Top 10 thành phố được trang bị sẵn sàng đón đầu tương lai

Khái niệm về một thành phố “thông minh” bây giờ đã bao gồm rất nhiều mặt khác nhau của một thành phố như môi trường, giao thông, giáo dục, kinh tế và công nghệ.

tokyo 1-1.jpg

Các quốc gia trên thế giới đang không ngừng thu thập các dữ liệu về giao thông, mức độ ô nhiễm và mức độ sử dụng năng lượng để đưa những thành phố của mình trở nên an toàn hơn, lành mạnh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Việc đưa các thành phố trở nên thông minh hơn dù có khả quan, song các nhà khoa học lo lắng rằng khi công nghệ ngày càng tiến bộ thì việc đảm bảo quyền riêng tư cho người dân lại càng trở nên khó khăn.  

Đứng trước những mối lo ngại đó, một công ty Startup có tên EasyPark Group đã thu thập các dữ liệu, phân tích và đưa ra Chỉ số thành phố thông minh năm 2017 với top 10 quốc gia được trang bị sẵn sàng để đón đầu tương lai.

“Một thành phố thông minh, theo chúng tôi định nghĩa, trước hết phải được phủ sóng 4G với nhiều điểm truy cập wifi và tần suất sử dụng smartphone cao. Giao thông và tính lưu động cần được nghiên cứu nghiêm túc, phát triển các bãi đỗ xe thông minh, cảm biến giao thông và các ứng dụng Carshare.

Một thành phố thông minh luôn gắn liền với sự phát triển bền vững, tập trung vào các nguồn năng lượng sạch và có các kế hoạch bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, khả năng kết nối trực tuyến với các dịch vụ nhà nước cũng cần được đảm bảo đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân”

EasyPark Group đã phân tích 500 thành phố trên thế giới và xếp hạng chúng theo 18 tiêu chí: giao thông công cộng, năng lượng sạch, quá trình xử lý rác thải, giáo dục, hệ sinh thái khởi nghiệp, số điểm truy cập wifi, khả năng kết nối trực tuyến với các dịch vụ nhà nước, các biện pháp bảo vệ môi trường.

20.000 nhà báo chuyên về công nghệ và hoạch định đô thị đã được phỏng vấn, họ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao các thành phố này lại vượt trội ở cả 18 tiêu chí trên.

Top 10 thành phố dẫn đầu trong bảng xếp hạng các thành phố thông minh 2017

 

10-melbourne-australia-received-a-perfect-score-on-its-4g-connectivity.jpg

Melbourne – Úc

Ghi điểm tuyệt đối về kết nối 4G phủ sóng toàn quốc với tốc độ tải xuống là 47.49 mbps (theo số liệu thống kê 10/2017)

 
 
9-geneva-switzerland-has-prioritized-energy-efficient-infrastructure-in-its-buildings-and-public-transit-by-2020-the-city-plans-to-reduce-its-carbon-dioxide-emissions-21-below-2005-levels.jpg

Geneva - Thụy Sỹ

Dẫn đầu trong xây dựng cơ sở hạ tầng tiết kiệm năng lượng với mục tiêu giảm lượng khí phát thải nhà kính năm 2020 xuống 21% so với năm 2005.

 
 

Amsterdam – Hà Lan

Được biết đến như một cộng đồng khởi nghiệp với nhiều chương trình sinh thái startup thành công như StartupDelta và StartupAmsterdam.

7-unsurprisingly-san-francisco-california-also-has-a-high-number-of-startups.jpg

San Francisco – Mỹ

Cũng nối tiếng với số lượng các công ty khởi nghiệp.

Tokyo – Nhật Bản

Với hệ thống đường sắt gồm 100 tuyến, phục vụ 14 triệu khách mỗi năm.

 
 

Boston – Mỹ

Tự hào với nhiều trường đại học danh giá dẫn đầu bảng xếp hạng các trường đại học thế giới năm 2018 như MIT, Harvard.

 
 
4-zurich-switzerland-has-an-urban-plan-that-includes-a-high-percentage-of-green-space.jpg

Zurich – Thụy Sỹ

Với một kế hoạch hoạch định đô thị toàn diện, mở rộng không gian xanh.

 
3-in-stockholm-sweden-a-large-portion-of-city-buses-and-trains-run-on-clean-fuels-renewable-power-sources-account-for-52-of-swedish-energy-production.jpg

Stockholm – Thụy Điển

Có một lượng lớn xe buýt và tàu chạy bằng nguồn nguyên liệu sạch. Các nguồn năng lượng có thể tái tạo chiếm 52% tổng năng lượng được sản xuất tại quốc gia này.

2-singapore-features-one-of-the-most-cost-efficient-public-transport-networks-in-the-world-according-to-a-2014-siemens-study.jpg

Singapore

Sở hữu mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả nhất trên thế giới (theo nghiên cứu của Siemens năm 2014).

 
 

Copenhagen – Đan Mạch

Dẫn đầu bảng xếp hạng với hệ thống sinh thái khởi nghiệp lành mạnh, với số lượng điểm truy cập wifi khổng lồ và tỉ lệ tắc nghẽn giao thông rất thấp. Thành phố này đang đầu tư vào nguồn năng lượng sạch với mục tiêu trung hòa 100% lượng cacbon vào năm 2025.

 

Thu Hà (Theo Business insider)