cách đây khoảng chục năm, Marty Cargan, người bây giờ dẫn dắt Silicon Valley Product Group (SVPG) đã đưa ra một khái niệm là Product Opportunity Assessment (POA) để giúp công ty tránh mất tiền và thời gian vào các cơ hội không rõ ràng, đồng thời với các cơ hội rõ ràng thì giúp nhìn rõ ràng hơn cần làm gì để thành công. Dưới đây là 10 câu hỏi cơ bản của POA:

1. Exactly what problem will this solve? (value proposition)
2. For whom do we solve that problem? (target market)
3. How big is the opportunity? (market size)
4. What alternatives are out there? (competitive landscape)
5. Why are we best suited to pursue this? (our differentiator)
6. Why now? (market window)
7. How will we get this product to market? (go-to-market strategy)
8. How will we measure success/make money from this product? (metrics/revenue strategy)
9. What factors are critical to success? (solution requirements)
10. Given the above, what’s the recommendation? (go or no-go)

——
Bước 2: Understand your customers
Cơ hội đã rõ ràng và bạn biết được nhóm người dùng mục tiêu. Việc tiếp theo là dành thời gian để phác thảo qua các đặc điểm của nhóm người dùng mục tiêu này (user persona).
Để lấy được các đặc điểm bạn có thể sử dụng các phương pháp như user empathy, user interview, contextual inquiry…

——
Bước 3: Choose the right features to build
Lúc này cơ hội đã rõ ràng và bạn biết người dùng có đặc điểm gì. Tuy nhiên chưa đảm bảo chắc chắn là sẽ thành công tới khi thị trường trả lời. Như vậy bạn cần phải ra mắt sản phẩm càng sớm càng tốt.

Nguồn lực có hạn, vì vậy việc bạn chọn xây dựng tính năng nào là vấn đề cần quan tâm. Slave Akhmechet (người sáng lập RethinkDB) đưa ra mô hình ba cái xô (three bucket model).

1. A Gamechanger: mọi người sẽ muốn mua sản phẩm vì tính năng này
2. A Showstopper: mọi người sẽ không mua sản phẩm nếu thiếu tính năng này nhưng thực chất nó không tạo ra thêm nhu cầu
3. A Distraction: tính năng này không tạo ra ảnh hưởng đo đếm được trong việc thu nhận khách hàng

Rõ ràng việc đặt bất cứ sự tập trung nguồn lực nào vào distraction đều là sự lãng phí. Vì vậy, việc bạn cần làm là vẽ ra tất cả tính năng bạn nghĩ là cần thiết, sau đó đặt chúng vào ba chiếc xô nói trên. Kinh nghiệm cho thấy, các sản phẩm thành công thường có từ một tới ba gamechanger, khoảng chục tính năng showstopper và có rất ít distraction. Nhắc lại câu này của Tony Fadell, một trong những cha đẻ của iPod: I learned the power of ‘no.’ No is really important. Entrepreneurs are told to say ‘yes, yes, more, more.’

——
Bước 4: Measure and Learn
Launch sản phẩm xong rồi chưa phải là hết chuyện. Đo đếm hiệu quả và rút ra kinh nghiệm và tiếp tục cải thiện sản phẩm cho ngày một tốt hơn

Theo Le Quang (Launch)