Việt Nam đang mất dần việc làm vào tay Trung Quốc do thiếu lao động tay nghề cao

Việc thiếu lao động có tay nghề cao đã trở thành một rào cản ngày càng rõ rệt trong sự tăng trưởng đối với các mặt hàng xuất khẩu giá trị gia tăng như các mặt hàng công nghệ cao.

Với nguồn lao động giá rẻ, Việt Nam đã trở thành một điểm đến nổi tiếng trên Thế Giới đối với hoạt động sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,2% mỗi năm kể từ năm 2000.

Mức lương tối thiểu tại các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là 3,9 triệu Đồng (172 Đôla Mỹ). Việt Nam, một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên Thế Giới, với lợi thế về nhân công giá rẻ nhưng lợi thế này không hẳn đã mang lại nhiều lợi ích cho những nhà sản xuất. 

Với 78% lực lượng lao động không có trình độ học vấn, và chỉ có 9% có trình độ từ Đại học trở lên.

"Sử dụng công nhân tay nghề thấp làm giảm giá thành lao động so với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng sẽ hạn chế khả năng thu hút các khoản đầu tư vào sản xuất công nghệ cao", Healy Consultants Group cho biết trong một báo cáo tháng 5 năm 2017 về vấn đề này.

Nếu không có sự khắc phục kịp thời, Việt Nam có thể bị tụt lùi so với Trung Quốc, nước có nền kinh tế nổi trội nhất Châu Á.

Tương tự, 76% công nhân Trung Quốc cũng ‘không có kỹ năng gì cả’, theo thống kê của một trang web trực thuộc chính phủ Bắc Kinh, China Daily News.

Hơn 90% các công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt công nhân và chất lượng của nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, Trung Quốc được hỗ trợ bởi 24% từ lực lượng 830 triệu lao động lớn tuổi. Có rất nhiều người có bằng cấp từ các trường đại học hàng đầu của các nước phương Tây.

Một vài người chỉ cần học đủ để làm những công việc đơn giản và học thêm một số việc về công nghệ, sau đó họ bỏ việc và tự làm kinh doanh sản xuất riêng.

Các nhà sản xuất cũng chọn Trung Quốc để đặt các nhà máy để dễ dàng tiếp cận với một thị trường khách hành tiêu dùng khổng lồ tại Trung Quốc.

Việt Nam, với 93 triệu người và tầng lớp trung lưu vẫn đang nổi lên, chưa thể nào so sánh được với thị trường của Trung Quốc.

Các nước Đông Nam Á với nền sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chiến tranh và nạn đói nghèo triền miên sau đó, tới đầu những năm 1980, chính phủ mới bắt đầu mở cửa và mời đặt các nhà máy tại các nước của họ.

Chính vì vậy, đại đa số nhân lực không được đào tạo bàn bản. Đào tạo tay nghề diễn ra ngay tại các nhà máy lắp ráp đồ nội thất và nhà máy chế tạo phụ tùng ôtô, hai ngành chế tạo lắp ráp điển hình trong ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, nhằm tránh việc đào tạo chính quy, dài hạn.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết rót thêm tiền cho các dự án hiện có lên tới 24,4 tỷ Đô la vào năm ngoái, chiếm khoảng một phần tám GDP.

Theo các chuyên gia phân tích, hiện nay tại Việt Nam đang xảy ra hiện tượng ‘nhảy việc’ hàng loạt của các lao động có trình độ tay nghề cao,  họ chạy tới các công ty có khả năng trả lương cao hơn, do nguồn cung cho phân khúc lao động có trình độ cao vẫn còn hạn chế ở Việt Nam.

“Chính do sự cạnh tranh về nguồn lao động dẫn đến  tăng lạm phát lương và mức biến động lao động”, Ông Oscar Mussons, cố vấn cao cấp của công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Việt Nam có thể có khả năng cung cấp được nguồn lao động có trình độ giáo dục cao. 98% trẻ em đảm bảo được đi học tại các trường tiểu học, với sự chênh lệch giữa hai giới tính không đáng kể.

Chính phủ Việt Nam hiện muốn chú trọng vào xuất khẩu công nghệ cao. Hiện nay, thị trường Việt Nam đã thu hút được các công ty Intel, Foxconn Technology và Samsung Electronics với các hợp đồng sản xuất, thiết kế linh kiện, thiết bị.

Họ sẽ cần thêm các kỹ năng chuyên môn để làm việc, do đó tiền lương cho người lao động sẽ tăng lên, đưa thị trường lao động tại Việt Nam gần với Trung Quốc hơn trong mắt các nhà sản xuất nước ngoài.

Healy Consultants Group cho biết: hiện nay, lương trung bình của các nhân viên có trình độ Đại học, cao hơn 164 Đô la một tháng so với lao động phổ thông.

“Chính phủ có thể bắt đầu nhắm mục tiêu vào một số ngành công nghiệp nhất định cho các hoạt động đào tạo mang tính khắt khe.

Trong vài năm tới, việc tối quan trọng đối với Việt Nam là tập trung tăng cường năng lực cạnh tranh của nước này thông qua giáo dục.

Chính phủ Việt Nam sẽ phải lựa chọn ngành công nghiệp mà họ cho rằng họ có thể cạnh tranh và xây dựng các chương trình giáo dục xung quanh các ngành này.” Ông Mussons nói.

Thảo (theo Forbes)

Bài viếtQuân