Trí tuệ nhân tạo viết nhạc: Tương lai của âm nhạc thế giới?
Chiếc máy tính mang tên Bot Dylan sử dụng trí tuệ nhân tạo đã viết một bản nhạc rất bắt tai sau khi học 23.000 bản nhạc trước đó.
Sáng tạo và nghệ thuật từ lâu đã được coi là địa hạt vượt quá khả năng của trí tuệ nhân tạo. Nhiều người cho rằng đó là nơi con người chứ không phải máy móc có thể đặt chân và thỏa sức sáng tạo ở đó.
Tuy nhiên một chiếc máy tính viết nhạc có dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo mang tên Bot Dylan được các nhà khoa học ở trường Kingston University and Queen Mary University ở London, Anh Quốc có thể làm thay đổi suy nghĩ trên. Chiếc máy cũng một lần nữa cho thấy khoảng cách giữa con người và máy móc ở thời điểm hiện tại không còn rõ ràng như trước.
Tiến sỹ Oded Ben-Tal, giảng viên cao cấp môn công nghệ âm nhạc ở trường Kingston University cho biết: “Chúng tôi không mong đợi chiếc máy có thể viết được những giai điệu thật hay. Tuy nhiên chúng tôi và một số nhạc sỹ từng cộng tác đã thực sự ngạc nhiên với chất lượng âm nhạc mà Bot Dylan đem đến”.
“Con người hiếm khi tin rằng, máy móc có thể sáng tạo nhưng thực tế công nghệ và sự sáng tạo có thể kết hợp với nhau trong một thời gian dài và cỗ máy là một bước đi trong hướng phát triển đó”, ông Oded Ben-Tal nói thêm.
Cỗ máy Bot Dylan đã tự viết một bản nhạc hoàn toàn mới sau khi được “đào tạo” qua 23 bản nhạc dân gian Ireland. Việc tập luyện này có phép cỗ máy có thể hiểu các mẫu cấu trúc từ đó có thể viết ra các bản nhạc của riêng mình. Điều đặc biệt là bản nhạc bắt tai và hấp dẫn đến mức nó sẽ được trình diễn trong một buổi hòa nhạc ở London vào cuối tháng 5.
Bot Dylan được xem là thành quả ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nghệ thuật mới nhất.
Các cỗ máy của Google’s DeepMind trước đó cũng đã từng thử viết nhạc, viết kịch bản và tiểu thuyết ngắn.
Cũng có một số dự án khác cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để viết nhạc như Bot Dylan tiếp tục hoàn thiện. Có thể kể đến Magenta của Google hay Flow Machines của Sony.
Theo VTV