Dùng điện thoại di động để tăng năng suất nông nghiệp

Anh Vasant Chormale, một nông dân 32 tuổi ở Bengaluru (Ấn Độ) bật ứng dụng RML AgTech trên điện thoại của mình để điều chỉnh nguồn đầu vào như nước, phân bón, hạt giống... và tìm các giải pháp chống sâu bệnh cho mẫu vườn của mình.

shutterstock_2699912391-1024x400.jpg

Anh nói: “Tôi sử dụng ứng dụng này khoảng 10 phút mỗi ngày cho các yếu tố đầu vào, ví dụ như xác định lượng nước tưới dựa trên dự báo mưa, và tìm các biện pháp chống sâu bệnh gây hại”.

Vasant Chormale cho biết thu nhập của anh đã tăng gấp đôi so với năm 2016 nhờ tiết kiệm được các nguồn cung cấp này.

Tại Ấn Độ, điện thoại thông minh (smartphone) đang tạo nên một cuộc cách mạng cho nền nông nghiệp nước này. Ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ sử dụng các ứng dụng trên smartphone để biết được lượng nước cần tưới dựa trên dự báo mưa, giá cả thực phẩm chính phủ, biện pháp phòng sâu bệnh, cách chăm sóc và phòng bệnh cho gia súc, kết nối người mua và người bán địa phương.

Những ứng dụng này không chỉ phân tích các yếu tố đầu vào, dự báo thời tiết nông nghiệp, cung cấp kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi, mà còn có các dịch vụ công nghệ cao.

Dịch vụ công nghệ laser của EM3 có thể phân tích đất, cung cấp các phân tích khoa học và cách thức tạo vườn ươm lúa.

Ứng dụng của SmartAgri có thể kết nối với các cảm biến ngầm nhằm cung cấp những thông tin như độ ẩm đất, mức độ khoáng chất dưới đất cho nông dân và gửi những thông tin này đến thiết bị điện thoại.

Còn nền tảng kết nối đám mây của Aibono có thể thu thập dữ liệu, thực hiện các phép đo đạc và tính toán cho trang trại cụ thể của nông dân. Kết quả, ứng dụng đã nâng sản lượng xà lách từ 3 tấn lên 4-6 tấn.

Theo công ty RML AgTech, độ tuổi người dùng các ứng dụng của công ty là từ 25-45 tuổi. Đến nay RML AgTech đã có 1,5 triệu người tải về ứng dụng, 35% số người này sử dụng hàng tháng.

Trong khi đó tại Mỹ, số lượng nông dân sử dụng smartphone đã tăng từ 10% (năm 2010) lên 40% năm 2011. Hiện số nông dân sở hữu điện thoại thông minh ở nước này là 94%. Nhờ những thông tin chính xác, nông dân đã tiết kiệm tới 50% lượng nước tưới.

Không chỉ có tiết kiệm nước, các ứng dụng phổ biến được nông dân Mỹ sử dụng bao gồm: IveGot1 - ứng dụng cung cấp thông tin về vị trí địa lý của khu vực, và phát hiện các loài vật xâm phạm vào trang trại; Bigoven – sử dụng những thành phần hiện có của nông dân để thiết lập công thức sản xuất, Allergy Detective – phát hiện bệnh cho cây trồng; Nutrition Menu – kiểm tra mức độ dinh dưỡng dựa trên những thức ăn được nạp vào cơ thể; Field Guide – đăng tải ảnh và định vị GPS về các loài vật có hại, Cattle Breeding Calculator – theo dõi quá trình chăm sóc, thu hoạch của gia súc.

Ngoài ra còn có các ứng dụng cho phép nông dân vay vốn, tiết kiệm tiền và đổi tiền. Từ đầu năm đến giờ, tổng giá trị các giao dịch thông qua các ứng dụng này đã đạt 730 tỷ đô la.

Còn tại Việt Nam, việc sử dụng smartphone để điều khiển, kiểm soát và thu thập dữ liệu của một nông trại còn chưa phổ biến nhiều. Hầu hết mới chỉ dùng lại ở việc hẹn giờ tưới cây bằng điện thoại.

Tuy nhiên, Việt Nam có một vài mô hình đã áp dụng thành công ứng dụng trên smartphone đạt hiệu quả rất cao, như mô hình trồng nấm linh chi của anh Nguyễn Hùng Sinh ở An Giang.

Nhờ ứng dụng điện thoại điều khiển từ xa để biết được nhiệt độ và độ ẩm của vườn, trại nấm của anh đã cho năng suất tăng hơn 30% so với phương pháp thông thường.

La-Ma-HAY-Trong-nam-linh-chi-bangdien-thoai-di-dong-danviet1-1508345804-width660height371.jpg

Với hai thiết bị: điện thoại thông minh có ứng dụng quản lý vườn thông minh và hệ thống tưới nước gắn chip kết nối với điện thoại.

Thông qua phần mềm, người nông dân có thể biết được độ ẩm và nhiệt độ trong vườn. Chỉ cần ra lệnh tưới trên điện thoại, hệ thống phun sương sẽ bắt đầu tưới và tự động dừng khi độ ẩm đã đạt ngưỡng quy định.

Nhờ phương pháp này, anh Sinh đã tiết kiệm được thời gian, công sức tưới hàng ngày và đo đạc được chỉ số trại nấm. Bây giờ, trung bình cứ 1.000 túi phôi (phôi nấm ủ với mạt cưa và cám gạo) anh sẽ thu được 75 kg nấm tươi, sau khi sấy khô thì còn 25 kg.

Mỗi năm, anh Sinh thu hoạch trung bình 40.000 túi nấm linh chi đỏ và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được kiểm chứng bởi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Ngày nay, việc sử dụng điện thoại trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới ngày một lan rộng,  bởi nó mang lại rất nhiều tiện lợi, hữu ích như tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức đồng thời cải thiện đáng kể năng suất, sản lượng nông nghiệp.

Niên Hồ